Đó chính là câu chuyện của Nguyễn Thu Huyền, 30 tuổi, nhân viên truyền thông Công ty X. ở tòa nhà Hapulico, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân (Hà Nội). Đã bước sang tuổi 30, sau 8 năm đi làm, cô gái này vẫn gần như trắng tay. Bởi thế mỗi khi về quê, cô luôn nhận được nhiều chỉ trích, lo lắng từ bố mẹ và người thân trong gia đình.
Năm 2014, sau khi ra trường, Huyền xin vào làm tại một công ty truyền thông với mức lương ban đầu chỉ 7 triệu đồng. Số tiền chỉ đủ để cô chi tiêu trong tháng cho bản thân và gửi 1 triệu về cho bố mẹ ở quê.
“Mình thuê nhà với một người bạn nữa nên tiền phòng chia nhau, hết 1,5 triệu, thêm tiền điện nước hết khoảng 200.000 đồng/tháng/người. Mỗi tháng, hai đứa đóng 2 triệu tiền ăn uống. Rồi tiền xăng xe, điện thoại 300.000 đồng. Chi tiêu linh tinh và mua sắm quần áo, đi ăn với bạn bên ngoài hết 2 triệu nữa. Tổng mỗi tháng, mình tiêu hết 6 triệu đồng”, Huyền nhớ lại.
Sang năm thứ hai đi làm, mức lương của Huyền tăng lên 8 triệu đồng. Vẫn cố gắng chi tiêu mức cũ, mỗi tháng Huyền gửi về nhà được 2 triệu đồng.
Từ năm thứ 5, lương của Huyền tăng lên 10 triệu/tháng. Huyền vẫn cố dành dụm gửi về 2 triệu đồng về cho bố mẹ mỗi tháng, còn 1 triệu cô tiết kiệm. Tính ra mỗi năm, Huyền tiết kiệm được khoảng 12 triệu.
“Bên mình làm chẳng có khoản thu nhập nào ngoài ra cả, chỉ có lương cứng. Thưởng Tết mỗi năm chỉ một tháng lương nên mình cũng đưa bố mẹ gần hết và chỉ giữ 2-3 triệu tiêu Tết. Nói chung, mỗi năm chỉ tiết kiệm được 12 triệu đồng. Hai năm đầu đi làm, mình để ra được 24 triệu đồng”, Huyền kể.
Từ năm thứ 7, mức lương của Huyền mới được tăng lên 12 triệu đồng/tháng. Huyền vẫn gửi về quê 2 triệu và tiết kiệm 3 triệu/tháng. Tính ra năm ngoái, Huyền tiết kiệm được 36 triệu.
Năm nay, mức lương của Huyền vẫn như cũ nên từ đầu năm đến nay Huyền tiết kiệm được 30 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này Huyền dồn hết mua lại một chiếc xe Lead của bạn. “Bạn mình mua xe nhưng không thích màu xe này vì cho rằng không hợp phong thủy, nên bán lại với giá 30 triệu. Thấy giá mềm và cũng muốn thay chiếc xe cà tàng đang đi, mình quyết định mua lại. Chiếc xe số cũ mang về quê cho em trai đi học”, cô kể.
Như vậy tính ra, sau gần 8 năm đi làm, Huyền chỉ tiết kiệm được 60 triệu đồng. Tiền tiết kiệm ít ỏi, nhà thì vẫn phải ở trọ, cô nàng công sở này chẳng có bất cứ một khoản đầu tư nào thêm. Đã vậy, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên năm nay, công ty của Huyền doanh thu kém hơn hẳn năm ngoái. Vì thế, chưa bị cắt giảm lương là may huống chi nói đến giấc mơ tăng lương.
“Nhiều lúc, thấy tiền lương của mình chỉ nuôi được bản thân mà không dám yêu ai. Trong khi đó, bố mẹ lúc nào cũng muốn con gái có công việc lương cao, ổn định để mua được nhà và hối thúc chuyện kết hôn để họ yên tâm. Nhưng thật khó để thay đổi được tương lai của mình khi công việc hàng ngày cứ đều đều như thế, dù cũng nỗ lực trong công việc”, Huyền than thở.
Để tăng thu nhập trong tương lai, cô chưa biết phải làm sao. “Tính mình không táo bạo, lại không thích kinh doanh bán hàng nên chắc không thể bỏ việc để bán hàng online được. Trước mắt mình cứ đi làm bình thường đã vì dịch như này có việc để làm đã là may rồi. Sau đó, mình sẽ tìm kiếm các công việc có mức lương cao hơn thì nhảy vậy, hoặc sắp tới phải nhận thêm việc bên ngoài về làm thêm”.
Thảo Nguyên
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!