Nhà tôi có cây mít Thái trồng 7 năm rồi nhưng chưa thấy ra quả. Mặc dù cây mít vẫn phát triển tươi tốt, cành lá sum suê. Vậy có cách nào để xử lý hay không? Đó là câu hỏi mà khá nhiều bạn đọc gửi đến chúng tôi!
Như đã biết mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc. Thời gian sinh trưởng của cây ngắn, đậu trái quanh năm, không cần sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật. Thế nhưng trên thực tế có rất nhiều bà con đã thử trồng mít Thái song không đạt được kết quả như mong đợi. Hiểu được điều đó, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con kỹ thuật trồng mít đạt năng suất cao nhất.
Chọn giống
Ở nước ta, mít được chia thành các nhóm chính là mít mật, mít tố nữ, mít dai. Bên cạnh việc phân loại theo nhóm trên, bà con còn phân chia mít theo nguồn gốc, phổ biến là mít Nghệ, mít Mã Lai, mít Thái… Tùy theo nhu cầu và mục đích riêng mà bà con có thể chọn giống mít phù hợp để trồng.
Nhân giống
Có thể nhân giống bằng hạt, bằng rễ, bằng chiết cành hoặc cấy ghép, nuôi cấy mô. Trong đó, cách thông dụng nhất được nhiều bà con lựa chọn đó là trồng mít bằng phương pháp cấy ghép, chiết hoặc giâm hom từ cành, rễ. Bởi lẽ phương pháp này giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, nhanh ra quả, thời gian ra quả kéo dài hơn so với phương pháp trồng mít bằng hạt.
Kỹ thuật trồng mít ra quả sai từ gốc đến ngọn
Muốn trồng được mít sai trái, trĩu quả từ gốc đến ngọn, bà còn cần bỏ túi một số kinh nghiệm dưới đây:
Giữ ẩm
Sau khi trồng mít xong phải dùng rơm rạ, lá cây phủ xung quanh gốc mít. Điều nằm nhằm mục đích giữ ấm cho cây, chống xói mòn vào mùa mưa. Đồng thời ngăn được cỏ dại.
Tưới nước
Để cây mít sai quả, việc tưới nước cho cây là cực kỳ quan trọng. Tháng đầu tiên sau khi trồng, bà con nên tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 2-3 ngày/lần. Từ năm thứ hai trở đi, bà con nên tưới nước cho cây sau khi bón phân. Hoặc những tháng khô hạn, nứt nẻ.
Là một loại thực vật không ưa ngập úng, cho nên vào mùa lũ, bà con nên đảm bảo hệ thống mương rãnh để thoát nước. Mục đích là để phòng tránh ngập úng cho cây mít.
Làm cỏ
Làm cỏ định kỳ xung quanh gốc mít. Mỗi năm 3 lần nên cày xới vùng đất xung quanh gốc:
+ Năm đầu tiên, cày xới cách gốc khoảng 0,4m
+ Năm thứ hai cách gốc khoảng chừng 0,5m
+ Từ năm thứ 3 trở đi, chỉ nên làm cỏ xung quanh gốc, hạn chế cày xới
Xem thêm: Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất
Hướng dẫn bón phân đúng cách
Bón phân đúng liều lượng, thời điểm cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mít ra sai quả. Theo đó, bà con nên áp dụng kỹ thuật bón phân cho cây mít như sau:
+ Năm đầu tiên, mỗi cây mít nên bón 2kg vôi bột, 0,3kg ure, 11kg phân hữu cơ và 0,4kg kali.
+ Năm thứ hai, mỗi cây mít nên bón 1,6kg vôi bột, 12kg phân hữu cơ, 0,5kg ure và 0,7kg kali.
+ Năm thứ ba, mỗi cây mít nên bón 1,7kg vôi bột, 11kg phân hữu cơ, 0,7kg ure; và 0,8kg kali.
+ Năm thứ 4, thường thì năm này trở đi cây mít bắt đầu cho trái nhiều. Sau khi thu hoạch, bà con nên bón vào mỗi gốc 26kg phân chuồng đã được ủ hoai cùng 0,5kg vôi bột.
Tỉa cành cho cây mít
Ít ai để ý rằng, việc tỉa cành cho cây mít cũng là biện pháp giúp mít ra sai trái hơn. Thời điểm tốt nhất để tỉa cành là khi tán có chiều cao từ 1,2 – 1,5m. Khi cây chưa cho trái thì bà con nên tỉa cành ít nhất 2 lần/năm. Sau khi thu hoạch 1 năm chỉ cần tỉa 1 lần.
Bà con nên tỉa sạch các cành sát mặt đất, các cành sâu bệnh. Ưu tiên giữ lại các cành cấp 1, khoảng cách giữa các cành tốt nhất là từ 46-49cm. Tỉa bớt các cành cấp 2, 3 và 4…
Trên đây là chia sẻ về một số kỹ thuật trồng mít sai trái từ gốc đến ngọn. Hy vọng rằng sẽ hữu ích với bà con. Chúc mọi người có được vụ mùa bội thu!
Câu hỏi
Mít thái trồng 7 năm nhưng chưa thấy ra quả, cây vẫn phát triển tốt. Hỏi có cách nào xử lý để mít ra quả sai hay không?
Nếu trồng cây ghép thì sau 2 năm cây đã có quả.
Nếu cây trồng bằng hạt thì sau 7 năm cây mới có quả.
Nếu cây ghép chưa ra quả thì quá muộn.
Áp dụng các biện pháp sau kích thích cây ra quả.
Nếu cây phát triển tốt cần bón tăng KALI để cây sinh trưởng, sinh thực
Tạo khô hạn bằng cách xử dụng nilon che phủ gốc để cây không tiếp xúc nước, kích thích cây ra hoa.
Một cách nữa khoanh cành, khoanh 1 vài thân cành để ngăn sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích sinh trưởng sinh thực. Hoặc phun một số kích thích ra hoa có chứa: ETHANOL…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!