Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không

Giá trị dinh dưỡng rau tầm bóp

Tầm bóp hay còn được gọi là cây đèn lồng hay cây thù lù canh, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Ngày nay loài cây này mọc ở khắp mọi nơi, nhất là bờ ruộng, bãi cỏ, bãi đất hoàng ở làng quê Việt Nam.

Cây tầm bóp là thân cây thảo, cao chừng 50-90cm. Lá cây tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc và có cuống mảnh. Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh và khi chín có màu đỏ. Cây tầm bóp ra hoa và kết trái quanh năm và các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

sau sinh an rau tam bop duoc khong

Sau sinh ăn rau tầm bóp được không? Rau tầm bóp vừa là thực phẩm vừa có công dụng chữa bệnh hiệu quả

Ở Việt Nam, cây tầm bóp thường được sử dụng để làm thực phẩm. Người ta sử dụng ngọn và lá cây tầm bóp như một loại rau để chế biến thành các món ăn hằng ngày. Và đây là một loại rau được rất nhiều người yêu thích bởi chúng ngon mà lại đảm bảo an toàn.

Theo Đông y, toàn cây tầm bóp đều có vị đắng, tính mát và không độc. Tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Vì tính mát nên loại rau này được sử dụng để chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và mụn nhọt rất hiệu quả.

Giá trị lớn nhất của cây tầm bóp là quả tầm bóp. Theo Đông y quả tầm bóp có vị chua, tính bình với tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Người ra thường sử dụng quả cây tầm bóp để chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm…

Người Ấn Độ sử dụng cây tầm bóp để làm thuốc lợi tiểu. Còn ở Việt Nam, người ta sử dụng lá cây tầm bóp để trị chứng rối loạn của dạ dày. Một số người sử dụng lá và ngọn của cây tầm bóp chế biến thành các món ăn như nấu canh, luộc, xào.

Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều người nhầm cây tầm bóp với cây lu lu. do cây lu lu cũng mọc hoang dại, phiến lá loài cây này khá giống với lá của cây tầm bóp nên thường bị nhầm lẫn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, quả của cây lu lu đực hình cầu, mọc thành chùm và khi chín có màu đen. Không chỉ quả mà toàn thân cây lu lu cũng chứa nhiều độc tố Solanin. Mặt khác ở lá của cây lu lu còn có chứa chất Nitrate.

Nếu ăn phải một số lượng lớn quả xanh và lá của cây lu lu, sau 6 – 12 tiếng có thể bị nhiễm độc. Đồng thời xuất hiện các hiện tượng: sốt vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, buồn ngủ.

Phụ nữ sau sinh ăn rau tầm bóp được không?

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh rau tầm bóp có hại cho sức khỏe, kể cả phụ nữ sau sinh. Bởi vậy bà đẻ vẫn có thể ăn rau tầm bóp bình thường. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn với mức độ hạn chế và không quá lạm dụng rau tầm bóp. Hơn nữa trước khi ăn phụ nữ sau sinh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

Theo Đông y thì rau tầm bóp có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh đái đường. Do vậy nếu sản phụ mắc bệnh đái đường có thể lấy rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa ăn hằng ngày. Bài thuốc này có thể giúp bệnh thuyên giảm mà không cần sử dụng thuốc.

sau sinh an rau tam bop duoc khong 1

Sau sinh ăn rau tầm bóp được không? Phụ nữ sau sinh có thể ăn rau tầm bóp

Mặt khác nếu sản phụ mắc một số bệnh lý như cảm cúm, sổ mũi, ho đờm thì cũng có thể ăn rau tầm bóp để chữa mà không cần dùng đến thuốc tây.

Nếu bạn bị nhọt vú, đinh độc cũng có thể sử dụng rau tầm bóp để chữa trị. Bạn dùng 40 – 80g cây tầm bóp tươi giã vắt lấy nước uống. Bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Tuy nhiên, vào mùa lạnh nhiều người thường sử dụng rau tầm bóp để ăn lẩu gà và một số lâu khác. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, phụ nữ sau sinh nên ăn rau tầm bóp đã chín kỹ để tránh các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập cơ thể.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

  • Sau sinh ăn tỏi được không?
  • Sau sinh ăn quả lựu được không?