Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tử cung của mẹ vẫn tương đối nhỏ và không vượt ra ngoài xương mu. Theo thời gian, khi em bé ngày càng lớn hơn thì kéo theo đó là tử cung sẽ nhô ra ngoài. Lúc này, áp lực từ bên trong cơ thể sẽ ảnh hưởng lên bụng và rốn của mẹ.
Hơn nữa, từ tam cá nguyệt thứ ba thì tử cung bao gồm em bé, nước ối… bên trong có thể gây áp lực mạnh mẽ lên rốn và khiến nút rốn mẹ nhô ra ngoài. Điều này không nguy hiểm nhưng việc rốn bị lồi có thể trở nên nhạy cảm và đau khi bị chạm vào.
Xỏ khuyên rốn trong thai kỳ gây đau
Đôi khi, đau rốn khi mang thai có thể liên quan đến việc bạn xỏ khuyên rốn và chưa tháo ra. Trong trường hợp này, sự căng ra của bụng bầu có thể khiến khuyên rốn bị thắt chặt. Điều này làm tăng nguy cơ bị rách da và nhiễm trùng ở vị trí xỏ khuyên.
Do đó, nếu bạn mới xỏ khuyên rốn dưới 1 năm thì nên tháo ra càng sớm càng tốt khi mang thai. Nếu vết xỏ khuyên đã có dấu hiệu nhiễm trùng (ngứa, rát, chảy dịch…) trong thai kỳ thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế để được xử lý tốt nhất.
Đau rốn khi mang thai do thoát vị rốn
Một trong những nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai có thể lý giải rõ ràng và tìm thấy triệu chứng cụ thể đó là tình trạng thoát vị rốn. Đây là tình trạng mà ruột bị đẩy ra khoang rốn do có nhiều áp lực trong ổ bụng. Khi ruột mắc kẹt ở vùng này có thể dẫn đến viêm đau.
Thoát vị rốn rất dễ nhận biết vì bạn có thể sờ thấy một khối phồng cứng ở vùng rốn. Hiện tượng này không quá phổ biến nhưng mẹ bầu có nguy cơ thoát vị rốn nếu mang thai nhiều lần, mang đa thai hoặc béo phì. Vì vậy, nếu có triệu chứng bất thường kể trên thì bạn nên đi khám để được bác sĩ theo dõi và điều trị đúng phương pháp.
Ngoài ra, đối với một số mẹ đã từng phẫu thuật ở thành bụng thì các mô sẹo cũ cũng có thể bị kéo căng và dính vào rốn khi bụng bầu ngày càng lớn. Từ đó gây khó chịu, đau rốn khi mang thai ở những tháng cuối.
Mẹ nên làm thế nào để giảm đau rốn khi mang thai?
Nếu tình trạng đau rốn khi mang thai không liên quan đến thoát vị rốn, mẹ có thể không cần quá lo lắng. Cơn đau rốn do áp lực từ tử cung thường không nguy hiểm. Một số mẹ có thể nhanh chóng quen với cảm giác này nhưng một số mẹ có thể cảm thấy khó chịu khi bụng ngày càng to. Vậy mẹ có thể áp dụng giải pháp nào tại nhà để xoa dịu cơn đau?
Về cơ bản, để giảm đau rốn thì mẹ cần tìm cách làm giảm áp lực từ bụng. Một số mẹo sau có thể hữu ích:
- Nên nằm nghiêng và dùng gối hỗ trợ dành cho mẹ bầu
- Sử dụng đai đỡ bụng bầu để giúp giảm đau lưng, đau bụng khi đứng
- Chườm ấm lên khu vực bị đau để giảm khó chịu. Mẹ cần lưu ý là không chườm quá nóng hoặc chườm đá để tránh gây bỏng hoặc khiến rốn nhạy cảm hơn
- Xoa bóp bụng bầu nhẹ nhàng cũng có thể hữu ích. Ngoài ra, đối với vùng da quanh rốn bị khô, ngứa, kích ứng thì mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm để xoa dịu làn da nhạy cảm.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai thường không nguy hiểm và không gây biến chứng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu vùng rốn của bạn sưng đỏ, chảy máu, đau buốt hoặc đau dữ dội, kèm sốt, nôn mửa… thì nên đi khám để được bác sĩ xử lý kịp thời một số tình trạng như nhiễm trùng hoặc thoát vị rốn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!