Cách học tốt môn hóa – Bí quyết ôn tập và làm bài thi hóa điểm cao
Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết lẫn bài tập. Để học tốt môn hóa học cần nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới.
Nếu bạn thấy môn hóa khó hãy thử áp dụng cách học tốt môn hóa, bí quyết ôn tập và làm bài thi hóa điểm cao sau sẽ giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi nghĩ đến hóa học. Sau đây là các bí quyết giúp bạn học tốt môn hóa học:
Lý thuyết Môn Hóa
– Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức. – Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình. – Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng). – Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
Bạn đang xem: PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN HÓA
Bài tập
Bài tập về các chất :
– Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).– Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, … – Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp. – Hóa tính :
Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.Điều chế :
Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
Cách làm tốt bài tập hóa học :
a. Các bài tập áp dụng :
Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
– Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
– Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
– Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
b. Bí quyết làm bài thi môn hóa :
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
Cách học Hóa tốt nhất là xây dựng niềm say mê với nó
Trong bất kỳ môn học nào, nếu bạn không có niềm say mê và yêu thích thì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể vượt qua nó. Hóa học cũng vậy, khi mang một tâm lý chắn ghét, sợ hãi thì bạn sẽ không thể nào học tốt được. Vì thế, xây dựng lòng say mê cũng là một bí quyết học môn hóa hiệu quả.
Nên đọc trước bài học và chuẩn bị bài thật kỹ trước khi đến lớp
Việc chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp cũng hết sức quan trọng. Thay vì thụ động học theo sự dẫn dắt của giáo viên thì bạn nên tìm hiểu qua một chút những bài học sẽ chuẩn bị học trên lớp. Đánh dấu lại những chỗ mà bạn không hiểu để có thể trao đổi và thảo luận trực tiếp với thầy cô, bạn bè trong tiết học. Phương pháp học tập chủ động như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn về lý thuyến và vận dụng dễ dàng vào các bài tập.
Cách Học Tốt Môn Hóa Đơn Gian Nhất Là Làm Thật Nhiều Bài Tập
Mỗi một dạng bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Sau mỗi lần trau dồi lý thuyết, hãy làm thật nhiều dạng bài tập và mỗi một dạng hãy tìm thật nhiều cách giải để có thể tìm ra được cách tối ưu nhất.
Làm bài tập toán hóa thường xuyên là cách học tốt môn Hóa siêu hiệu quả của nhiều học sinh giỏi hóa. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập, bạn sẽ khó có thể vận dụng hóa học trong cuộc sống và sẽ không thể tiến bộ với môn học này.
Kiên Trì Là Điều Bắt Buộc Khi Muốn Học Giỏi Hóa
Nếu hóa là một môn học đơn giản thì có lẽ rằng bất cứ ai cũng có thể giỏi hóa. Tiếc thay, hóa học là môn học cực kỳ khó nhằn. Và ngay cả đối với những người yêu thích môn học này cũng khó có thể theo đuổi đến cùng.
Còn bạn thì sao? Dù thích hay không thích nhưng một khi đã muốn bản thân tiến bộ với hóa học, hãy chọn cách học tốt môn hóa theo hướng kiên trì đến cùng. Đừng thấy “gian nan bắt đầu nản”.
Không hiểu ở đâu phải ngay lập tức tìm được mấu chốt vấn đề, tìm nút thắt và gỡ. Đừng bỏ qua nút thắt vì có thể nút thắt này chính là câu trả lời cho những câu hỏi tiếp theo.
Tập trung lắng nghe giáo viên
Đừng bao giờ làm việc riêng trong giờ học, đó cũng là một kinh nghiệm học tập môn Hóa. “Giờ nào việc đó”, không chỉ riêng môn Hóa mà bạn nên lưu ý vấn đề này khi học bất kỳ môn học nào. Phải tập trung lắng nghe sự giảng dạy của giáo viên, đồng thời cần phải đặt ra câu hỏi đối với những vấn đề mình chưa hiểu. Bạn nên rèn luyện thái độ học tập tích cực bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận để cho tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán. Nhờ đó, tinh thần của bạn cũng thấy thoải mái, bớt cẳng thảng hơn và học tập hiệu quả hơn.
Tự học ở nhà
Trong tuần, có từ hai đến ba tiết (nếu học cả tự chọn) Hóa học, sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà bạn nên học bài ngay ngày hôm đó.
Khi học nên đọc bài nhiều lần cho thuộc, vừa học vừa tự rút ra kết luận cần thiết để hiểu rõ vấn đề hơn. Cuối cùng bạn nên soạn thêm các đề cương tóm tắt nội dung, kiến thức quan trọng cần nắm vững. từ đó ứng dụng ngay vào việc giải quyết bài tập trong SGK và sách bài tập.
Việc ôn tập kiến thức cũ là điều không hề dễ chút nào vì bài cũ không thuộc thì bài mới lại càng khó khăn hơn. Do đó bạn phải biết cách ghi nhớ kiến thức biến kiến thức của thầy cô, của SGK thành kiến thức của mình.
Với hướng thi trắc nghiệm
Trong kì thi THPT Quốc gia như hiện nay, bộ môn Hóa có thời gian làm bài 90 phút với 50 câu. Đề có sư phân loại rõ ràng dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi. Để làm tốt các câu từ 30 (bên cạnh từ câu 1 đến câu 30 nên giải quyêt càng nhanh càng tốt) trở đi giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc các vấn đề sau đây:
Nắm chắc các phương pháp giải nhanh bài tập hóa.
Nắm chắc các công thức tính nhanh.
Nắm chắc kiến thức cơ bản và cả những phần nâng cao.
Nghiên cứu thật kĩ đề thi minh họa hàng năm do Bộ GD & ĐT đề xuất.
Thành lập các nhóm học tập
Việc học theo nhóm có thể tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Nếu như một mình, bạn phải rất đau đầu khi phải làm những dạng bài tập khó thì khi có nhiều người, mỗi người đều có sự nhạy bén riêng sẽ gợi ý cho nhau được nhiều cách làm bài và nhiều hướng giải bài tập.
Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp học này là nếu một trong những thành viên trong nhóm không có sự quyết tâm, không có tính tự giác thì việc học tập sẽ đi theo chiều hướng ngược lại.
Có rất nhiều phương pháp học tập môn Hóa để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng và quyết tâm của mỗi cá nhân học sinh. Nếu bạn đã xác định hướng đi cho mình trong tương lai thì hãy ra sức học tập ngay từ hôm nay. Đừng bỏ qua bất kỳ một bài học nào, dù khó hay dễ. Siêng năng học và làm bài tập mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị cho mình những phương tiện học tập hữu ích như sách tham khảo, máy tính có mạng internet,… để có thể mở rộng hơn tầm nhìn và tham khảo những lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích từ những người đi trước. Chúc các bạn thành công!
Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:
– Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa bạn nên tự giải hết phần bài tập để củng cố kiến thức này.
– Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp bạn nhớ lâu và học tốt môn hóa hơn.
– Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học.
– Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).
– Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.
– Muốn học tốt môn hóa học cần có hứng thú, say mê với môn học bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).
Vài tuyệt chiêu trong việc học tốt môn hóa học:
– Sử dụng sơ đồ tư duy: Muốn học giỏi môn hóa bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.
– Bảng tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.
– Đoán đề thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả.
– Học trên mạng: tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ cực tốt đấy các bạn ạ!
Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong
Chuyên mục: Giáo dục
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!