Giấy phép xây dựng nhà tiền chế, tạm chế đang được lưu hành và phổ biến trên từng trường hợp cụ thể. Và để trả lời về những vấn đề liên quan, mời các bạn tham khảo các nội dung dưới đây!
1. Xây nhà tạm – nhà tiền chế có cần xin giấy phép hay không?
Để biết được xây nhà tạm – nhà tiền chế có cần giấy phép xây dựng nhà tạm/tiền chế có cần thiết hay không thì cần phải giải quyết được những vấn đề dưới đây:
1.1 Nhà tạm, nhà tiền chế là gì?
Nhà tạm – nhà tiền chế là một thuật ngữ khá mới trong xây dựng, về bản chất, đó là nhà lắp ghép từ tấm thép được gia công tại xưởng sau đó mang đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt với khoảng thời gian hoàn thiện với những căn nhà tiền chế đơn giản khoảng 1 tuần, với những ngôi nhà phức tạp hơn thì thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Với tính chất đó, chi phí thi công vì thế cũng rẻ hơn so với nhà truyền thống, giảm 30% chi phí xây nhà truyền thống và mang tính cạnh tranh, được nhiều người lựa chọn hiện nay.
1.2 Các trường hợp xây dựng không cần xin phép?
Căn cứ vào quy định tại Luật Xây dựng 2014, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, những công trình dưới đây được miễn giấy phép xây dựng gồm:
- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Lưu ý: Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Những trường hợp khác không thuộc những trường hợp nêu trên thì phải xin giấy phép xây dựng ví dụ như nhà tạm – nhà tiền chế nằm trong diện tích quy hoạch phát triển độ thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kể cả công trình thi công với các hạng mục như sửa chữa, cải tạo đã hiện hữu rồi mà cụ thể là dựng nhà mái tôn, nhà tiền chế,… Công trình mà trước đây trong bản vẽ chưa có thì cần phải xin giấy phép xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục và tuân thủ pháp luật,…
1.3 Nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng không?
Như vậy, nhà tiền chế tùy thuộc từng mục đích sử dụng thì sẽ rơi vào một trong hai đối tượng phải xin hoặc là được miễn thủ tục giấy phép xây dựng. Trường hợp nhà tiền chế không thuộc các đối tượng trên thì phải xin còn trường hợp thuộc các trường hợp trên như nhà tạm- tiền chế là công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định,… thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.
1.4 Xây nhà tạm có cần xin giấy phép không?
Khi xây nhà tạm chế cũng gần giống như nhà tiền chế và vẫn thuộc trường hợp hoặc phải xin hoặc không cần phải xin giấy phép xây dựng nếu thuộc các trường hợp được quy định ở trên.
2. Quy định về phạt vi phạm nếu không xin giấy phép xây dựng theo quy định
Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công mà không có giấy phép xây dựng theo quy định sẽ bị phạt như sau:
- Trường hợp 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp 2, 3;
- Trường hợp 2: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Trường hợp 3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
3. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế?
3.1.Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế?
Khi tiến hành xin giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ cơ bản như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mắt đứng, mặt cắt điển hình; tuyến công trình hay sơ đồ vị trí; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; mặt bằng móng công trình cụ thể;
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Lưu ý: Trong trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
3.2.Trình tự, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế?
Bước 1: Nội hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế tại cơ quan thẩm quyền
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế có thể nộp tại ủy ban nhân dân quận theo giờ hành chính. Cụ thể: là từ 8 giờ đến 11h 30 sáng và từ 1 giờ đến 5 giờ vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7. Thời gian này có thể thay đổi, tùy thuộc vào mỗi vùng.
Bước 2: Ủy ban nhân dân tiếp nhận và đánh giá sơ bộ hồ sơ
Sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế sẽ có 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hồ sơ đáp ứng về mẫu văn bản, số lượng hồ sơ đầy đủ: Ủy ban nhân dân quận sẽ cấp biên nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày trả kết quả;
- Trường hợp 2: Hồ sơ xin giấy phép còn thiếu, sai mẫu, sẽ được chuyên viên tại Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn bổ sung, sửa đổi theo quy định.
Bước 3: Thời gian giải quyết
- Trong thời gian làm việc 07 ngày. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chếphải được trình cơ quan chuyên môn thẩm định và kiểm tra thực địa. Trong quá trình thẩm định và kiểm tra, nếu xét thấy hồ sơ không hợp lệ, còn thiếu thì cơ quan chuyên môn sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung;
- Việc thông báo cho Chủ đầu tư, chủ nhà về các giấy tờ cần bổ sung, thay đổi được thực hiện tối đa 05 ngày. Sau khi có kết quả thực địa, để Chủ đầu tư, chủ nhà hoàn tất hồ sơ bổ sung;
- Trong trường hợp sau khi bổ sung, nếu hồ sơ bổ sung vẫn còn thiếu hoặc không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày Phòng quản lý đô thị sẽ ra thông báo về việc không cấp giấy phép xây dựng và nêu rõ lý do.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả
- Căn cứ vào thời gian được nêu tại phiếu hẹn. Chủ đầu tư, chủ nhà đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận để đóng các khoảng phí, lệ phí và nhận Giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế;
- Tùy theo chính sách của từng tỉnh, thành phố, chi phí xin giấy phép xây dựng nhà tiền – tạm chế hiện nay ở hai tỉnh thành trên cả nước là: – Hà Nội: 75.000vnđ/giấy phép; – Tp. Hồ Chí Minh : 50.000vnđ/giấy phép.
4. Xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là một trong những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai. Do vậy, khi xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất nông nghiệp cần phải đáp ứng quy định của Luật Đất đai về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo đó, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin giấy phép bao gồm:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Đơn xin xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất nông nghiệp được quy định trong những biểu mẫu liên quan đến đất nông nghiệp.
5. Xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất quy hoạch
Quy hoạch treo là quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đã công bố nhưng không thực hiện.
Khoản 5 Điều 94 Luật Xây dựng 2014 quy định:
“Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo”.
Như vậy, nhà tạm, nhà tiền chế trên đất quy hoạch thuộc khu vực theo quy định trên thì không được xây dựng mới mà chỉ được phép sửa chữa, cải tạo nếu có giấy phép.
5.1 Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất quy hoạch
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200;
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định;
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
5.2 Trình tự xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất quy hoạch
- Bước 1: Nộp hồ sơ đến UBND cấp huyện;
- Bước 2: UBND cấp huyện tiến hành tiếp nhận hồ sơ;
- Bước 3: Xử lý yêu cầu;
- Bước 4: Trả kết quả.
6. Những câu hỏi thường gặp về việc làm nhà tiền chế
1. Chi phí làm nhà tiền chế mới nhất năm 2022?
Dựa vào giá cả thị trường mà chúng ta có thể xây dựng cách tính chi phí theo 2 cách tính. Thứ nhất đối với nhà tiền chế đơn giản thì sẽ tính nền bê tông dày 100mm với tổng trọng lượng trên dưới 5 tấn. Như vậy chúng ta có thể thấy diện tích xây dựng dưới 200m2, vách xây tường là 100 và nhỏ hơn 3m, kèo thép chữ V và được sử dụng mái tôn. Sẽ có giá dao động khoảng từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/m2. Còn đối với một ngôi nhà tiền chế tầng bạn lựa chọn hình thức trọn gói bao gồm cả phần móng và phần hoàn thiện thì báo giá dao động khoảng 4.000.000 đồng đến 5.500.000 đồng/m2. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng chi phí gói hoàn thiện này không bao gồm giá cho các thiết bị nội thất trong căn nhà. Và giá này còn có sự dao động lên xuống tùy vào thời giá thị trường.
2. Những nhược điểm khi lựa chọn làm nhà tiền chế?
- Kết cấu khung thép của nhà tiền chế trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm như ở Việt Nam sẽ bị ăn mòn sau một thời gian dài sử dụng;
- Độ bền không cao: so với nhà xây truyền thống thì niên hạn sử dụng của nhà tiền chế là không cao mặc dù chi phí xây dựng thấp, chịu được tải trọng tốt;
- Khả năng chịu lửa kém: Kết cấu nhà chủ yếu bằng khung nhôm, thép nên có khả năng chịu lửa kém, dễ bị biến dạng khi nhiệt độ lên đến 500- 600 độ C.
3. Quy trình xây dựng nhà tiền chế làm quán cafe như thế nào?
Quy trình xây dựng quán cafe chỉ bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ. Đối với nền móng sẽ phụ thuộc vào nền đất nơi tiến hành xây dựng công trình để áp dụng, đào nông hay đào sâu cũng được quyết định khi đến thực nghiệm;
- Bước 2: Tiến hành lắp cột gian khóa cứng, lắp dầm kèo, xà gồ,…;
- Bước 3: Lắp đặt hệ thống thông gió, điện nước, điều hòa, hệ thống chiếu sáng,…;
- Bước 4: Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình.
4. Các vấn đề cần chú ý khi ứng dụng nhà xưởng là nhà tiền chế
- Lưu ý 1: Phần móng, nền: Phần móng; nền là một phần cốt yếu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và chi phí cho toàn bộ công trình. Nếu địa điểm chọn ứng dụng nhà xưởng nhà tiền chế là khu đất cứng; cao hơn phần nền xây xưởng thì không quy trình gia cố đóng cừ tràm hay ép cọc đều có thể không cần thiết . Tuy nhiên với khu vực đất có tính chất mềm; yếu thì cần thi công một cách chắc chắn.
- Lưu ý 2: Phần nền đổ bê tông: Tùy theo trọng tải; công năng sản xuất mà bố trí mật độ thép tiền chế sao cho phù hợp. Thông thường đồ dày của bê tông là 10 đến 50cm; với nhà xưởng có trọng tải lên đến hàng chục tấn trên 1m2. Để tránh trường hợp bám bụi và thuận tiện cho việc vệ sinh lau chùi thì khuyến khích chọn sơn Epoxy xoa lên bề mặt đổ bê tông.
- Lưu ý 3: Phần cột và kèo thép tiền chế: Dựa trên quy mô nhà xưởng và nguồn tài chính của khách hàng mà lựa chọn bao nhiêu kg thép trên 1m2; giảm thiểu việc thừa vật liệu hoặc hạn chế tối đa thiếu vật liệu.
7. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm – nhà tiền chế của Luật ACC
Luật ACC Đồng hành pháp lý cùng bạn, tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xin giấy phép nhà tạm – tiền chế cho mọi đối tượng. Với đội ngũ chuyên viên tận tình, giàu kinh nghiệm thực tế, khi quý khách hàng có với thủ tục đơn giản, nhanh gọn và đảm bảo đúng quy định. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:
- Tổng đài tư vấn: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!