Măng khô một trong những loại nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến những món ăn ngon. Tuy nhiên, có nhiều nhận định trong măng khô có nhiều thành phần gây độc và hại cho máu. Vậy sự thật ăn măng khô có tốt không? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ qua bài viết này bạn nhé!
So với nhiều loại nguyên liệu khác, măng khô được biết đến như một đặc sản mang đậm hương vị núi rừng thiên nhiên. Vì vậy, việc chế biến măng khô cũng phải kỳ công và tốn nhiều thời gian hơn, để không còn tạp chất ảnh hưởng sức khỏe. Nếu biết cách xử lý cẩn thận, măng khô vẫn tốt cho sức khỏe con người. Ăn măng khô có tốt không phụ thuộc vào mục đích dùng và mức độ ít hay nhiều, đối tượng sử dụng là ai?
1. Ăn măng khô có tác dụng gì? Ăn măng khô có tốt không?
1.1. Tác dụng của măng khô
Nhiều người cho rằng, việc sơ chế măng khô quá nhiều bước để loại bỏ mùi hăng và độc tố sẽ giúp măng ngon hơn. Tuy nhiên, điều này lại làm măng khô mất đi những dưỡng chất cần thiết. Vậy có đúng hay không? Xin trả lời với bạn rằng, sơ chế măng là điều chắc chắn phải làm. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm vì cách làm này sẽ không khiến măng mất đi dưỡng chất tốt.
Cùng điểm qua một số tác dụng nổi bật của măng khô:
– Hỗ trợ giảm cân, thon dáng:
Măng khô có tỷ lệ Carbohydrate thấp hơn so với các loại thực phẩm nhiều chất xơ khác, giúp hạn chế hấp thụ tốt. Điều chỉnh cân nặng không vượt quá tầm kiểm soát. Với những ai ít vận động lại muốn giảm cân, thì dùng măng khô là lựa chọn phù hợp.
– Kiểm soát Cholesterol, chữa các bệnh dạ dày
Nhờ lượng chất béo cũng như calo ít, chất xơ cao, măng khô làm giảm cholesterol đáng kể. Đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, măng khô còn giúp làm mềm phân chữa chứng táo bón tốt.
– Tốt cho tim mạch, chống viêm:
Măng khô giúp đào thải cholesterol dư thừa, hỗ trợ thanh lọc động mạch. Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp. Măng còn được dùng để chống viêm nhanh chóng. Bạn có thể, luộc lên rồi ăn hoặc ép lấy nước để bôi trực tiếp lên vùng vết thương giúp giảm viêm.
– Ngăn ngừa, phòng chống ung thư:
Một trong những tác dụng quan trọng mà măng tre mang lại cho con người đó chính là giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư. Với các chất oxy hóa cao, măng tre góp phần loại bỏ các gốc tự do và các chất liên quan đến phytosterol tự nhiên. Đẩy lùi các căn bệnh ung thư hiệu quả.
– Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch:
Ngoài lượng chất xơ cao, măng khô còn chứa các vitamin A, C, E và B giúp hệ miễn dịch được nâng cao. Làm cơ thể tăng cường đề kháng trước những căn bệnh liên quan đến hô hấp, cảm cúm…
1.2.Ăn măng khô có độc hay không?
1.2.1. Xét góc độ Đông Y
Nhìn chung, măng khô vẫn được đánh giá là phương thuốc tuyệt vời theo góc độ Đông y. Trong măng có vị hơi ngọt, hơi đắng, tính hàn, công dụng đàm khí thanh nhiệt, giải độc… Tuy nhiên, để măng phát huy tác dụng bạn cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng măng với số lượng nhiều vì có thể sẽ gây ra ngộ độc hậu quả khó lường.
1.2.2. Xét góc độ khoa học
Với những lợi ích vừa nêu trên, chúng ta có thể thấy được măng khô có nhiều lợi ích nhưng vẫn có tác hại nhất định. Ăn quá nhiều măng khô, dùng măng khô chế biến không đúng cách sẽ khiến cơ thể ngộ độc cyanide. Chúng ta nên lưu ý một điều rằng, măng khô không chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể.
Khi bạn dùng quá nhiều và dùng với mục đích thay thế sản phẩm khác bạn sẽ vô tình làm tăng hàm lượng chất xơ. Điều đó làm cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác gây ra tình trạng thiếu chất, suy nhược cơ thể. Tệ hơn, có thể gây ra tình trạng táo bón.
Như vậy, lời khuyên cho chúng ta là không nên ăn nhiều măng khô. Thế nhưng, những lợi ích mà măng khô mang lại sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận. Do đó, bạn cần phải ăn uống đều độ.
Cân nhắc các loại thực phẩm vừa đủ thành phần dinh dưỡng. Như vậy, vừa giúp cơ thể nạp đủ những dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, phải sơ chế măng khô kỹ lưỡng, tỉ mỉ để tránh bị ngộ độc.
2. Những ai tuyệt đối không nên ăn măng khô:
Mặc dù măng khô là loại thực phẩm tốt, không mang tính ngộ độc tức thời. Tuy nhiên, với một số đối tượng dưới đây nên hạn chế sử dụng:
2.1. Xét độ tuổi, giới tính
– Phụ nữ mang thai: Trong măng khô có glucozit không tốt cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên kiêng cữ nhiều thứ, và đối với măng khô càng phải dè chừng. Tốt nhất là không nên sử dụng, nếu không có chỉ định bác sĩ chuyên ngành.
– Trẻ nhỏ dưới 13 tuổi và người cao tuổi: Cũng là đối tượng không nên ăn măng khô. Vì hai độ tuổi này đề kháng yếu, nếu măng không được xử lý sạch loại bỏ độc tố hoàn toàn sẽ gây ra tác dụng phụ. Ví dụ như, nôn ói, đầy bụng khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy…
2.2. Những người mắc phải căn bệnh nguy hiểm
– Người hay đau dạ dày: 1kg măng khô trung bình sẽ chứa khoảng 230 mg hàm lượng acid cyanhydric. Đây là chất xúc tác làm dạ dày co thắt nhiều hơn, đau hơn mỗi khi ăn. Chính vì thế, với những bệnh nhân bị đau dạ dày không nên sử dụng măng khô để tạo điều kiện bệnh nặng hơn.
– Người bị ốm đau, bệnh nhân mới phục hồi sức khỏe: Những người này vì mới khỏi bệnh nên sức đề kháng còn rất yếu. Măng khô chứa độc tố không nên ăn. Nếu ăn măng vào thời điểm này sẽ bị chất glucose ảnh hưởng, làm phân hủy axit và chất chua trong dạ dày gây ra tình trạng nôn mửa.
– Người bị bệnh Gút: Những loại thực phẩm góp phần làm tăng nguy cơ tổng hợp chất acid uric trong cơ thể như: Măng khô, măng tươi, măng tre, măng tây, măng trúc … Người bị bệnh gút cần phải tránh xa, nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
– Người bị bệnh thận: Với những bệnh nhân bị bệnh thận cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống, tránh ăn măng khô, măng tây, măng tre…Đây là những thực phẩm giàu canxi không thích hợp cho những người bị bệnh thận mãn tính hay suy thận.
3. Cách sử dụng măng khô an toàn
Sau khi rửa sạch và ngâm măng khô qua đêm, bạn nên cho măng vào rổ để cho thật ráo. Sau đó cho vào nồi nước sôi đun trong 1h đồng hồ tùy số lượng măng ít hay nhiều với lửa nhỏ. Khi nước trong nồi đã rút bớt gần cạn, bạn cho thêm nước mới vào nồi để đun trong khoảng 1 tiếng nữa để măng mềm đều.
Trong quá trình đun măng, nên quan sát thường xuyên nếu nồi nước măng gần cạn nước phải lập tức cho nước mới vào. Bạn phải luôn đảm bảo là măng luôn ngập nước. Quan sát khi măng đã chín mềm, vớt ra rửa lại với nước sạch và đợi cho đến khi nào măng nguội lại hoàn toàn.
Tiếp tục xé măng thành những sợi mỏng hoăc thái thành những miếng vừa ăn. Vẫn rửa lại bằng nước sạch, và để cho măng thật ráo. Khi măng ráo nước hoàn toàn, cũng là lúc có thể mang chế biến thành những món ăn ngon.
4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng măng khô
– Măng khô nên ngâm trong nước ít nhất từ 4 đến 5 tiếng, hoặc có thể dùng nước vo gạo để ngâm qua đêm. Làm như vậy giúp măng mau mềm khi nấu nhanh hơn, độc tố càng dễ dàng lược bỏ.
– Chọn măng khô để nấu ngon: Bạn nên chọn mua những loại măng có màu vàng hơi nâu, măng còn giữ được mùi thơm đặc trưng. Không chọn những loại măng cũ ẩm mốc, cầm vào mềm nhũn. Nếu mua để nấu nên chọn măng búp vàng đều, ưu tiên măng non, ít xơ.
– Khi nấu nên để măng sau khi bỏ các nguyên liệu khác trước. Vì măng đã luộc chín và sơ chế trước. Cho nên, nếu để măng sớm quá măng sẽ dễ bị mềm nhũn mất vị ngon.
Nếu bạn không sử dụng hết lượng măng khô đã sơ chế có thể cho chúng vào tủ kéo và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời hạn sử dụng lượng măng khô đó khoảng 1 tuần khi để ở ngăn mát. Và 1 tháng với măng khô sơ chế để ở ngăn đá.
5. Những điều tối kỵ khiến việc ăn măng khô bị ngộ độc
Nếu bạn đã sơ chế măng một cách cẩn thận đúng quy trình nhưng vẫn e ngại. Liệu dùng măng kết hợp với các loại nguyên liệu khác có gây ra ngộ độc hay không? Ăn măng khô có tốt không? Dưới đây, là một số điều lưu ý chúng tôi cung cấp bạn có thể ghi nhớ hoặc viết lại tránh nguy cơ ngộ độc xảy ra:
5.1. Ăn măng với dấm chua ngâm đủ thời gian
Với 1 kg măng tươi có khoảng 230 mg cyanide. Đây là liều lượng đủ để khiến em bé trên 1 tuổi ngộ độc. Do đó, nếu bạn ăn món măng ngâm dấm chưa đủ thời gian. Măng chưa chuyển sang màu vàng thì có thể mang đến khả năng gây ngộ độc rất cao.
Lưu ý sau khi sơ chế đủ các bước. Với lượng măng còn dư dự trữ trong tủ lạnh, khi lấy ra sử dụng nên chần qua nước sôi và rửa sạch lại lần nữa cho an toàn bạn nhé!
5.2. Không chịu luộc kỹ măng tươi vì sợ mất chất:
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng khuyên rằng, người dân khi sử dụng măng để ăn nên ngâm và luộc thật nhiều lần. Nên thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi đủ lửa phải mở nắp để hơi độc trong măng tỏa ra. Khi nghi ngờ măng cũ, ẩm mốc có độc hay hết hạn sử dụng tuyệt đối không nên dùng.
5. 3. Không ăn măng khi đau dạ dày, bị bệnh
Nhiều người thường nấu canh măng hầm giò heo để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, mang lại là loại thực phẩm chỉ định không thích hợp dùng cho người có triệu chứng đau dạ dày, miễn dịch yếu dùng. Vì nồng độ acid cao dễ gây nôn mửa, đau dạ dày co thắt…
5.4. Không uống măng ép thành nước để uống nếu không chỉ định bác sĩ
Hiện tại, ở nước ta đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân sử dụng nước ép măng bị ngộ độc tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. May mắn cứu chữa kịp thời nên không nguy hiểm tính mạng. Nhẹ thì chóng mặt, nôn ói, mệt mỏi, nếu nặng có thể bị ngạt thở, đột quỵ…
Mong rằng, với những lưu ý và kiến thức chúng tôi gửi đến bạn trong bài viết này. Đã cho bạn góc nhìn đa diện hơn về vấn đề “Ăn măng khô có tốt không?” Hy vọng, trong tương lai khi chế biến măng khô hay măng tươi. Bạn nên cẩn trọng để không gây ra tình trạng ngộ độc bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!