Học hàm, học vị là những cách gọi chung để chỉ trình độ, bằng cấp, học thức,…của một người. Theo đó, để đạt được một cấp bậc học hàm hay học vị, mỗi người phải đáp ứng đủ các tiêu chí cụ thể được quy định. Và dĩ nhiên, bậc học hàm, học vị càng cao thì yêu cầu càng khắt khe hơn. Vậy học hàm, học vị cao nhất là gì và có tiêu chuẩn như thế nào?
Học vị cao nhất là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục trong nước cấp khi người học đã hoàn thành chương trình đào tạo. Tại nước ta, học vị được chia làm 04 nhóm là:
– Học vị Cử nhân, Kỹ sư hoặc các chuyên ngành liên quan.
– Học vị Thạc sĩ.
– Học vị Tiến sĩ.
– Học vị Tiến sĩ khoa học.
Theo đó, Tiến sĩ khoa học sẽ là chức danh học vị cao nhất. Để đạt được học vị này, trước tiên người học cần đáp ứng được tất cả các tiêu chí của những cấp bậc trước đó. Cụ thể là tốt nghiệp Cử nhân, sau đó đăng ký học thêm cao học để tốt nghiệp Thạc sĩ và đăng ký tham gia nghiên cứu sinh, viết ít nhất 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành để trở thành Tiến sĩ. Cuối cùng, Tiến sĩ cần tiếp tục nghiên cứu đề tài khoa học rộng hơn để được công nhận là Tiến sĩ khoa học.
Học hàm cao nhất là gì?
Khác hẳn với học vị, học hàm là một chức danh do Nhà nước công nhận cho một người sau khi đã đạt đủ những tiêu chuẩn quy định mà không cần phải học hay thi cử. Học hàm bao gồm hai chức danh là:
– Giáo sư.
– Phó giáo sư.
Trong đó, hai chức danh này hoàn toàn tách biệt và không liên quan gì đến nhau. Vậy nên, học hàm không có chức danh cao nhất mà chỉ bao gồm hai chức danh độc lập.
Điều kiện để được công nhận là Giáo sư, Phó giáo sư vô cùng khắt khe, được nêu rõ trong Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, trước tiên Giáo sư và Phó giáo sư phải đạt được 5 tiêu chuẩn chung, bao gồm: Không vi phạm đạo đức nhà giáo; Có đủ thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo; Hoàn thành những nhiệm vụ được giao và có đủ số giờ dạy theo quy định; Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác; Có đủ điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu. Bên cạnh đó, còn có thêm 8 tiêu chuẩn riêng cho Giáo sư và 7 tiêu chuẩn riêng cho Phó giáo sư như sau:
Đối với Giáo sư: Đã được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư từ đủ 03 năm hoặc có ít nhất gấp hai lần điểm công trình khoa học quy đổi; Đã chủ trì, tham gia xây dựng chương trình đào tạo Đại học trở lên hoặc nhiệm vụ khoa học; Đã công bố đủ số bài báo khoa học theo quy định; Chủ trì biên soạn sách đào tạo từ Đại học trở lên; Chủ trì thực hiện đạt ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học; Hướng dẫn ít nhất 02 nghiên cứu sinh được cấp bằng Tiến sĩ; Bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín; Có ít nhất 20 điểm công trình khoa học quy đổi.
Đối với Phó giáo sư: Có bằng Tiến sĩ từ đủ 03 năm trở lên; Có ít nhất 06 năm tham gia giảng dạy từ Đại học trở lên hoặc gấp hai lần điểm công trình khoa học quy đổi; Đã công bố đủ số bài báo khoa học theo quy định; Chủ trì đạt ít nhất 01 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; Hướng dẫn ít nhất 02 học viên được cấp bằng Thạc sĩ hoặc 01 học viên được cấp bằng Tiến sĩ; Bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín; Có ít nhất 10 điểm công trình khoa hoc quy đổi.
Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thông tin chia sẻ ở trên của đội ngũ biên tập viên chúng tôi, các bạn đã biết học hàm, học vị cao nhất là gì, điều kiện đạt được ra sao và và từ đó cũng hiểu rõ hơn về các chức danh này tại Việt Nam.
Tham khảo thêm: Các học hàm và học vị trong ngành y
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!