Những điều ít ai biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát được mệnh danh là một vị Bồ Tát cứu độ cho chúng sinh. Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng Ngài đã phải trải qua những gì để trở thành Bồ Tát? Ý nghĩa của việc thỉnh tượng của Ngài là như thế nào? Hãy cùng Lôi Phong theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.

via GIPHY

1. Đôi nét giới thiệu về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Theo Phật Giáo Đông Á, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được nhiều người biết đến và tôn thờ. Ngài là người cứu độ cho tất cả chúng sinh ở trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi mà Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và cho tới khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Địa Tạng Vương nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu như dưới địa ngục vẫn chưa trống rỗng. Do đó Ngài còn được mệnh danh là một Bồ Tát của chúng sinh khi ở dưới địa ngục hay còn được xem là giáo chủ của cõi U Minh.

Nếu xét theo văn hóa tại Nhật Bản, Địa Tạng Vương được xem như là bùa hộ mệnh của trẻ em. Ngài sẽ bảo vệ cho mọi vong linh của trẻ em hay bảo vệ cho những bào thai được xem là yếu ớt nhất. Địa Tạng Vương xuất hiện sẽ giúp an ủi và giảng giải cho các trẻ em, tạo công đức để trẻ em bước qua sông và được đầu thai thành kiếp khác.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là người cứu độ cho chúng sanh trong lục đạo luân hồi

Địa Tạng Vương Bồ Tát là người cứu độ cho chúng sanh trong lục đạo luân hồi

Cùng xem video sau để cảm nhận sâu sắc hơn về tư tưởng của Địa Tạng Vương Bồ Tát:

>>>XEM NGAY: Tìm hiểu bí mật về Phật Giáo

2. Sự tích về cuộc đời Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát được sinh ra trong một gia đình có dòng dõi thuộc Bà La Môn. Đây là người mang nhiều tài và đức. Tuy nhiên mẹ của Ngài chính là bà Thanh Đề, lại là một người mang nhiều sát nghiệp.

Khi mẹ của Ngài chết đi, bà đã bị đày xuống 18 tầng địa ngục. Dưới đây bà Thanh Đề phải trải qua rất nhiều hình phạt vô cùng đau đớn và không thể nào siêu thoát được. Mục Kiền Liên, là Địa Tạng Vương Bồ Tát mà người đời thường gọi ngày nay có lòng hiếu thảo vô cùng sâu rộng. Người đã thiền định và niệm Phật trước linh cữu của bà Thanh Đề liên tục trong nhiều ngày. Với hành động này của Ngài đã thực sự đúng chân tâm tới đức Phật.

Khi đó Đức Phật đã mách bảo cho Ngài một con đường để cứu mẹ. Đó chính là vào ngày rằm tháng bảy hãy làm một buổi lễ cầu nguyện, nhờ các vị chư tăng tổ chức và hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Thanh Đề.

Mục Kiền Liên đã nghe được sự mách bảo của Đức Phật và làm theo những gì Đức Phật đã mách bảo và mẹ của Ngài cũng đã được giải thoát. Từ đó trở đi, Mục Kiền Liên đã theo Phật Thích Ca và được ngài thu nhận làm đệ tử. Lúc này, Mục Kiền Liên đã thuyết phục Phật Đức Ca có thể cho mình xuống địa ngục để giải cứu cho chúng sinh và nguyện rằng khi nào dưới địa ngục hết chúng sinh lầm than thì mới trở thành Phật.

Sự tích tiếp theo về cuộc đời của Ngài đó là Ngài là hoàng tử xứ Tân La. Mặc dù được sinh ra bởi một gia đình hoàng tộc nhưng Ngài lại mang vẻ giản dị, đạm bạc và là người thích đọc sách Thánh Hiền. Năm 24 tuổi, Ngài đã xuất gia và có dẫn theo một con chó lông màu trắng có tên là Thiện Thính. Ngài dẫn chú chó này đi khắp chốn và tìm đến những nơi thanh tịnh để tu. Trong suốt hành trình, Ngài cũng đã tìm được một ngọn núi có tên là Cửu Hoa và đã ở trong đó thiền tịnh suốt 75 năm.

Năm 99 tuổi Ngài đã viên tịch, nhưng nhục thân của Ngài vẫn còn nguyên vẹn sau 3 năm. Khi đó những đệ tử của Ngài đã mang nhục thân tới bảo tháp ở trên ngọn Thần Quang Lãnh và cúng Ngài trên đó.

Địa Tạng Vương Bồ Tát phải trải qua nhiều tiền kiếp để cứu độ cho chúng sanh

Địa Tạng Vương Bồ Tát phải trải qua nhiều tiền kiếp để cứu độ cho chúng sanh

3. Tìm hiểu chi tiết về tiền thân và đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát có 4 tiền thân ứng với 4 đại nguyện. Thông tin chi tiết của từng tiền thân của Ngài đó là:

3.1. Ngài là một Trưởng giả

Theo nhiều kiếp trước, Địa Tạng Vương có tiền thân là một vị Trưởng Giả. Với phước duyên tốt, Ngài đã được đảnh lễ và được Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai nhận làm đệ tử và chỉ dạy.

Khi là một Trưởng giả, ngài đã có đại nguyện đó là cho tới đời vị lai, ngài sẽ hy sinh vì tất cả chúng sinh lầm than, đau khổ. Ngài trực tiếp giảng dạy với nhiều cách khác nhau hy vọng chúng sanh sẽ được giải thoát. Sau khi đại nguyện này thành hiện thực Ngài sẽ được chứng thành Phật Quả.

Tiền thân của Địa Tạng Vương đó là một trưởng giả

Tiền thân của Địa Tạng Vương đó là một trưởng giả

3.2. Ngài là một nữ nhân

Tiền thân của Địa Tạng Vương còn được biết tới là một nữ nhân thuộc vào dòng dõi của bà La Môn. Nữ nhân này là người mang nhiều phức đức và sự oai lực. Thế nhưng mẹ của nữ nhân vì không tin tưởng vào luật nhân quả nên bà đã gây ra nhiều ác nghiệp và lúc chết đã bị đày xuống địa ngục.

Để bày tỏ được sự hiếu thảo của mình, người nữ nhân này đã mang hết điều lành của mình và làm công đức nhằm hồi hướng cho mẹ. Cô cũng đã không quên cầu nguyện cho Đức Phật có thể cứu được mẹ mình. Nhờ vào tấm lòng thành kính và các công đức đó, Phật Giác Hoa Định Tự Tại cũng đã báo cho nữ nhân này biết rằng mẹ cô đã thoát được khỏi cảnh địa ngục và hiện đã vãng sanh để về với cõi trời.

Khi là nữ nhân, đại nguyện của Địa Tạng Vương đó là cô nguyện hy sinh vì những chúng sanh đã mắc tội lỗi để lập ra nhiều phương chước giúp cho các chúng sanh có thể được giải thoát.

3.3. Ngài là một thiếu nữ Quang Mục

Lục lại theo đời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lại, tiền thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là một thiếu nữ và có tên là Quang Mục. Cô là một con người hiền lành và có nhiều phước đức. Mẹ của cô lại là người hay làm những việc ác nên sau khi bà mất đã bị đày xuống địa ngục.

Thiếu nữ Quang Mục rất thương và nhớ mẹ. Do đó để bày tỏ được tấm lòng hiếu thảo của mình cô đã không ngừng tạo ra những công đức để hồi hướng cho mẹ của mình. Một vị A La Hán cũng đã cho cô biết rằng mẹ của cô đã được thoát ra khỏi địa ngục và được sinh vào cõi người. Tuy nhiên bởi mẹ của cô làm quá nhiều điều ác nên khi sinh vào cõi người vẫn phải chịu quả báo và phải bị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, hèn nhục hoặc chết yểu.

Đại nguyện của Địa Tạng Vương khi là thiếu nữ Quang Mục đó là phát nguyện cứu vớt cho chúng sinh đến trăm nghìn muôn ức kiếp. Ngài nguyện có thể đưa những chúng sanh đang bị đày ở địa ngục được thoát ra khỏi chốn ác đạo. Cô nguyện khi nào những chúng sanh mắc tội quả báo thành phật cả rồi thì mới thành bậc Chánh Giác.

3.4. Ngài là một vị vua

Ở nhiều kiếp trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát còn là một vị vua và đây là vua thuộc vào thời Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Vị vua này có một tấm lòng nhân ái, luôn yêu thương và giúp đỡ dân chúng… Chúng sanh ở thời vị vua này lại tạo ra rất nhiều ác nghiệp nên ngài đã phát đại nguyện đến với Đức Phật đó là nguyện cho những kẻ tội khổ đều có được sự an vui.

Ở nhiều kiếp trước Địa Tạng Vương là vị vua nhân ái luôn yêu thương dân chúng

Ở nhiều kiếp trước Địa Tạng Vương là vị vua nhân ái luôn yêu thương dân chúng

4. Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú nào?

Đế Thính là một con chó luôn theo suốt Địa Tạng Vương Bồ Tát từ lâu đời nay. Cho tới khi được trở thành Phật thì ngài vẫn luôn cưỡi trên lưng của nó và được xem như lĩnh thú hỗ trợ đắc lực cho Địa Tạng Vương trong việc cứu độ chúng sinh.

Đế Thính được miêu tả rất mạnh mẽ. Trước khi được trở thành linh thú cho Địa Tạng Vương thì nó có khả năng nghe được mọi điều xung quanh và biết được đó là điều thật, giả, tốt xấu ra sao. Nó sẽ giúp cho Địa Tạng Vương có thể dễ dàng hơn khi phân biệt các điều tốt xấu.

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú tên là Đế Thính

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú tên là Đế Thính

5. Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải Đường Tam Tạng không?

Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đương Tam Tạng hay không. Đồng thời vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn hai người này là một. Bởi hiện các bức tượng của Địa Tạng Vương và Đường Tam Tạng được khắc họa có đôi nét giống nhau và pháp danh của hai Ngài nghe cũng dễ gây nhầm lẫn.

Câu trả lời cho thắc mắc trên đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát không phải Đường Tam Tạng. Hai vị Bồ Tát này là hoàn toàn khác nhau và cuộc đời luân trải của hai Ngài cũng không giống nhau. Địa Tạng Vương Bồ Tát có cuộc đời đã giới thiệu chi tiết ở phần trên còn với Đường Tam Tạng thì cuộc đời luân trải của ngài lại khác.

Địa Tạng Vương không phải là Đường Tam Tạng

Địa Tạng Vương không phải là Đường Tam Tạng

Đường Tam Tạng hay còn được người đời gọi là Đường Tăng. Ngài đã phải trải qua 81 kiếp nạn cùng với các đồ đệ của mình đó là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Ngài phải tìm đường tới Thiên Trúc, đánh đổi sinh mạng của mình để có thể thỉnh kinh Phật về quê nhà và sau mới trở thành Phật.

Bài viết trên là những thông tin có liên quan tới Địa Tạng Vương Bồ Tát mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Qua đây có thể thấy được nhờ vào Địa Tạng Vương đã hy sinh hóa kiếp, hy sinh đức độ của mình mà dân chúng với có thể giảm bớt được những khổ ải, lầm than của kiếp người cũng như dưới địa ngục. Vì vậy hãy cùng tôn vinh và thờ cúng Ngài hết lòng nhé.

Nếu bạn có nhu cầu mua tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát và thỉnh Phật tại nhà hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong để được hỗ trợ nhé.