Bà bầu có được bóp vai không? Hướng dẫn cách xoa bóp hiệu quả nhất

Rất nhiều chị em thắc mắc “Bà bầu có được bóp vai không?”, nếu có, bóp vai như thế nào mới là đúng cách và cần những lưu ý gì? Những thắc mắc trên sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Bà bầu có được bóp vai không?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không tránh khỏi những cơn đau nhức, mỏi lưng, cổ vai gáy do cơ thể có sự thay đổi hormone, tăng cân trong thai kỳ hoặc nằm sai tư thế, phải nằm nghiêng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, tâm lý nhạy cảm trong thai kỳ nên dù một yếu tố tác động nào cũng trở nên nặng nề hơn.

Do vậy, trong thai kỳ, bà bầu có thể gặp phải tình trạng đau vai, đau cổ vai gáyđau lưng vì ảnh hưởng bởi cột sống và thay đổi vùng sn chậu. Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai thường bóp vai để giảm các cơn đau nhức. Việc bóp vai trong thai kỳ có một số tác dụng như: giúp giảm đau, giảm căng cơ, giảm nhức vai và tăng cường lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu tốt hơn. Từ đó đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Ngoài ra, khi mang thai, việc bóp vai cũng cải thiện giấc ngủ cho bà bầu, giảm tình trạng chuột rút và hỗ trợ tình trạng đau vai gáy.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc xoa bóp vai gây hại cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bà bầu có thể bóp vai để giảm các cơn đau, nhức mỏi nhưng cần thực hiện có kỹ thuật và có bài tập hiệu quả để cải thiện tình trạng đau vai nói chung và đau nhức cơ thể nói riêng.

2. Cách xoa bóp vai hiệu quả cho bà bầu

Xoa bóp massage vai cho bà bầu rất tốt nếu như thực hiện đúng cách. Nếu làm sai cách hoặc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do vậy bạn nên thực hiện xoa bóp vai theo đúng kỹ thuật như sau:

  • Vệ sinh và khử khuẩn tay trước khi xoa bóp
  • Nên xoa bóp nhẹ nhàng từ xương vai xuống cơ vai rồi đến xương cánh tay
  • Có thể bóp nhẹ vai cạnh gáy để thư giãn các huyệt đạo
  • Nên xoa bóp đồng thời cả vai, cổ, tay và đầu, vùng lưng dưới để các cơn đau được thuyên giảm
  • Có thể kết hợp xoa bóp vai với tinh dầu như tinh dầu hoa cúc, tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm. Không nên dùng dầu gió, dầu hương thảo.

Để xoa bóp đúng kỹ thuật, các bà bầu có thể nhờ người thân hỗ trợ, hoặc đến các cơ sở massage, xoa bóp uy tín để có liệu trình mát-xa phù hợp. Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng các bài tập giúp giảm đau, mỏi vai trong thai kỳ.

3. Gợi ý các bài tập giảm đau vai cho bà bầu hiệu quả

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể được dẻo dai, giúp hành trình hơn chín tháng của bà bầu được suôn sẻ hơn. Các mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập dưới đây mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai.

3.1. Bài tập căng cơ cổ

bài tập căng cơ cổ giảm đau cho bà bầu

Căng cổ có thể giúp giải phóng những căng thẳng ở đầu và vai do nằm nhiều hoặc nằm nghiêng sang một bên quá lâu. Bạn có thể thực hiện động tác kéo căng cổ bằng cách:

  • Đứng dạng chân rộng bằng hông, để cánh tay thả lỏng hai bên
  • Đầu thẳng sau đó từ từ nghiêng sang trái, người vẫn giữ đúng trọng tâm
  • Nghiêng đến khi vùng cơ cổ bên phải cảm thấy căng ra trong khoảng 10 giây sau đó dần trở về trạng thái cân bằng
  • Tiếp tục thực hiện với bên còn lại
  • Lặp lại động tác này ba lần cho mỗi bên

>> Đừng bỏ qua: Đau mỏi cổ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa đau mỏi cổ

3.2. Động tác cuộn vai giảm đau

Bà bầu có thể thực hiện động tác cuộn vai dễ dàng để cải thiện độ linh hoạt của khớp vai cũng như giúp giảm đau và kéo giãn cơ ở vai. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:

  • Đứng hai chân rộng bằng hông, để tay thả lỏng hai bên
  • Hít vào và nâng cơ vai về phía tai sau đó di chuyển vai về phía sau, ép chặt hai bả vai vào nhau
  • Thở ra và thả lỏng vai về phía sau
  • Lặp lại động tác này 10 lần

3.3. Động tác con lắc

Động tác con lắc là bài tập nhẹ nhàng để tăng chuyển động của vai bằng cách để tay xuôi theo chiều của trọng lực. Để thực hiện động tác này có thể thực hiện bằng cách:

  • Đứng hai chân rộng bằng hông sau đó ngả người về phía trước nhìn xuống đất
  • Đặt tay phải lên bàn hoặc ghế để có điểm tựa, cánh tay trái buông thõng xuống đất
  • Đung đưa nhẹ nhàng tay trái theo chuyển động tròn nhỏ theo trọng lực, có thể đổi theo hướng ngược lại
  • Thực hiện trong vòng 30 giây đến 1 phút
  • Lặp lại động tác với bên còn lại

Lưu ý: Động tác này không nên thực hiện đối với bà bầu trong những tháng cuối thai kì do việc thai nhi phát triển to, việc cúi gặp nhiều khó khăn.

3.4. Động tác căng vai chéo thân giúp thư giãn vai cho bà bầu

Động tác này giúp giảm đau phần sau vai và giúp bà bầu có thể thư giãn vùng vai. Bạn có thể thực hiện theo động tác:

  • Đứng hai chân rộng bằng hông, tay phải duỗi thẳng
  • Đưa cánh tay phải ngang sang phía vai trái, sau đó gập khuỷu tay trái sao cho cổ tay và bắp tay ép chặt tay phải vào ngực
  • Ép một lực vừa phải để phần sau của vai phải được kéo căng
  • Giữ động tác này trong vòng 20 giây sau đó thả lỏng
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại

3.5. Giải phóng căng thẳng ở vai bằng tư thế Ragdoll

Tư thế Ragdoll là tư thế yoga uốn cong về phía trước có thể giúp giải phóng những căng thẳng ở vai, từ đó giúp bà bầu thoải mái hơn. Lưu ý tư thế này cũng nên thực hiện với bà bầu ở những giai đoạn đầu thai kỳ. Cách thực hiện như sau:

  • Đứng hai chân rộng bằng hông
  • Gập người về phía chân sao cho cơ bụng hóp lại, chân hơi khuỵu để hỗ trợ phần lưng dưới
  • Khoanh hai tay cũng hướng xuống đất để đầu được thả lỏng xuống dưới, giải phóng căng thẳng ở cổ và vai
  • Giữ tư thế trong khoảng 1 phút rồi thả lỏng trở lại tư thế ban đầu

3.6. Tư thế cánh tay đại bàng giảm đau

Tư thế cánh tay đại bàng còn gọi là tư thế Eagle Pose trong yoga. Động tác này có thể làm tăng tính linh hoạt ở vai. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Đứng hai chân rộng bằng hông
  • Bắt chéo cánh tay phải dưới cánh tay trái sao cho cùi chỏ tay trái gần với cùi chỏ tay phải
  • Đưa hai lòng bàn tay chạm nhau nếu chạm tới, nếu không chạm giữ hai mu bàn tay lại với nhau
  • Hít thở sâu 3-4 lần sau đó thả lỏng và lặp lại với bên còn lại

3.7. Tư thế mặt bò

Đây cũng là tư thế dành cho vai, giúp thư giãn các cơ vai. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Đứng thẳng hoặc ngồi khoanh chân cho cân bằng
  • Đưa cánh tay phải thẳng hướng lên trên sau đó gập ra sau
  • Tay trái hướng xuống dưới đất sau đó gập lên trên sao cho hai tay đã gập được chạm vào nhau
  • Hít thở sâu 3-4 lần và kéo căng tay sau đó thả lỏng
  • Lặp lại tương tự với bên còn lại

4. Lưu ý khi bóp vai cho bà bầu

Bà bầu có được bóp vai không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Khi bóp vai cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên bóp vai nhẹ nhàng, không tác động lực quá mạnh lên vai, cổ, lưng
  • Có thể lựa chọn các địa chỉ xoa bóp massage cho bà bầu
  • Nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ bằng cách:
    • Không mang vác vật nặng khi mang thai
    • Nên đi lại, tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn, giảm áp lực lên vai, lưng, xương hông
    • Nên ngồi, ngủ nghỉ đúng tư thế hạn chế đau mỏi
    • Có thể chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau
    • Nên tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể
    • Hạn chế đi giày cao gót, nên lựa chọn các loại giày mềm, đế thấp, vừa chân
    • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn
    • Ăn uống đủ chất trong thời gian thai kỳ
  • Trường hợp đau vai, đau lưng kéo dài nên chủ động thăm khám để tìm giải pháp thích hợp

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu có được bóp vai không” các chị em phụ nữ cần chú ý. Hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của mình trong thai kỳ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • 8 cách giảm đau vai gáy cho bà bầu an toàn năm 2022
  • Hướng dẫn 10 cách giảm đau lưng cho bà bầu hay nhất năm 2022
  • Tìm hiểu ngay tình trạng đau mông khi mang thai!