Nặn mụn xong nên làm gì, có nên nặn mụn không, nặn mụn xong nên bôi gì… là những thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là đối với các “tín đồ” đam mê nặn, lể mụn. Trên thực tế, việc chăm sóc da sau nặn mụn đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra do tác động gây tổn thương da như: Thâm mụn, sẹo mụn, sẹo rỗ, hồng ban… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết sau khi mới nặn mụn xong nên làm gì, cách chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào để hạn chế các vết thâm, sẹo mụn nhé!
Có nên nặn mụn không?
Trả lời cho câu hỏi: Có nên nặn mụn không?, đó là tùy vào từng loại mụn mà có thể nặn hoặc không nên nặn mụn. Chỉ nên nặn mụn khi điều này được thực hiện đúng cách, đúng quy trình, đúng loại mụn được phép nặn. Đối với những loại mụn khác nhau thì nên có cách xử lý khác nhau. Tốt nhất bạn không nên tự ý nặn mụn vì sẽ làm vỡ cấu trúc da và sẽ tăng nguy cơ làm cho mụn lây lan sang các vùng bên cạnh.
Với những với dạng mụn không viêm (mụn đầu đen, đầu trắng), bạn có thể nặn mụn nhưng cần tham khảo cách nặn mụn không bị thâm hoặc cách nặn mụn đầu đen để không làm lỗ chân lông to theo hướng dẫn từ O2 SKIN.
Bạn không nên nặn với các loại mụn không nhân, mụn viêm không nhân, mụn viêm, mụn mủ, nang, nốt,… Loại mụn này nằm sâu hơn trong da, có nhiều khả năng để lại sẹo và nhiễm trùng nếu bạn cố gắng nặn mụn. Điều này khiến da bạn càng trở lên tồi tệ hơn. Lúc này, tốt nhất nên đến các cơ sở trị mụn ở tphcm để chăm sóc da chuyên khoa. Tại đây thường có dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa, với quy trình chuẩn y khoa và kỹ thuật bài bản, các nhân mụn của bạn sẽ được dễ dàng lấy đi và hạn chế tối đa các tổn thương cho da.
Tóm lại, việc tự nặn mụn đã trở thành thành thói quen không phải của riêng ai. Tuy nhiên thói quen này nên được loại bỏ sớm để tránh việc để lại sẹo và vết thâm kéo dài.
Chăm sóc da sau nặn mụn mang lại lợi ích gì?
Quy trình skincare sau nặn mụn mang lại rất nhiều lợi ích. Những liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn có thêm động lực để chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn, tránh để lại những tổn thương và nguy cơ sẹo rỗ cho da
- Giúp da nhanh phục hồi
- Giảm giâm sẹo
- Rút ngắn thời gian trị mụn
Với 3 lợi ích trên đã đủ để bạn có thêm động lực chăm chỉ hơn trong việc chăm sóc da chưa nhỉ? Bây giờ để đạt được các lợi ích này, hãy đến với hướng dẫn chi tiết sau khi nặn mụn xong nhé!
Mới nặn mụn xong nên làm gì?
Mới nặn mụn xong nên làm gì chắc chắn luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Sau khi mới nặn mụn xong cần thực hiện 5 bước dưới đây để tránh hình thành các vết thâm, sẹo sau mụn nhé!
5 bước chăm sóc da sau nặn mụn:
- Bước 1: Làm sạch da sau nặn mụn với nước muối sinh lý
- Bước 2: Cân bằng da sau nặn mụn bằng toner có độ pH phù hợp với da
- Bước 3: Làm dịu da, giảm sưng sau nặn mụn
- Bước 4: Phục hồi da sau nặn mụn bằng sản phẩm phục hồi, giảm sưng đỏ
- Bước 5: Bảo vệ da sau nặn mụn bằng cách hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, ánh nắng và các mỹ phẩm trang điểm.
Thực hiện đủ 5 bước chăm sóc da sau nặn mụn, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, làn da của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và vết thâm mụn cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Xem ngay hướng dẫn dưới đây để biết sau khi mới nặn mụn xong nên làm gì nhé!
Xem hướng dẫn chi tiết các bước chăm sóc da sau nặn mụn dưới đây!
Chi tiết 5 bước chăm sóc da sau nặn mụn để ngừa thâm hiệu quả:
-
Bước 1: Làm sạch da sau nặn mụn
Sau nặn mụn, làn da vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, những thành phần hóa học trong sữa rửa mặt sẽ khiến da dễ nhạy cảm và kích ứng. Bạn nên lau sạch mặt bằng nước muối sinh lý thay sữa rửa mặt. Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng trên da. Sau đó, nên lau lại da bằng nước sạch để các gốc muối không khiến da bị khô và sạm màu.
-
Bước 2: Cân bằng da sau nặn mụn
Các sản phẩm Toner sẽ giúp cân bằng lại độ pH cơ bản của làn da, làm dịu cảm giác châm chích và đau nhức sau khi nặn mụn. Toner còn tác dụng giảm tình trạng viêm đỏ của làn da. Nên lựa chọn loại không cồn để tránh gây kích ứng cho da. Ngoài Toner thì xịt khoáng cũng là sản phẩm cân bằng da tốt. Rửa mặt xong da có thể bị khô, căng do mất độ ẩm. Dùng toner / nước hoa hồng để cân bằng và cấp ẩm cho da. Bạn nên thấm ra bông tẩy trang và lau nhẹ lên da. Tránh dùng tay trực tiếp vỗ lên mặt, vì có thể gây nhiễm khuẩn cho vết mụn.
-
Bước 3: Làm dịu da, giảm sưng sau nặn mụn
Sau nặn mụn nên đắp mặt nạ phục hồi da, có tính kháng khuẩn cao. Các hoạt chất của mặt nạ thấm sâu vào da và làm cho vết thương nhanh lành hơn. Không chọn các loại mặt nạ dạng lột hay tẩy tế bào chết sau nặn mụn. Các sản phẩm này có độ tẩy rửa và tác dụng lực lên da sẽ khiến da tổn thương hơn.
-
Bước 4: Phục hồi da sau nặn mụn
Sau nặn mụn nên chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, lành tính. Sử dụng dưỡng ẩm HA vừa giúp cấp ẩm phục hồi, vừa có tác dụng làm trắng sáng da, cải thiện thâm sạm hiệu quả sau nặn mụn. Sau khi nặn mụn, việc dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làn da nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, làn da sau khi nặn mụn thường bị khô. Sử dụng dưỡng ẩm giúp cấp ẩm kịp thời cho làn da. Chọn các sản phẩm có độ dịu nhẹ và tránh các sản phẩm chứa cồn có thể gây kích ứng cho da.
Thông thường dịch vụ lấy mụn chuẩn y khoa tại các cơ sở chăm sóc và điều trị da mụn uy tín thường đã bao gồm đầy đủ các bước nói trên, với quy trình an toàn, tránh lây nhiễm chéo giúp bạn hạn chế để lại thâm sẹo sau khi nặn mụn.
-
Bước 5: Bảo vệ da sau nặn mụn
Làn da sau nặn mụn nếu được chống nắng kỹ sẽ giúp mờ nhanh vết thâm trên da. Hãy sử dụng kem chống nắng và các vật dụng chống nắng khác như khẩu trang, mũ rộng vành. Bạn nên chọn loại kem chống nắng không gây bí da, không cồn và hương liệu.
Hãy tự tạo cho mình một thói quen và xây dựng hiệu quả quy trình chăm sóc da sau nặn mụn. Giúp làn da được khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ mụn quay lại.
Nặn mụn xong nên bôi gì?
Nặn mụn xong nên bôi gì để làm dịu da và ngăn ngừa mụn quay lại? Câu trả lời là tùy vào thời điểm. Để dễ hình dung, chúng ta sẽ tạm phân thành 3 giai đoạn sau khi nặn mụn, đó là: Sau khi mới nặn mụn xong, sau khi nặn mụn 1 ngày và sau khi nặn mụn 3 -7 ngày nhé!
-
Sau khi mới nặn mụn xong nên bôi gì?
Trước và sau khi mới nặn mụn xong bạn da bạn nên được làm sạch bằng các dung dịch làm sạch, sát khuẩn như nước muối sinh lý, porvidine, AHA/BHA/PHA nồng độ thấp tùy vào loại da. Thông thường với da nhạy cảm chỉ nên sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc PHA. Buổi tối, bạn chỉ cần làm sạch da bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt diu nhẹ, sau đó không cần bôi thêm sản phẩm nào khác để tránh các tác động lên các vùng da đang bị tổn thương, tránh làm bít tắc lỗ chân lông.
-
1 ngày sau khi nặn mụn xong nên bôi gì?
Sau nặn mụn 1 ngày, tức là qua ngày hôm sau, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, phục hồi và chăm sóc da dịu nhẹ ở dạng gel, lỏng. Tránh các sản phẩm bít tắc, dạng cream đặc, điều này có thể gây bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Khi da được cung cấp các dưỡng chất cần thiết sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi, kích thích lành thương nhanh hơn.
-
3 -7 ngày sau khi nặn mụn xong nên bôi gì?
Sau nặn mụn 3-7 ngày, da lúc này đã bắt đầu quá trình hình thành và bong mài (lớp da tổn thương khô lại và bắt đầu quá trình bong tróc). Giai đoạn này bạn đã có thể chăm sóc da như bình thường, tuy nhiên để tránh các vết thâm kéo dài hoặc sự hình thành của các vết sẹo rỗ, bạn có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm thúc đẩy quá trình phục hồi và làm trắng da như vitamin C, niacinamide… Với các tổn thương mụn sâu có thể sử dụng thêm sản phẩm như kem trị thâm, thuốc strataderm trị sẹo (đối với những bạn có cơ địa dễ bị sẹo) và đừng quên tăng cường dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm dạng lỏng, serum chứa thành phần dịu nhẹ như B5, Hialuronic acid…Ngoài ra cần bảo vệ da trước tác động từ môi trường như ánh nắng, bụi bẩn bằng cách thoa kem chống nắng phổ rông, che chắn kỹ khi ra ngoài.
Những điều cần tránh sau khi mới nặn mụn xong
Chăm sóc da sau nặn mụn là bước rất quan trọng. Nếu bạn chăm sóc da đúng cách, da sẽ được phục hồi sớm. Sau đây là những điều cần tránh sau khi nặn mụn để có một làn da khỏe mạnh và hết mụn.
Mới nặn mụn xong nên làm gì? (Sau nặn mụn 1 ngày)
Thời điểm mới nặn mụn xong nên làm gì khi vết thương còn mới? Hãy đọc ngay những lưu ý dưới đây:
- Tránh chạm tay vào da: Sau nặn mụn làn da sẽ xuất hiện vết thương hở. Dùng tay chạm vào da sẽ khiến vi khuẩn lây lan vào bên trong da. Điều này sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương và bị mụn tiếp tục.
- Không trang điểm: Nếu trang điểm quá dày sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Các vết thương hở dễ bị kích ứng bởi các thành phần của sản phẩm trang điểm.
- Rửa mặt nhẹ nhàng: Làn da sau nặn mụn thường rất nhạy cảm. Do đó, khi rửa mặt nên xoa nhẹ nhàng. Đồng thời, chọn sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ theo lời khuyên của Bác sĩ.
3 ngày sau nặn mụn xong nên làm gì?
- Không tẩy tế bào chết cơ học: 3 – 4 ngày sau nặn mụn không nên tẩy tế bào chết cơ học vì ảnh hưởng đến vùng da đang bị tổn thương. Thay vào đó, có thể dùng BHA nồng độ 1% dịu nhẹ để kháng viêm và làm sạch da.
- Các sản phẩm trị mụn: Ngưng sử dụng các sản phẩm trị mụn từ 1 – 3 ngày. Các sản phẩm chứa thành phần Retinol trị mụn, Acid Salicylic có thể khiến mặt bạn sưng đỏ hơn.
7 ngày sau nặn mụn xong nên làm gì?
- Hạn chế tất cả các tác động lên da: Nên trì hoãn ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện phương pháp tẩy lông mặt hay các phương pháp điều trị mụn như Laser, lăn kim. Việc trì hoãn giúp da mặt có thời gian lành vết thương tốt hơn.
- Chăm sóc da đúng cách: Quá trình chăm sóc da sau nặn mụn cần được tiến hành đúng cách, bạn có thể tham khảo thêm cách làm mờ vết thâm, cách trị sẹo thâm theo hướng dẫn.
Chăm sóc da sau nặn mụn cần lưu ý gì?
Làn da của bạn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm sau nặn mụn, ngay cả đối với việc nặn mụn đầu đen , nghe có vẻ an toàn và không gây hại cho da, nhưng nếu không biết chăm sóc sau khi nặn bạn có thể bị thâm mụn kéo dài. Vì vậy, hãy lưu ý về cách chăm sóc da sau nặn mụn để làn da phục hồi sớm và tránh thâm mụn.
Nếu không biết cách chăm sóc da sau nặn mụn có thể khiến những vết thâm kéo dài rất lâu và thậm chí có thể gây nhiễm trùng da, chuyển biến thành các nốt mụn viêm lây lân khó kiểm soát. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần biết cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để các vết thâm nhanh mờ và làn da sớm phục hồi.
Dưỡng ẩm cho da sau nặn mụn
Một bước không thể thiếu sau nặn mụn là cung cấp độ ẩm cho da. Khi da chưa lành hẳn, cần sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có công dụng làm dịu da, phục hồi hư tổn. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, kết cấu dễ thẩm thấu nhanh qua da, không gây bít tắc lỗ chân lông.
Tránh nắng sau nặn mụn
Ngoài áp dụng các phương pháp trị sẹo thâm an toàn sau khi nặn mụn, bạn cần trú trọng tránh nắng và chống nắng cho da. Bởi làn da sau nặn mụn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Da dễ bị tổn thương bởi tác động của tia UV. Bạn nên sử dụng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm với SPF từ 30 trở lên khi đi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sử dụng mũ, khẩu trang và che chắn kĩ khi đi ra ngoài.
Chế độ ăn uống phù hợp sau nặn mụn
Dùng các đồ ăn từ rau củ tươi chứa nhiều Vitamin, khoáng chất. Các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi cũng như khỏe hơn. Đồng thời, cần tránh việc sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
Sinh hoạt lành mạnh sau nặn mụn
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, thải độc tố từ bên trong cơ thể ra ngoài. Vệ sinh nhà cửa, chăn gối sạch sẽ và hạn chế đi đến những nơi có nhiều khói bụi. Tránh thức khuya, căng thẳng hay stress kéo dài. Những thói quen sinh hoạt xấu ảnh hưởng không ít đến làn da, khiến da dễ nổi mụn hơn.
Chăm sóc da sau nặn mụn là vô cùng quan trọng. Cần cẩn trọng trong quá trình lấy nhân mụn cũng như quá trình chăm sóc da sau mụn. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu về cách chăm sóc da sau mụn phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra lên chú ý chọn các cơ sở uy tín, nên chọn trị mụn ở đâu có bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho làn da.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!