Chó bị hóc xương phải xử lý thế nào? Cách chữa chó bị hóc xương an toàn như thế nào? Đây là những câu hỏi được nhiều độc giả của Pet Mart quan tâm. Bởi xương là một món ăn khoái khẩu đối với những chú chó.
Xương cung cấp cho chó nguồn canxi quan trọng, đồng thời giúp làm sạch răng cho chó. Tuy nhiên nếu không cẩn thận, chó bị mắc nghẹn sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp chó đã chết do bị hóc xương nhưng không được cấp cứu và chữa trị đúng cách.
Dấu hiệu chó bị hóc xương
Đa số các chú chó rất háu ăn, chúng thường ăn nhanh mà ít khi nhai. Nhiều chú chó thường nuốt luôn thức ăn nên rất dễ bị hóc xương. Đặc biệt là xương lợn, gà, cá… Hóc xương rất nguy hiểm cho chó nhưng có thể nhận biết qua những biểu hiện sau đây:
- Chó chảy dãi liên tục.
- Chó ho khạc nhiều.
- Chó bỏ ăn hoặc ăn ít hẳn đi.
- Miệng có mùi hôi do xương phân hủy nhưng vẫn mắc kẹt trong họng.
Chó bị hóc xương rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp. Chủ yếu là do chó ho khạc và chảy dãi nhiều. Do đó không nên tự chữa nếu không xác định rõ vấn đề chó đang gặp phải.
Chó bị hóc xương phải làm sao? Chữa thế nào?
Cách chữa phổ biến nhất hiện nay là gắp xương từ trong miệng chó. Cách này cần ít nhất 2 người để giữ chặt chó và luôn đeo găng tay để tránh bị thương. Một người sẽ mở hàm chó và dùng nhíp để gắp xương ra. Cần hết sức nhẹ nhàng vì xương có thể có cạnh sắc, có thể gây tổn thương cho chó.
Một cách khác là cho chó ngậm vỏ cam để chữa chó bị hóc xương. Thành phần trong vỏ cam sẽ làm xương mềm ra và trôi xuống dạ dày. Trường hợp không có vỏ cam, bạn có thể dùng viên vitamin C. Cách này chỉ hiệu quả nếu xương nhỏ, sau vài phút xương sẽ tan hết.
Nếu chó bị hóc xương quá to và nằm sâu trong họng thì nên đưa đến bệnh viện. Việc tự xử lý có thể gây nguy hiểm nhiều hơn cho chó. Trường hợp không biết chắc về tình trạng của chó, bạn cũng nên đưa chúng đến bệnh viện để kiểm tra.
Lưu ý khi phát hiện chó bị hóc xương
Những chú chó khi bị hóc sẽ rất khó chịu. Chúng có thể trở nên hoảng loạn và cố tìm cách khạc xương ra. Việc bạn cần làm là giữ bình tĩnh, không để chó chạy nhảy, hoạt động mạnh. Trấn an chó cưng để giúp chúng bớt khó chịu.
Khi lấy xương ra ngoài phải thật nhẹ nhàng. Vuốt nhẹ trên lưng để chúng bình tĩnh, giảm lo lắng và hợp tác hơn. Không cho chó ăn thêm thức ăn khi bị hóc xương.
Không dùng tay để móc xương ra khỏi miệng chó. Việc này có thể khiến cho tình trạng xấu hơn. Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến chó bị rách hoặc thủng thực quản. Có thể đe dọa tính mạng của chó.
Làm thế nào để chó không bị hóc xương gà, xương cá?
Cách phòng tránh tốt nhất là không cho chó ăn xương quá to, xương cục hoặc xương dăm. Nhất là xương cá, xương đùi gà, xương bò. Nếu muốn cho chó ăn xương, có thể dùng cổ gà hoặc các mẩu xương nhỏ không có cạnh sắc.
Trên thực tế xương rất tốt cho chó, nhưng nếu xương quá cứng có thể gây hại cho răng miệng. Do đó không nên cho chó ăn xương quá cứng. Các loại bánh thưởng cho chó hoặc xương canxi cho chó là biện pháp thay thế tốt cho xương động vật. Khẩu phần ăn của chó nên trộn lẫn cả thức ăn khô và tươi. Bổ sung thêm rau củ quả, ngũ cốc sẽ rất tốt cho chó.
Cách tự cấp cứu cho chó khi bị nghẹn
Khi bạn thấy chó của mình gặp các biểu hiện sau đây, rất có thể nó đang bị 1 vật gì đó chắn ngang cổ họng không thể thở được.
- Ho khi đang ăn.
- Gãi cổ họng/mặt liên tục khi đang ăn
- Hoảng loạn khi đang ăn.
Lúc này bạn cần phải hết sức bình tĩnh để có thể kiểm tra xem cún cưng có bị mắc gì ở trong miệng hay không. Nếu nó đang bị nghẹn, hãy tìm cách cấp cứu kịp thời.
Dùng nhíp cứu chó bị mắc nghẹn
Hãy mở to miệng chú cún ra và cố gắng nhìn thật sâu vào bên trong. Xem có vật gì bất thường ở cổ họng không. Nếu nhìn thấy 1 vật mà bạn ước chừng có thể dùng tay của bạn hoặc dùng nhíp khều ra được, bạn hãy thực hiện ngay. Chú ý là bạn phải phân biệt giữa vật lạ và những bộ phận của cơ thể con cún, kẻo làm tổn thương nó.
Nếu biện pháp dùng tay, nhíp lấy ra không có hiệu quả, cần linh hoạt chuyển phương pháp khác ngay. Bạn hãy sử phương pháp vỗ bả vai để làm hiệu quả động tác cấp cứu này. Bạn để cún đứng yên trên 4 chân. Rồi từ từ nhấc 2 chân sau của con cún lên cao hơn bình thường. Mục đích là chuyển trọng lực về phía miệng con cún.
Sau đó, lấy 1 tay vòng ra trước ngực con cún để cố định tư thế. Tay còn lại, bạn vỗ mạnh vào lưng. Mà chính xác dùng lòng bàn tay vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai của con cún. Vỗ 5 cái liên tục trong khoảng 5 giây đồng hồ. Tức là mỗi tích tắc bạn lại vỗ 1 cái. Việc sử dụng lực của lòng bàn tay dĩ nhiên phải phù hợp với sức chịu đựng của từng con cún. Có thể làm nhiều đợt như thế cho tới khi tình trạng chó bị mắc nghẹn được giải quyết.
Cách sốc bụng cho chó bị mắc nghẹn
Nếu chó bị mắc nghẹn vẫn chưa hết khi sử dụng nhíp và vỗ vai, bạn sử dụng cách làm như sau:
- Đứng đằng sau chú chó bị mắc nghẹn của bạn rồi cúi xuống. Vòng 2 tay quanh ôm lấy phần cơ hoành của con cún (cơ hoành nằm giữa lồng ngực và bụng). Sau đó, trong mỗi tích tắc đồng hồ, bạn dùng lực của 2 tay ấn 1 lực mạnh và bất ngờ vào phần cơ hoành của con cún.
- Ấn vào rồi thả lỏng chỉ trong 1 tích tắc. Cứ thực hiện như thế 5 lần, nếu chó bị mắc nghẹn vẫn chưa khỏi thì làm tiếp 1 đợt nữa.
- Khi chó của bạn đã khạc nhổ vật lạ ra khỏi cổ họng, bạn cũng nên mang chó tới phòng khám vì có thể nó bị tổn thương bên trong cổ. Sau khi đã cấp cứu cho chó xong bạn nên đưa cún đến gặp bác sĩ thú y để khám và theo dõi.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế của những người nuôi chó lâu năm. Hi vọng sau khi tham khảo những phương pháp trên, bạn đã có thêm kiến thức để xử lý tốt nếu chẳng may chó cưng bị hóc xương.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!