Kỳ thi tốt nghiệp THPT là gì và Tất tần tật về Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Là một trong những kỳ thi mà bất cứ học sinh lớp 12 nào cũng phải trải qua và có thể sử dụng kết quả để tham gia xét tuyển vào một số trường đại học, cao đẳng, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được phụ huynh, học sinh và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT.

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và mục đích tổ chức kỳ thi

Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPTQG mang tính chất “2 trong 1”, vừa sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT vừa là phương thức để xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng, kỳ thi tốt nghiệp THPT có chức năng chính là cơ sở cho việc xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12. Cụ thể, theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/5/2020: “Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đich:

– Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT).

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

– Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

2. Các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh phải thực hiện các bài thi bao gồm:

+ 3 bài thi độc lập (bắt buộc): Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ;

+ 1 trong 2 bài thi tổ hợp tự chọn: Tổ hợp KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và tổ hợp KHXH (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Chi tiết các môn thi như sau:

STT Bài thi/môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Hình thức thi Thời gian thi 1 Ngữ văn Tự luận 120 phút 2 Toán Trắc nghiệm 90 phút 3 Vật lí Trắc nghiệm 50 phút 4 Hóa học Trắc nghiệm 50 phút 5 Sinh học Trắc nghiệm 50 phút 6 Lịch sử Trắc nghiệm 50 phút 7 Địa lí Trắc nghiệm 50 phút 8 Giáo dục công dân Trắc nghiệm 50 phút 9 Ngoại ngữ Trắc nghiệm 60 phút

Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Xem thêm cấu trúc các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 TẠI ĐÂY

3. Cách tính điểm và điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THPT

Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN) được lấy đến hai chữ số thập phân, trong đó điểm từng bài thi được quy về thang điểm 10.

Công cụ tính điểm xét tốt nghiệp THPT tự động TẠI ĐÂY

Điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT:

– Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả bài thi và môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự tuyển để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm trên thang điểm 10 và có ĐKTN từ 5,0 điểm trở lên.

– Hoặc những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT.

4. Một số quy định đối với thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT

Đối tượng và điều kiện dự thi:

– Người đã học xong chương trình THPT hoặc đã học xong chương trình THPT những chưa tốt nghiệp THPT, hạnh kiểm năm lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không xếp loại kém.

– Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT tham dự kỳ thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

– Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

Trách nhiệm của thí sinh:

– Có mặt tại phòng thi đúng giờ để làm thủ tục dự thi.

– Tuân thủ quy định trong phòng thi như: Xuất trình Thẻ dự thi cho Cán bộ coi thi; điền đầy đủ thông tin vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp; không trao đổi, sao chép bài, sử dụng tài liệu, gian lận, mất trật tự phòng thi; chỉ mang vào phòng thi Bút viết, bút chì, conpa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản hay thẻ nhớ, Atlat Địa lí Việt Nam với môn Địa lí, máy ghi âm ghi hình không thể nghe, xem, truyền, nhận thông tin nếu không có thiết bị hỗ trợ khác,…; cấm mang vào phòng thi giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí, chất gây cháy nổ, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin gian lận;…