Tư cách pháp lý là gì? (cập nhật 2022)

Tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Dựa vào đó, chúng ta có thể xác định được vị trí, vai trò cũng như quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, pháp nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Tư cách pháp lý là gì? (cập nhật 2022).

Tư Cách Pháp Lý Là Gì?

Tư cách pháp lý là gì? (cập nhật 2022)

1. Tư cách pháp lý là gì?

Tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Tư cách pháp lý cũng chính là địa vị pháp lý thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tư cách pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng.

2. Xác định tư cách pháp lý của đương sự trong vụ án dân sự

Thứ nhất: Tình huống cụ thể

Vợ chồng ông Nguyễn Văn A, bà Nguyễn Thị H có 3 người con là M,N,T. Năm 2017, ông bà chết không để lại di chúc. Tài sản ông bà để lại cho các con là căn nhà 3 tầng với tổng diện tích là 320m2, ở quận Đống Đa, Hà Nội. Sau khi ông bà chết, anh M ở tầng 1, chị N ở tầng 2, anh T ở tầng 3. Năm 2020, anh M bán nhà cho ông K ½ diện tích nhà tầng 1 và khi giao nhà thì xảy ra tranh chấp do chị N, anh T không đồng ý cho việc bán nhà. Nay chị N và anh T muốn kiện ông K ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng mua bán đất.

Thứ hai: Tư cách chủ thể trong vụ án.

Vụ án có đầy đủ những người tham gia tố tụng.

Tư cách chủ thể trong tình huống trên như sau:

– Tư cách nguyên đơn: anh T và chị N.

Bởi: Theo quy định tại khoản 2 điều 68 BLTTDS thì nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Trong trường hợp này anh T và chị N đã nộp đơn yêu cầu tòa án hủy hợp đồng trên vì cho rằng hợp đồng mua bán nhà đất giữa anh M và ông K không được sự đồng ý của anh T và chị N là xâm phạm đến quyền lợi của họ. Do đó, anh T và chị N được xác định là nguyên đơn trong vụ án dân sự.

– Tư cách bị đơn: ông K.

Bởi: Theo quy định tại khoản 3 điều 68 BLTTSD thì bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Trong tình huống trên, ông K là người bị anh T và chị N khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án hủy hợp đồng mua bán trên giữa ông K và anh M vì việc ký kết hợp đồng mua nhà nêu trên không được sự đồng ý của anh T và chị N.

– Tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: anh M

Bởi: Theo quy định tại khoản 4 điều 68 BLTTDS thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này anh M là đồng chủ sở hữu đối với căn nhà trên, đồng thời cũng là người ký hợp đồng mua bán nhà với ông K. Do đó, anh M được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

3. Tư cách pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân

Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, một tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện sau: (i) được thành lập theo quy định của pháp luật; (ii) có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (iv) nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thứ nhất, DNTN được thành lập theo quyết định của chủ DNTN. Sau khi lựa chọn được tên doanh nghiệp, hoàn thiện các hồ sơ đăng ký thành lập tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chủ DNTN gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Điều 21 Nghị định số 01/2021/ND_CP về đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi DNTN đăng ký trụ sở chính. Như vậy, xét ở điều kiện thứ nhất, DNTN được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. DNTN có trụ sở, có tên riêng, thể hiện rõ loại hình doanh nghiệp và được quyền sử dụng tên gọi của mình trong các giao dịch dân sự. Thứ hai, DNTN không có điều lệ hoạt động. Do chỉ có một cá nhân duy nhất là chủ sở hữu nên chủ DNTN có toàn quyền quyết định mọi vấn đề từ thành lập, tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận mà không phải chia sẻ quyền này với bất kỳ ai. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ DNTN có thể xây dựng bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp, chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban được phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong các quyết định quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, DNTN thường có quy mô nhỏ với bộ máy quản lý điều hành đơn giản. Thứ ba, chủ DNTN có quyền quyết định vốn đầu tư của doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư này chủ yếu từ tài sản của chủ DNTN. Vốn đầu tư và tài sản của doanh nghiệp được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vốn đầu tư được coi là tài sản của DNTN. Căn cứ quy định tại khoản 4 điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, căn cứ vào nhu cầu thực tế mà chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm mức vốn đầu tư và chỉ phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức vốn đầu tư đã đăng ký. Chính vì vậy, không có sự tách biệt rõ ràng giữa tài sản của chủ DNTN và phần vốn mà chủ doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trong mọi thời điểm, sự thay đổi về mức vốn đầu tư đều có thể diễn ra. Đây chính là cơ sở để xác định DNTN không được coi là một pháp nhân do pháp nhân phải có tài sản độc lập và tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân, pháp nhân khác. Thứ tư, DNTN không thể nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập mặc dù chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DNTN và DNTN cũng có con dấu xác định tính pháp lý của văn bản, tài liệu do DNTN ban hành. Đối chiếu với bốn điều kiện để một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân thì DNTN không có sự độc lập về tài sản giữa tài sản của chủ DNTN và tài sản của chính DNTN đó. Chính vì không được coi là một pháp nhân nên DNTN không thể nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật mà phải nhân danh chủ DNTN với tư cách chủ thể là cá nhân.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tư cách pháp lý là gì? (cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin