Sâm cau hay cồ nốc lan, Tiên Mao, Ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng ( danh pháp khoa học Curculigo orchioides gaertn ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Sâm cau Hypoxidaceae. Loài này được Gaertn. miêu tả khoa học laand đầu tiên năm 1788. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương. Dưới đây là hình ảnh cây sâm cau cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm
Sâm cau là loại cỏ, cao khoảng 40cm hay hơn. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở dạng nguyên củ, tiên mao thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân dễ chính. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá có cuống dài 10cm. Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20 – 30cm; rộng 2,5 – 3cm gốc thuôn, hai đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm. Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm. Quả nang, thuôn dài 12 – 15mm, hạt 1 – 4 phình ở đầu, phái dưới có một phần phụ hình liềm.
Thông tin thêm
1. Thu hái sâm cau
Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh. Sâm cau phân bố ở Campuchia, Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc và Philipin. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm.
Được biết Củ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu. Củ có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
2. Thành phần hóa học
Theo wikipedia, từ dịch chiết C. orchidoides, một số hợp chất hóa học thuộc nhóm curculigoside bao gồm curculigoside A, B, C và D; curculigine A và D đã được phân lập.
Theo Bài luận “Nghiên cứu thành phần hóa học và thử độc tính cấp của cây sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.)” của PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển và DS. Nguyễn Bích Ngọc
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của sâm cau, các hợp chất được công bố bao gồm: Phenolic glycosid; Một hợp chất lignan; các hợp chất aliphatic hydroxyl ketones; các saponin thuộc nhóm cycloartan và nhóm ursan; flavone; alkaloid. Bên cạnh đó cây còn chứa các thành phần khác: steroids; đường tự do như glucose, manose, xylose; mucilage; hemicelluloses; polysaccharid và glucoronic acid.
Nghiên cứu trong nước về thành phần hóa học của loài Curculigo orchioides Gaertn. là rất ít. Cho đến nay chúng tôi mới chỉ thấy nghiên cứu của Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phương Lan ( 2001 ), đã nhận dạng được loài sâm cau mọc hoang ở Sơn Dương, Hà Giang, sơ bộ kết luận rễ sâm cau Việt Nam chứa phytosterol, đường khử, saponin, chất béo, carotene và phân lập được một hợp chất tinh khiết từ dịch chiết aceton – nước là 4-hydroxy methoxybenzoicacid.
…
3. Tác dụng dược lý
Theo wikipedia:
Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rẽ của cây Sâm Cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, được ví như là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.
Ngoài ra, thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động… Để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả cao nhất, việc kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội, trong đó phải kể đến Nhung hươu Bắc cực. Sâm Cau cường tinh tráng thận, còn Nhung hươu ích huyết, sinh tủy. Cho nên khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng “kép” vượt trội: giúp da dẻ hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm cau
1. Giống
Cây sâm cau được nhân giống bằng hạt hoặc bằng mầm. người dân thường đánh cây con mọc hoang về trồng. Rễ sâm cau hình trụ, ăn sâu, khi đánh trồng chú ý đào sâu lấy hết rễ. Nên đánh khi cây còn nhỏ
2. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân. Các mùa khác cũng trồng được nhưng phải chăm sóc nhiều hơn.
3. Cách trồng và chăm sóc
Giống sống rất khỏe, lá xanh tốt quanh năm, vì thế có thể trồng trong chậu, trong bồn như cây cảnh.
Trồng trên đất trống, có thể trồng với khoảng cách 20 x 20 cm. Cần bón lót phân chuồng hoai mục cho đất tơi xốp.
Có thể bón thúc cho cây bằng phân chuồng hoai mục, nước giải hay đạm pha loãng ( 2%) mỗi tháng 1 lần, thường xuyên xới xáo, làm cỏ cho cây phát triển tốt.
4. Thu hoạch
Thu hoạch vào cuối năm, đào lấy củ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, cất dùng dần.
Quy trình đặt hàng giống cây sâm cau tại vườn ươm
Quý khách mua sỉ, mua buôn số lượng lớn cây sâm cau vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ 0966. 446.329 – 035.964.2916. Hoặc gửi yêu cầu vào Email [email protected] để nhận được giá tốt nhất.
- Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội.
- Đặc điểm giống: Cây trong bầu ươm
- Hướng dẫn vận chuyển
- Quý khách đến thăm quan, mua cây giống tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
- Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua tài khoản ngân hàng:
Nguyễn Thị KhuyênSố tài khoản: 0011003732933Ngân Hàng Vietcombank chi nhánh hà nội
Ngoài cung cấp cây giống cây Tiên mao tại hà nội chúng tôi còn cung cấp cây giống tại 63 tỉnh thành cả nước: Hải phòng, Bắc giang, Nam định, Hồ chí minh, Bình dương, Đà lạt, Phú yên, Nha trang, Vũng tầu…..
Tài liệu tham khảo
- Cây sâm cau – cayduoclieu.violet.vn
- Sâm cau – Wikipedia
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!