Bánh xe màu sắc và 06 ứng dụng phối đồ theo bánh xe màu cực hay ho – Cool Mate

bánh xe màu

Vòng tròn màu được hình thành bởi 12 màu chủ đạo và khi bạn kết hợp 2 màu bất kỳ trong vòng tròn này với nhau sẽ tạo nên màu sắc khác. Đây chính là cơ sở hình thành của tất cả các màu còn lại.

Bánh xe màu có 12 ô và mỗi ô sẽ đại diện cho một màu chính, được chia thành hình nan quạt đều nhau. Mỗi cung màu cũng có 8 cấp độ màu từ đậm tới nhạt theo thứ tự vào tâm của vòng tròn.

bánh xe màu là gì

Cấu tạo của bánh xe màu sắc

Cùng Coolmate tìm hiểu về cấu tạo của bánh xe màu: 3 màu cơ bản (màu cấp 1), 3 màu cấp 2 và 6 màu cấp 3.

Màu cơ bản (màu cấp 1)

Màu cơ bản hoặc màu cấp 1 bao gồm các màu Đỏ – Red, Vàng – Yellow và Xanh – Blue. Đây là ba màu chủ đạo để hình thành tất cả các màu sắc trên thế giới. Chúng được “hòa quyện” với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra các màu cụ thể khác. Đây cũng được xem là 3 gam màu “dữ dội” và nổi bật nhất trong tất cả, chỉ để phối với các tông màu khác và khó kết hợp với nhau.

bánh xe màu sắc

Màu cấp 2

Cam – Orange, Xanh lá – Green và Tím – Purple là những tông màu thuộc nhóm màu cấp 2. Màu cấp 2 được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản (màu cấp 1) lại với nhau với đúng tỷ lệ: cam pha từ đỏ và vàng, tím từ xanh dương và đỏ, xanh lá từ xanh dương và vàng. Bởi vì là sự pha trộn màu sắc nên màu cấp 2 có xu hướng nhẹ nhàng hơn các màu cơ bản.

bánh xe màu sắc cơ bản

Màu cấp 3

Có 6 màu cấp 3 trong bánh xe màu là Cam vàng – Amber, Cam đỏ – Vermilion, Tím đỏ – Magenta, Tím lam – Violet, Lục vàng – Chartreuse và Lục lam – Teal.

Để được màu cấp 3, người ta trộn một màu cơ bản (màu cấp 1) và một màu cấp 2 với tỷ lệ bằng nhau. Cũng giống như màu cấp 2, màu cấp 3 được pha trộn giữa các màu nên thiên hướng sẽ nhẹ hơn rất nhiều.

bánh xe màu là gì

2. Sự ra đời của bánh xe màu

Bánh xe màu sắc là bảng màu được thiết kế dựa trên cấu trúc màu cầu vồng của nhà khoa học nổi tiếng Issac Newton. Nguyên tắc của ông được hình thành vào năm 1666. Đây là sự phát hiện hết sức tình cờ khi Newton đang nghiên cứu ánh sáng chiếu rọi qua thủy tinh. Ông nhận ra ánh sáng không chỉ đơn giản là màu trắng mà nó là tổ hợp của rất nhiều màu.

bánh xe màu

Sau đó, bảng màu này được ông tóm gọn vào một vòng tròn màu, mô phỏng sự kết hợp của ánh sáng trong cuốn sách “Opticks” của mình.

bánh xe màu sắc

3. Ứng dụng phối đồ theo bánh xe màu cực hữu ích

3.1 Phối màu đơn sắc

Chắc hẳn bạn nghĩ rằng, phối màu đơn sắc chỉ mặc một màu duy nhất. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cách pha màu với các sắc thái đậm nhạt của từng màu. Ví dụ như màu trắng, đỏ gạch, và đỏ sẫm, …

phối đồ theo bánh xe màu sắc

Có thể nói rằng, đây là cách phối màu theo nguyên tắc vòng tròn màu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Phối màu đơn sắc luôn thể hiện sự tinh tế, đẹp mắt mà không gây ra sự nhàm chán.

cách phối màu theo bánh xe màu sắc

3.2 Phối màu tương phản

Phối màu tương phản hay còn được gọi là phối màu đối xứng, người ta sử dụng hai màu bất kỳ đối lập 180 độ với nhau trên bánh xe màu. Một số sự kết hợp thường thấy trong thời trang đó là vàng – tím, cam – xanh, … Với cặp màu đối lập này, bạn có thể dễ dàng tạo điểm nhấn vì nó luôn gây sức hút thị giác đặc biệt. Nếu bạn yêu thích phong cách thời trang táo bạo thì đừng bỏ qua cách phối màu tương phản này nhé.

phối đồ theo bánh xe màu

Khi chọn cách phối màu này, bạn cũng nên lưu ý điểm sau: chọn màu chủ đạo và sau đó sẽ kiếm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ đừng sử dụng những màu có sắc độ nhạt (de-saturated colors), bởi những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau, vốn là điểm nổi bật của phối màu này.

bánh xe màu

3.3 Phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng là sự kết hợp của 3 sắc màu liền kề nhau trong bánh xe màu. Người ta còn gọi phối màu này là analogous do chúng được pha từ một màu cấp độ 1. Cụ thể: tím, tím than và xanh dương cùng có xuất phát điểm là màu xanh hay vàng, xanh lá mạ và xanh lá cây cùng có tông vàng.

color wheel

Đây là cách phối hợp màu sắc rất nhã nhặn nhưng vẫn có thể mang tới hiệu ứng thu hút và nổi bật cho bộ trang phục của bạn. Mặc dù pha trộn nhiều màu sắc nhưng do các màu đứng gần nhau nên phối màu này không gây rối mắt.

Cũng giống như phối màu tương phản, bạn nên bắt đầu từ việc chọn ra một màu chủ đạo. Màu này sẽ được sử dụng nhiều và các màu khác phải “tương tác” tốt với màu chính. Ngoài ra, bạn có thể phối thêm tông màu thứ 4 ở phụ kiện như túi, giày, mũ, … để tạo điểm nhấn cho trang phục.

bánh xe màu sắc

3.4 Phối màu bổ túc bộ ba

Nếu phối màu tương đồng lấy ra 3 màu sắc liền kề nhau thì phối màu bổ túc bộ ba là chúng ta sử dụng 3 màu trong bánh xe màu sắc và tạo nên tam giác đều. Ví dụ: đỏ – vàng – xanh, cam – tím- xanh lá, …

cách phối màu theo bánh xe màu

Đây là sự kết hợp màu sắc an toàn nhất trong các phối màu. Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên sự câm bằng cho phối màu này.

Mặc dù có đến ba màu được sử dụng, chính cũng chính sự cân bằng này đôi khi lại khá đơn điệu, an toàn và thiếu tính sáng tạo. Để tạo điểm nhấn trong bộ trang phục, bạn có thể phối thêm các phụ kiện như kính, mũ, đồng hồ, …

bánh xe màu sắc

3.5 Phối màu bổ sung xen kẽ

Nếu bạn muốn oufit của mình thu hút và gây ấn tượng với người đối diện thì phối màu này là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cũng giống như phối màu bổ túc bộ ba, đây là sự kết hợp của 3 màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên tam giác cân. Đôi khi, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ 4, màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó.

phối màu theo bánh xe màu

Bởi sự linh hoạt trong việc chọn lựa màu sắc, nên phối màu này được ưa chuộng sử dụng, tạo nên những cặp màu mới mẻ và độc đáo.

bánh xe màu sắc

3.6 Phối màu bổ túc bộ bốn

Đây là phương pháp phối màu phức tạp nhất trong những các thức kết hợp màu trên. Phối màu này được hình thành với hai cặp màu đối lập nhau, hay người ta còn gọi là phối màu theo hình vuông và hình chữ nhật.

Tưởng chừng đối nghịch nhau nhưng hai cặp màu này lại bổ sung cho nhau tạo nên sự khác biệt của phối màu này. Tuy nhiên, vì là phương pháp kết hợp màu phức tạp nên bạn sẽ tốn hiều thời gian và công sức hơn trong việc phối màu sắc cho trang phục. Mẹo đễ chọn màu cho phối màu này là bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu lạnh (xanh, tím) và màu nóng (đỏ, vàng hoặc cam).

bánh xe màu

4. Tại sạo bạn nên phối màu theo bánh xe màu?

Nguyên tắc bánh xe màu là cách áp dụng phối màu chuẩn trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ thời trang, trang điểm đến trang trí nội thất nhà cửa, …

bánh xe màu sắc

Cách phối màu sắc trong trang phục là một môn nghệ thuật cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ sao cho thật khéo léo và không bị quá sặc sỡ. Khi lựa chọn màu phù hợp, bạn mới trở nên thu hút với trang phục được phối tinh tế.

Ngoài các màu sắc trên bánh xe màu, bạn có thể phối tông màu trầm hơn với gam màu sáng hơn. Hoặc kết hợp thêm màu trung tính như đen, tráng, xám để tăng thêm phần thú vị cho oufit của mình.

phối đồ theo bánh xe màu sắc

Lời kết,

Thực ra, phối màu theo bánh xe màu chỉ là gợi ý giúp trang phục của bạn hài hòa và đẹp mắt hơn chứ nó không phải là luật lệ bắt buộc. Bạn hãy cứ thoải mái lựa chọn và thử nghiệm những phối màu mới lạ để tìm ra phong cách thời trang cho mình.

>>> Xem thêm:

  • Màu Pastel là gì? Những nguyên tắc khi phối trang phục màu pastel nam
  • Quần xanh dương mặc với áo màu gì? Tips phối đồ hay không thể bỏ lỡ
  • Màu ghi là màu gì? 5 kiểu phối đồ nam màu ghi cực đẹp