Chữa nhiệt miệng bằng RAU MÁ là một trong những kinh nghiệm dân gian giúp mọi người điều trị các vết nhiệt miệng nhạy cảm trong thời gian ngắn với chi phí thấp và an toàn không gây kích ứng da.
Dù không biết được nguyên nhân gây ra nhiệt miệng chính xác nhưng chỉ cần bạn sử dụng đúng biện pháp điều trị thì những vết loét sẽ biến mất nhanh chóng sau vài ngày. Cũng cần phải đề phòng nhiệt miệng tái phát bằng cách giữ mát cho cơ thể, chống nóng trong người.
I. Cách chữa nhiệt miệng bằng RAU MÁ đơn giản
Theo Đông Y, rau má là vị thuốc có vị ngọt hơi đắng có tác dụng giải nhiệt, thải độc, lợi sữa và chữa nhiều chứng bệnh về răng miệng rất tốt.
Còn theo y học hiện đại đã chứng minh trong rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có công dụng làm lành vết thương, trị các vết lở loét rất nhanh nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa giúp các vết loét se lại, nhiệt miệng cũng bị đánh bay.
** Để chữa nhiệt miệng các bạn có thể thực hiện các cách sau đây:
– Cách thứ 1: Rau má rửa sạch, để ráo nước rồi lấy chày giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Chỉ sau vài ngày các vết loét sẽ lành hẳn.
– Cách thứ 2: Cũng giã rau mã lấy nước cốt để ngậm và súc miệng hàng ngày.
– Cách thứ 3: Nấu nước rau má để uống hàng ngày cũng mau chóng giảm vết loét.
Dù thực hiện cách nào trong 3 cách trên đây đều có hiệu quả trong thời gian ngắn, sau khi hết nhiệt miệng bạn vẫn có thể sử dụng giúp tăng khả năng nhiệt miệng quay trở lại, thanh lọc cơ thể và làm đẹp da.
Do rau má có tính hàn cho nên chỉ cần sử dụng một lượng vừa đủ, các nhà khoa học khuyên dùng 1 lượng 40gr cho 1 ngày tương đương với 1 cốc nước rau má. Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn thì dừng nửa tháng rồi mới dùng lại.
II. Nguyên nhân và cách trị nhiệt miệng tận gốc
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng mà khó kiểm tra chính xác bạn đang mắc phải bệnh do nguyên nhân nào gây ra.
1. Do chức năng gan suy giảm
Gan là một cơ quan thanh lọc độc tố trong cơ thể, các bệnh ở gan như nhiễm độc do rượu, nóng gan, viêm xơ gan khiến chức năng gan suy giảm, những chất độc không bị đào thải sẽ tích tụ ở niêm mạc miệng, đường tiêu hóa dễ hình thành nhiệt miệng.
Các bạn nên chú ý tránh sử dụng bia, rượu, chất kích thích, cafein quá nhiều sẽ khiến gan bị quá tải và dễ bị viêm nhiễm. Cũng không nên ăn đồ nóng, đồ chứa nhiều dầu mỡ, các loại gia vị như tiêu, hồi, ớt, tỏi,… làm nóng gan.
2. Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ thống miễn dịch tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng khi vi khuẩn tấn công. Khi hệ miễn dịch giảm sẽ khiến các tác nhân bên ngoài tác động và gây tổn thương niêm mạc miệng hình thành các vết lở, loét nhiệt miệng.
Vì thế để chữa trị và ngăn ngừa nhiệt miệng cần bổ sung thêm vitamin C và khoảng chất tăng cường sức đề kháng. Nên ăn uống nhiều loại trái cây chứa vitamin C như cam, bưới, dâu tây, đu đủ,…
3. Rối loạn nội tiết tố
Dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai và giai đoạn cho con bú, giai đoạn trẻ dậy thì và sau dậy thì,… làm cơ địa thay đổi dễ bị nóng trong người và nhiệt miệng dễ dàng xuất hiện.
Cách trị bệnh lúc này là sử dụng các biện pháp làm mát cơ thể tự nhiên như uống nhiều nước, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm làm mát cơ thể. Và mật ong chữa nhiệt miệng rất tốt và an toàn nhất là cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
4. Nhiễm khuẩn
Là tình trạng mất cân bằng sinh học của các loại vi khuẩn trong miệng gồm các loại vi khuẩn kị khí, nấm, vi rút, vi trùng,… Các loại này có thể cân bằng và loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày. Cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa cũng là cách cực kỳ tốt để ngăn sự hình thành vi khuẩn trong khoang miệng.
5. Nhiệt miệng do stress
Căng thẳng, stress do công việc, áp lực từ cuộc sống cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Chính vì vậy, bạn nên tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giữ tâm trạng vui vẻ yêu đời để không bị nhiệt miệng thường xuyên.
Đây là một căn bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể chữa được bằng các biện pháp chăm sóc răng miệng, sức khỏe, dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó là sử dụng nguyên liệu tự nhiên chữa nhiệt miệng cực kỳ hữu hiệu.
Các nguyên liệu thiên nhiên điều trị nhiệt miệng ngoài rau má thì có mật ong, nước ép củ cải, dầu dừa, nước muối loãng, rau dấp cá, lá bàng non,…
Các chuyên gia khuyên bạn khi bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin (Vitamin A, C, PP,…) và các nhóm nguyên tố vi lượng (Kẽm, Sắt,…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương.
Chữa nhiệt miệng bằng RAU MÁ sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời nếu bạn kiên trì áp dùng trong vài ngày là khỏi hẳn.
Mọi thắc mắc cần giải đáp về nhiệt miệng và cách phòng ngừa nhiệt miệng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được trả lời nhanh nhất hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nhiệt miệng:
- Bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân từ đâu
- Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non
- Cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót
Thẻ:Mẹo hay nhiệt miệng, Nhiệt miệng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!