23 Cách Học Thuộc Văn Nhanh Trong 5 Phút – WElearn Gia Sư

Văn – môn học khiến bao học sinh phải “ngán ngẩm” vì có quá nhiều kiến thức phải nhớ trong một bài học. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ của người học sinh chưa biết cách học Văn hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được đâu là cách học thuộc Văn nhanh nhất nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư môn Văn

1. Những sai lầm khi học Văn

Sai lầm 1 : Đọc ra tiếng – 1 câu nhiều lần – giúp học bài mau thuộc hơn

Đây là cách học phổ biến nhất của các bạn học sinh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới đây, cách học này là sai lầm và phản khoa học

Nguyên nhân là vì bộ não chúng ta sẽ rất khó để làm 2 việc trong cùng 1 lúc, đó là vừa đọc vừa nhớ. Hơn thế nữa, cách học này sẽ khiến bạn dễ quên hơn vì những gì bạn nhớ được chỉ là những câu nói thoang thoảng chứ không thể khắc sâu vào trí nhớ

Sai lầm 2 : Muốn nhớ dễ, cần liên tưởng thực tế

Cái này có thể đúng hoặc không đúng tùy vào trường hợp. Giả sử như bài học liên quan đến một nội dung nào đó về khoa học hay về những gen, tế bào trong cơ thể, nó sẽ rất khó để bạn hình dung và liên tưởng. Vì vậy, đối với trường hợp này, việc liên tưởng là điều không thể

Sai lầm 3: Bạn đang đi câu cá mà không có cần câu

Bạn sẽ không thể nào học được nếu như không có các công cụ để hỗ trợ. Như đối với môn toán, bạn sẽ không thể nào học nó nếu như không có công thức. Dĩ nhiên, bạn không thể nào học thuộc lòng bài giải được rồi.

Việc học nhưng không nắm những kiến thức lý thuyết thì cũng giống như Bạn đang đi câu cá mà không có cần câu. Vì vậy, hãy bắt đầu học khi bạn đã liệt kê đầy đủ những kiến thức cần học ra giấy nhé!

2. Nguyên nhân chính khiến bạn học bài khó nhớ, dễ quên

Trước khi tìm hiểu phương pháp để học tốt môn Văn hơn, bạn hãy tìm hiểu vì sao mình “ghét” nó để khắc phục vấn đề ngay từ gốc. Khi đó, việc học Văn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn đối với bạn.

Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bạn học bài khó nhớ, dễ quên

  • Nghe những hướng dẫn sai lầm
  • Ghi nhớ sai phương pháp
  • Không biết cách ghi nhớ đúng là như thế nào
  • Không được hướng dẫn cụ thể khi học
  • Do thói quen hời hợt, học qua loa, không muốn học

3. Cách học thuộc Văn nhanh

3.1. Hãy chuẩn bị đồ dùng học tập cùng với một không gian yên tĩnh

Không gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học thuộc có nhanh hay không. Khi học trong một môi trường yên tĩnh, bạn sẽ cảm thấy học nhanh thuộc hơn và có thể tự nghĩ ra cho mình nhiều ý tưởng hay hơn.

Đặc biệt, việc thay đổi góc học tập cũng là một cách để bạn cảm thấy sự mới mẻ, giúp việc tiếp thu bài trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

3.2. Đọc hiểu nội dung và gạch chân các từ khóa quan trọng trong bài

Học Văn không phải là học thuộc răm rắp, từng câu từng chữ cả bài nhưng mà là học ý chính. Vì một bài Văn rất dài, việc học thuộc lòng nó thì rất khó và mất thời gian. Vì vậy, bạn cần học theo cách thông minh hơn. Đó là học theo từ khóa.

Bằng cách học theo từ khóa này, bạn cần gạch chân những ý chính, những ý quan trọng để vừa tiết kiệm thời gian, vừa không bị lan man.

3.3. Tóm tắt các ý chính

Sau khi học và hiểu kiến thức rồi, việc bạn cần làm là hệ thống lại các kiến thức đã học bằng cách tóm tắt ý chính.

Hơn nữa, nhờ các ý chính này, bạn có thể xây dựng được dàn ý, nội dung và triển khai các ý nhỏ từ dàn ý lớn này.

3.4. Liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức

Mỗi tác phẩm là một câu chuyện. Vì vậy, để thêm phần thú vị, bạn có thể gắn tác phẩm với yếu tố gây cười hay những câu chuyện thực tế để có thể dễ hiểu và dễ đọc hơn. Làm như vậy vì não ta có khả năng lưu trữ và nhớ những thông tin hài hước hơn là những câu Văn khô khan và nhiều chữ.

Hơn nữa, khi đặt câu chuyện vào những tình huống thực tế, bạn sẽ dễ “nhập vai” tác giả để kể lại câu chuyện một cách chân thực hơn. Đây là cách để học thuộc bài nhanh vô cùng hữu hiệu mà các em không nên bỏ qua

3.5. Học theo nhóm

Dù là môn nào đi nữa thì việc học theo nhóm cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để cải thiện kiến thức của mình. Vì khi học theo nhóm, mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều cái đầu lúc nào cũng hơn một cái đầu. Ai biết phần nào chỉ phần đó sẽ cùng giúp nhau tiến bộ hơn.

Hơn thế nữa, trong quá trình học, sẽ có rất nhiều bạn không đủ can đảm để hỏi lại thầy cô. Lúc này, học nhóm là giải pháp tốt nhất giúp các bạn có thể giải đáp các thắc mắc của mình.

Ngoài ra, đối với các bạn giỏi, học theo nhóm cũng là cách để các bạn ôn và kiểm tra lại kiến thức của mình, xem mình có thực sự hiểu bài hay không. Nếu bạn hiểu bài, việc giảng bài cho người khác hiểu sẽ rất dễ dàng.

3.6. Nhẩm lại bài một cách tập trung

Đối với môn Văn, đây là cách mà được dùng phổ biến nhất. Khi một thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần, não bạn sẽ nhớ nó lâu hơn.

Chính vị vậy, khi học Văn, trước tiên bạn hãy đọc nội dung một lượt, để nắm được bài có những ý nào. Sau đó hãy nhẩm đi nhẩm lại đến khi thuộc và gấp sách lại đọc một lần nữa đến hết bài. Cuối cùng mở sách ra lại để kiểm tra xem những phần mình đọc có đúng không và tiếp tục nhẩm lại đến khi học thuộc thì thôi.

3.7. Kiên trì và có sự đam mê

Nếu không có kiên trì và đam mê, bạn sẽ không thể làm việc gì đến cùng. Vì vậy, muốn học Văn tốt, bạn cần phải quyết tâm và đầu tư thời gian cho nó. Không thể nào chỉ học qua loa mà muốn giỏi Văn được.

Thực tế, những bài Văn thường có nội dung phân tích rất dài, điều này sẽ khiến các bạn thấy nản và sẽ không muốn học. Chính nó làm cho việc học Văn trở nên chậm hơn.

Thay vào đó, bạn hãy kiên trì và quyết tâm học cho xong. Hãy học theo cách đọc hiểu Văn bản chứ không nên gượng ép để mà nhớ.

3.8. Tìm ra phương pháp học hiệu quả, sáng tạo

Mỗi người sẽ có cách tư duy và hướng suy nghĩ khác nhau. Có thể cách học của người này sẽ không phù hợp với cách học của người khác. Vì vậy, bạn cần tìm ra cho mình một phương pháp học riêng sao cho hiệu quả đối với bản thân mình. Và quan trọng hơn hết là phải tuân thủ những nguyên tắc và phương pháp đã đặt ra để kết quả học tập được cao hơn.

3.9. Chia nội dung cần học thuộc thành các phần nhỏ là cách học bài nhanh thuộc nhất

Khi tiếp nhận một lúc mà quá nhiều thông tin, não bộ sẽ rất khó xử lý cùng một lúc. Khi đó, việc học bài sẽ diễn ra rất chậm. Vì vậy, thay vì “ngốn” tất cả kiến thức 1 lần, bạn hãy chia nhỏ ra từng phần, học phần nào chắc phần đó. Sau khi đã học xong các phần, bạn kiểm tra lại bằng cách hệ thống lại tất cả những gì mình đã học.

3.10. Tạo cho mình niềm hứng khởi

Một cách nữa để việc học Văn trở nên dễ dàng hơn là bạn hãy tự tạo cho mình những suy nghĩ tích cực và niềm hào hứng khi học. Vì tâm lý là điều vô cùng quan trọng trong học tập.

Nếu chưa học mà bạn đã “ép” mình có suy nghĩ “Mình không học được” hay “Mình không làm được” thì sẽ rất khó và dẫn đến sự chán nản khi học.

Loại trừ trong đầu bạn những suy nghĩ tiêu cực và dùng những suy nghĩ tích cực để nói với bản thân rằng “Mình sẽ làm được”, “Người khác làm được thì mình cũng làm được”. Những câu nói này trông có vẻ vô nghĩa nhưng nó sẽ rất hiệu quả để giúp bạn có thêm động lực đó.

3.11. Hiểu rõ nội dung vấn đề là cách học thuộc lòng bài Văn nhanh nhất

Việc nắm chắc nội dung bài học sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Sẽ rất khó để bạn học thuộc nếu như không hiểu rõ bản chất của vấn đề. Cho dù nếu có thuộc thì nó cũng chỉ là học vẹt và rất dễ quên.

Vì vậy, trước khi bắt đầu vào việc học bài, bạn hãy lướt sơ bài học để tìm ra những phần mình chưa hiểu và hỏi lại thầy cô, bạn bè. Sau đó, hãy đóng khung và làm nổi bật những ý chính và ý quan trọng để tạo thành một sườn bài rồi mới bắt đầu học thuộc.

3.12. Tìm sách tham khảo chất lượng

Vì thời gian trên lớp chỉ có 45 phút/tiết nên chắc chắc thầy cô không thể truyền tải được hết tất cả những thông điệp của bài học mà chỉ nói lên những ý chính, ý quan trọng. Do đó, việc tự tìm sách để tự mày mò và nghiên cứu thêm là cực kỳ cần thiết.

Đặc biệt là đối với môn Văn, đọc sách càng nhiều không những giúp bạn nâng cao kiến thức mà còn làm vốn từ vựng của bạn thêm đa dạng hơn.

Tuy nhiên, khi lựa sách để học, bạn cần lưu ý chọn những sách có chất lượng, được xuất bản bởi những nhà sách uy tín như NXB Giáo dục, NXB Hà Nội,… Vì nếu “đặt sai niềm tin” vào sách sẽ rất có thể bị phản tác dụng.

3.13. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc tập trung với khoảng thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần sẽ hiệu quả hơn so với việc học trong một thời gian dài.

Vì vậy, khi học, bạn không nên học một lèo mà hãy chia nhỏ thời gian ra. Hãy tạo ra các khoảng nghỉ nhỏ trong giữa lúc học để đầu óc bạn được thoải mái hơn.

3.14. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”

Học là quan trọng nhưng bạn không thể lúc nào cũng “ôm sách vở” học suốt được. Hãy để cho đầu óc bạn có thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn. Vì đến máy móc cũng cần có lúc được nghỉ ngơi thì bộ não của con người cũng vậy.

Nếu bạn liên tục tiếp thu thông tin quá nhiều, bộ não sẽ bị bão hòa và không kịp xử lý các thông tin khác. Khi đó, nó sẽ không thể tiếp thu kiến thức mới nào cả.

Hãy nhớ rằng, càng căng thẳng, càng áp lực thì học bài sẽ càng khó vào. Hãy thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi nếu đang cảm thấy quá sức và sau đó sẽ bắt đầu lại với một năng lượng mới nhé!

3.15. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Khi học bài, trạng thái của bạn là quan trọng nhất. Hãy tôn trọng cảm xúc của mình. Nếu bạn đang có sẵn cảm giác chán nản, không muốn học thì đừng nên học. Hãy cứ nghỉ ngơi và để lúc nào bạn thực sự muốn học thì hẵng bắt đầu.

Nếu bạn học với một tâm trạng không thoải mái, não bạn sẽ rất khó để tiếp thu. Như vậy, bạn sẽ càng thêm khó chịu và mất thời gian.

3.16. Ôn lại bài trong ngày

Khi bạn “nạp” vào đầu một kiến thức mới, hãy dành một ngày để ôn lại hết tất cả chúng. Vì lúc đó, kiến thức còn mới, bạn còn nhớ, hãy củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.

Nếu chờ một vài ngày sau mới ôn thì có thể bạn sẽ chẳng còn nhớ gì về nó, khi đó, bạn sẽ học lại hết từ đầu chứ không phải là ôn lại nữa

3.17. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên

Quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế, vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn. Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.

3.18. Sử Dụng phương pháp phóng đại

Tại sao người đánh bóng chày khởi động bằng cách vung 2 hoặc 3 gậy ? Tại sao vận động viên điền kinh thỉnh thoảng đeo tạ chì vào chân? Trong cả 2 trường hợp, phóng đại trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho kết quả cuối cùng có vẻ dễ dàng.

Điều này có thể được áp dụng vào việc học. Ví dụ, nếu bạn đang học phát âm tiếng Anh, hãy phóng đại các âm để dễ nhớ hơn. Ví dụ từ “Naive” có thể phát âm là “NAY-IVY.” Bằng cách làm quen với cách phát âm phóng đại, khả năng đúng chính tả là điều hiển nhiên.

3.19. Thời gian giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất

Theo nghiên cứu, khoảng thời gian để học bài hiệu quả nhất là khoảng 4 – 5h sáng. Khi đó, không khí còn tĩnh lặng, không có sự ồn ào, việc học bài lúc này sẽ kiến bạn tập trung và dễ học hơn.

Đặc biệt, ở mỗi môn học sẽ có một khung giờ học khác nhau, bạn có thể tham khảo các khung giờ đó để học được hiệu quả hơn:

  • 4h30 – 6h: Học lý thuyết
  • 7h15 – 10h: Khung giờ cho các môn xã hội, Văn học, ngôn ngữ
  • 14h – 16h30: Khung giờ vàng cho các môn tự nhiên
  • 19h45 – 22h30: Dành cho các môn tính toán, logic

3.20. Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc

Kiến thức là thứ khá khô khan, nên chắc chắn nếu chỉ học vẹt sẽ không hiệu quả. Bạn chỉ như một chiếc máy photocopy, in ra thật nhiều phiên bản, nhưng trong trí óc không hề có sự liên tưởng và kết nối cảm xúc thực sự.

Hãy đặt mình vào nhân vật của tác phẩm, vào tình huống truyện để giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

3.21. Tập trung cao độ trong quá trình học

Một khi đã bắt đầu nghiêm túc với việc học thì hãy tập trung và đó, đừng để bị sao nhãng bởi những thứ xung quanh. Học ra học, chơi ra chơi. Công việc chỉ hiệu quả khi bạn thật sự tập trung và dồn hết năng lượng cho nó.

3.22. Liên tưởng với hình ảnh, vẽ sơ đồ tư duy

Học qua hình ảnh là cách học mới nhưng rất hiệu quả. Theo nghiên cứu, não bộ sẽ dễ tiếp thu những hình ảnh, màu sắc hơn là những con chữ.

Vì vậy, thay vì đọc mấy trang vở, bạn hãy vẽ chúng ra thành sơ đồ tư duy, tổng hợp những ý chính, ý cần thiết để dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể viết bài bằng nhiều màu mực, dùng bút dạ quang để highlight những ý chính, những ý quan trọng để khi học học bài, nó sẽ “đập ngay vào mắt” bạn. Như vậy, sẽ rất khó để bạn quên chúng.

3.23 Sử dụng các giác quan cơ thể để học bài

Tùy vào mỗi người ta có thể lựa chọn cách học qua giác quan hợp lý

Học bằng mắt: Đối với những người có khả năng ghi nhớ hình ảnh, chỉ vừa lướt qua là nhớ hình ảnh, câu chữ

Học bằng tai: Bạn có thể nghe đi nghe lại một nội dung, hoặc chăm chú nghe giáo viên giảng bài và ghi chú lại những từ khóa để dễ học thuộc hơn

Học bằng miệng: cách học này khá truyền thống, khi bạn đọc thành tiếng bài học của mình sẽ giúp bạn học nhanh hơn.

4. Những điều cần nhớ khi học Văn

Dưới đây là những lưu ý cần nhớ, giúp bạn học tốt môn Văn hơn.

  • Nhớ kỹ tự đề bài học: vì tựa đề bao hàm tất cả nội dung của bài học
  • Những số la mã: Là các ý chính cần nắm được bài học
  • Học phần nào dứt điểm phần đó, không học lan man, nửa này nửa kia
  • Khi học xong cần ôn lại để củng cố
  • Gạch chân những ý cần thiết
  • Không nên vừa học vừa ăn
  • Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra.

Như vậy, bài viết đã Bật Mí Cho Bạn Cách Học Thuộc Văn Nhanh Nhất. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc “giảm nỗi sợ” về môn Văn nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Làm Thế Nào Để Loại Bỏ Lười Biếng Và Siêng Học Hơn?
  • Làm Thế Nào Để Loại Bỏ Lười Biếng Và Siêng Học Hơn?
  • Bật Mí Ngay 16 Phương Pháp Học Tốt Tất Cả Các Môn