Ít nước tiểu

Vậy ngoài các nguyên nhân trên, thì đi tiểu ít còn là dấu hiệu bệnh gì? Các nguyên nhân khác bao gồm phì đại tuyến tiền liệt, mất máu, viêm thận hoặc tổn thương.

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến khiến bàng quang ít nước tiểu. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán & Điều trị

Những phương pháp nào giúp chẩn đoán thiểu niệu?

Để chẩn đoán tình trạng nước tiểu ít, bác sĩ thường dựa vào những thông tin người bệnh cung cấp, chẳng hạn tình trạng đi tiểu ít nước xảy ra trong bao lâu, lượng nước người bệnh uống mỗi ngày…

Ngoài ra, họ cũng sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bàng quang ít nước tiểu:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm hoặc chụp CT bụng
  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi bàng quang

Điều trị thiểu niệu

Các phương pháp điều trị tình trạng uống nhiều nước mà đi tiểu ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm sức khỏe tổng thể, nguyên nhân, các tổn thương ở thận.

Tăng cường uống nhiều nước

Cách đơn giản để điều trị thiểu niệu là uống nhiều nước. Trong trường hợp người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, bác sĩ sẽ truyền dịch qua đường tĩnh mạch

Sử dụng thuốc

Nếu bổ sung nước vẫn không cải thiện tình trạng bàng quang ít nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Để điều trị các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như những bệnh gây tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc này buộc cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Với một lượng nhỏ, thuốc lợi tiểu có thể giúp tăng lượng nước tiểu, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể phản tác dụng và làm cho tình trạng thiểu niệu trở nên tồi tệ hơn.
  • Dopamine liều dùng cho thận: Một phương pháp điều trị còn nhiều tranh cãi được sử dụng để ngăn ngừa chấn thương thận bằng cách mở rộng các động mạch trong thận và tăng lượng nước tiểu.

Bàng quang ít nước tiểu có sao không?

Nước tiểu ít có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu không được điều trị, thiểu niệu có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tăng huyết áp
  • Suy tim
  • Thiếu máu
  • Rối loạn chức năng tiểu cầu
  • Các vấn đề về tiêu hóa

Kiểm soát

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát chứng thiểu niệu?

Không có biện pháp tại nhà nào giúp đảo ngược tình trạng lượng nước tiểu ít trong ngày. Điều trị y tế luôn cần thiết để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến đi tiểu ít là mất nước. Bạn có thể tránh mất nước bằng cách đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần uống nhiều nước hơn khi bị sốt, tiêu chảy hoặc bệnh.

Các mẹo khác để ngăn ngừa thiểu niệu bao gồm:

  • Tránh dùng thuốc lợi tiểu. Mặc dù có vẻ khó thực hiện, nhưng tránh xa các chất và/hoặc thực phẩm lợi tiểu sẽ giúp bạn không mất nước. Những thực phẩm này bao gồm đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine như cà phê, soda và chocolate.
  • Tránh các món cay. Bên cạnh tác hại gây ra vấn đề sức khỏe như axit và ợ nóng, thức ăn cay cũng có thể góp phần làm mất dịch trong cơ thể. Mặc dù thực phẩm cay có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng nó cũng có thể tăng tốc độ mất nước nếu bạn thường hoạt động thể chất dưới trời nóng.

thiểu niệu (ít nước tiểu) thì nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng

  • Tránh hoạt động gắng sức. Vận động và tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vận động quá sức dưới thời tiết oi ả là điều cực kì không tốt vì sẽ khiến bạn bị mất nước. Vì vậy, bạn có thể uống nhiều nước khi vận động dưới trời nắng hoặc lựa chọn các môn thể thao ở trong nhà thi đấu.
  • Bổ sung kali nhiều hơn. Mất nước là tình trạng mất chất điện giải với số lượng cực lớn. Do đó, bạn nên ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dứa, khoai lang và xoài để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và đủ nước.

Uống nước nhiều mà đi tiểu ít có thể xuất phát từ thói quen nhưng cũng có thể là triệu chứng bất thường của đường tiết niệu bạn mà cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp nhé! Thiểu niệu có thể được cải thiện thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày.