Lúc 21h tối 27-3, bệnh viện tiếp nhận hai bệnh nhi L.H.P. (8 tuổi) và V.N.Đ.Q. (7 tuổi, cùng ngụ phường Phước Tân, TP Biên Hòa) nhập viện điều trị với triệu chứng ngộ độc. Cả hai đang là học sinh lớp 1 và lớp 2 trên địa bàn TP Biên Hòa.
Bé P. nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật toàn thân liên tục, tụt huyết áp… Các bác sĩ đã cho bệnh nhi thở máy, tiêm thuốc chống co giật, truyền dịch chống sốc, truyền thuốc vận mạch, trợ tim. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhi bị rối loạn nhịp tim, ngưng tim và tử vong lúc 2h sáng 28-3.
Còn bé Q. nhập viện với triệu chứng nhẹ hơn, đau đầu, nôn ói. Sau khi được súc ruột, truyền dịch, sức khỏe bệnh nhi đã ổn hơn, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhi vẫn tiếp tục được theo dõi thêm tại bệnh viện.
Chị N.T.S. – mẹ bệnh nhi Q. – cho biết P. và Q. ở gần nhà nhau. Khoảng 17h chiều 27-3, cả hai đi chơi thì nhặt được lọ thuốc giống siro nên uống. Khoảng 2 giờ sau, P. có biểu hiện co giật, được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark (TP Biên Hòa) cấp cứu.
Lúc đầu do chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhi được cho chụp CT nhưng không phát hiện bất thường, được các bác sĩ xử trí chống co giật. Sau đó tình trạng bệnh nhi P. xấu hơn nên được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu, rồi tử vong tại đây.
Riêng em Q. biểu hiện nhẹ hơn, chỉ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Khi nghe tin từ người nhà của P., người nhà liền đưa bệnh nhi Q. vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sửu – trưởng khoa khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – cho biết sau khi bé nhập viện cấp cứu, người nhà bệnh nhi mang lọ thuốc màu hồng, không nhãn mác tới. So sánh hình ảnh xác định lọ thuốc trên phù hợp với nhóm thuốc diệt chuột florua acetate.
Theo bác sĩ Sửu, nhóm thuốc diệt chuột này xuất xứ từ Trung Quốc, đã cấm sử dụng từ lâu. Đây là loại thuốc rất độc, triệu chứng ngộ độc xảy ra rất sớm, sau 10 phút. Biểu hiện đầu tiên ở đường tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Tiếp theo biểu hiện kích thích, co giật, nặng hơn là hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp và tử vong.
Cũng theo bác sĩ Sửu, thuốc diệt chuột có 2 nhóm. Ngoài nhóm florua acetate của Trung Quốc, còn nhóm thuốc diệt chuột sinh học được lưu hành tại Việt Nam. Loại thuốc này độc tính nhẹ hơn, thường gây rối loạn đông máu (kháng đông). Khi uống nhầm sẽ không biểu hiện ngay mà thường sau 3 ngày mới xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, máu răng.
“Nhóm kháng đông tại bệnh viện từng gặp một số trường hợp nhưng tiên lượng tốt hơn, chữa trị kịp thời. Riêng nhóm diệt chuột Trung Quốc này cấm lâu nay, rất hiếm gặp. Đây là các ca bệnh đầu tiên bệnh viện điều trị”, bác sĩ Sửu nói.
Ngộ độc do thuốc diệt chuột dù cấp cứu điều trị qua cơn nguy hiểm vẫn có thể để lại một số di chứng, đặc biệt ảnh hưởng chức năng thận. Về nguyên tắc, độc chất diệt chuột này ảnh hưởng lên chu trình hoạt động của tế bào, làm ức chế các chu trình hoạt động, gây tổn thương các cơ quan.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!