Thanh quản nằm ở đâu và hoạt động thế nào? | Vinmec

Thanh quản giống hình tháp, có 3 mặt, dài khoảng 44mm ở nam, 36mm ở nữ. Đường kính ngang 41-43mm, đường kính trước sau 26-36mm.

Thanh quản bao gồm phần lớn các sụn được gắn với nhau và với các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc bởi các thành phần mô sợi và đàn hồi.

Cấu tạo của thanh quản từ các sụn và được nối lại với nhau bằng các khớp, dây chằng, các cơ và các màng.

Sụn thanh quản

Được cấu tạo bởi 2 loại sụn là

Sụn đơn

  • Sụn giáp: có một sụn gồm hai mảnh, nối tiếp nhau ở phía trước tạo thành góc sụn giáp, ở nam giới góc này nhọn nên, ở nữ là góc tù.

  • Sụn nhẫn: Hình vòng giống như nhẫn mặt vuông, nằm dưới sụn giáo. Gồm hai phần: phần trước là cung giáp nhẫn tiếp với sụn giáp, phần sau là mặt nhẫn, phẳng và tiếp với sụn phễu. Ở dưới sụn nhẫn tiếp với vòng sụn khí quản đầu tiên.

  • Sụn nắp thanh môn: hình chiếc lá, nằm ở phía sau lưỡi xương móng và phía trước thanh môn.

  • Sụn liên phễu nối hai sụn phễu với nhau.

Sụn kép hay sụn đôi

  • Sụn sừng nằm phía trên đỉnh sụn phễu.

  • Sụn chêm nằm trên dây chằng phễu nắp thanh hầu.

  • Sụn thóc nằm ở bờ sau ngoài vùng giáp móng.

  • Sụn vừng nằm ở đầu dưới dây thanh âm và bờ ngoài sụn phễu.

  • Sụn phễu: Ở phía sau tiếp khớp với bờ trên của mặt nhẫn. Sụn phễu hình tháp tam giác, giống cái phễu, có 3 mặt trước, sau, trong. Đỉnh ở phía trên, đáy ngồi trên sụn nhẫn có hai mỏm là mỏm thanh âm ở trước trong, có dây thanh âm bám dưới. Mỏm cơ ở sau ngoài có nhiều sơ bám vào.

Các sụn được nối vào các cơ lân cận hoặc nối với nhau bởi các dây chằng và các khớp thanh quản

Các màng thanh quản

  • Màng giáp móng: căng từ sụn giáp đến xương móng

  • Màng nhẫn giáp: dày và chắc có cơ nhẫn giáp che phủ

  • Màng tứ giác căng từ nếp tiền đình đến nếp phễu nắp

  • Màng nhẫn thanh âm còn gọi là nón đàn hồi: căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn.

  • Màng nhẫn khí quản là nơi mở khí quản

Các dây chằng

  • Dây chằng giáp móng: bắt đầu từ sụn giáp đến xương móng

  • Dây chằng nhẫn giáp: nối từ sụn phễu đến sụn giáp

  • Dây chằng phễu nắp thanh hầu: từ sụn phễu đến sụn nắp thanh hầu

  • Dây chằng nhẫn hầu: đi từ mảnh sụn nhân ra sau tới đường giữa, tận hết trong niêm mạc của hầu

  • Dây chằng nhẫn phễu là dây chằng của khớp nhẫn phễu, đi từ mặt sau ra gần bờ trên mảnh sụn nhẫn tới bờ sau của đáy sụn phễu.

  • Dây chằng thanh âm trên là tổ chức xơ sợi đi từ góc sụn giáp đến sụn châm

  • Dây chằng âm dưới là tổ chức cơ sợi đi từ mỏm thanh am của sụn phễu đến góc sụn giáp. Dây chằng âm dưới là dây phát âm chính của thanh quản, rộng hơn dây thanh âm trên nên khi soi thanh quản thấy rơ hai dây thanh âm dưới.

  • Các dây chằng của nắp thanh môn: dây chằng móng nắp thanh môn, dây chằng lưỡi nắp thanh môn, dây chằng giáp nắp thanh môn.

Các khớp

  • Khớp nhẫn giáp: giữa sừng giáp dưới với sụn nhẫn

  • Khớp nhẫn phễu: là khớp tục có hai động tác

Các cơ thanh quản

Các cơ thanh quản có tóc dụng đến các sụn thanh quản, làm di chuyển và thay đổi kích thước của thanh môn và độ thanh âm để hô hấp và phát âm. Được chia thành 3 nhóm chính

Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: có tác dụng làm hẹp hai dây thanh âm dưới

  • Cơ nhẫn phễu bên: hay dây thanh âm là mỏm phát âm xoay vào trong.

  • Cơ giáp phễu: từ mặt trong của mảnh sụn giáp rồi đi ra sau lên trên bám vào mỏm cơ của sụn phễu.

  • Cơ phễu chéo và ngang: Khi hai phễu lại gần nhau làm cho hai dây thanh dưới khép lại.

  • Cơ phễu nắp thanh hầu: khi bị co lại làm hẹp lỗ vào của thanh quản dẫn đến làm đóng nắp thanh quản khi nuốt.

Nhóm cơ làm rộng nắp thanh môn

  • Cơ nhẫn phễu sau: Khi hai dây thanh âm dưới mở ra dẫn đến khe thanh môn rộng ra.

  • Cơ giáp nắp thanh hầu: Khi co hạ sụn nắp thanh quản dẫn tới rộng phần tiền đình thanh thất

Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm

  • Cơ nhẫn giáp: là cơ ngắn nhưng khỏe nhất. Có tác dụng làm cho hai dây thanh âm căng ra.

  • Cơ thanh âm: có tác dụng làm hẹp thanh môn, một phần lại làm chùng dây thanh âm.