Cách làm giếng trời cho nhà mái tôn

Giếng trời cho nhà mái tôn không những giúp căn nhà trở nên thông thoáng mà còn mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên tuyệt vời. Cùng tham khảo những kinh nghiệm thiết kế giếng trời nhà mái tôn trong bài viết dưới đây của Homedy.

Nguyên tắc làm giếng trời cho nhà mái tôn

Trước khi thiết kế giếng trời, trước tiên gia chủ cần phải tính toán kỹ lưỡng và trả lời được 2 câu hỏi sau:

  • Mục đích lắp đặt giếng trời của gia đình là gì?

  • Kích thước và vị trí của giếng trời cho nhà mái tôn là bao nhiêu?

    Nguyên tắc làm giếng trời cho nhà mái tôn

Kích thước của giếng trời trên mái tôn

Cũng giống như những loại mái khác, giếng trời mái tôn có kích thước trung bình dao động từ 4m- 6m. Căn cứ theo diện tích mặt bằng xây dựng, kiến trúc của công trình sẽ tính toán được kích thước giếng trời sao cho hợp lý. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc như sau:

  • Diện tích giếng trời <5% diện tích mặt sàn nếu nhà có nhiều cửa sổ

  • Diện tích giếng trời > 15% diện tích mặt sàn nếu nhà ít cửa sổ

Mái che giếng trời di động

Như đã đề cập ở trên, giếng trời cho nhà mái tôn có 2 loại, đó là: mái che cố định và mái che di động.

Trong đó, mái che cố định có độ bền cao và ngăn mưa nắng tốt chi phí thi công thấp. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là không lấy được gió

Mái che di động có chi phí cao hơn,việc đóng mở tự động rất thuận tiện. Nhưng mái che di động sẽ rất nhanh hỏng nếu sử dụng loại chất lượng kém.

Lựa chọn vị trí làm giếng trời nhà mái tôn

Có thể lựa chọn nhiều vị trí thi công giếng trời cho nhà mái tôn, phổ biến nhất là ở đỉnh của mái tôn, chính giữa ngôi nhà

Giếng trời cho nhà mái tôn được lắp đặt trực tiếp ở đỉnh chính giữa có tác dụng thông gió rất tốt. Bên cạnh đó, có trên 60% diện tích trong nhà nhận được ánh sáng tự nhiên.

Mặc dù vậy gia chủ cũng nên cân nhắc tới vấn đề sau:

  • Mái tôn rất dễ bị lật, vỡ hoặc trầy xước

  • Yêu cầu xử lý chống dột và chống thấm cao

Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng chọn bố trí giếng trời sau nhà gắn liền với khu vực phòng bếp và phòng ăn. Vị trí này giúp khắc phục được nhược điểm lật hoặc vỡ mái.

Ngoài ra, bạn có thể chọn vị trí làm giếng trời ở khu vực nhà vệ sinh hay trong phòng ngủ để giúp không gian thông thoáng hơn. Tuy nhiên bạn nên lắp thêm rèm để điều tiết ánh sáng.

Các bước lắp đặt giếng trời trên mái tôn

Thi công lắp đặt giếng trời trên mái tôn tương đối đơn giản nhưng để có một giếng trời hiệu quả sử dụng và độ bền cao lại phụ thuộc rất lớn vào quá trình thi công. Thi công giếng trời cho nhà mái tôn cần đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kỹ thuật.

Dưới đây là 5 bước thi công giếng trời trên mái tôn cơ bản cho bạn tham khảo là:

Bước 1: Chuẩn bị lắp đặt

Trước khi thi công lắp đặt giếng trời cho nhà mái tôn bạn cần chuẩn bị:

  • Xác định vị trí làm giếng trời trên mái tôn

  • Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ như: tấm lợp kính cường lực hoặc nhựa trong, khung sắt và thiết bị máy móc khác

Bước 2: Thi công giếng trời mái tôn

Bạn có thể thuê hoặc tự thi công giếng trời. Danh sách các công việc gồm có:

  • Lên bản vẽ thiết kế giếng trời nhà mái tôn

  • Xây dựng hệ thống thoát nước

  • Tiến hành tháo dỡ một phần mái tôn (Với công trình đã hoàn thiện)

  • Lắp đặt khung của giếng trời. Chú ý khung của giếng trời cao hơn mái tôn ngăn nước mưa chảy ngược vào trong nhà

  • Lắp mái che cho giếng trời. Mái che cố định hoặc mái che di động tùy thuộc vào điều kiện tài chính. Tốt nhất nên chọn vật liệu trong lấy sáng tốt.

Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu

Sau khi đã lắp đặt giếng trời cho nhà mái tôn hoàn thiện bạn cần kiểm tra lại tổng quan và nghiệm thu.

Bước 4: Làm tiểu cảnh giếng trời

Ở khu vực dưới chân của giếng trời, gia chủ có thể tận dụng thiết kế tiểu cảnh, thác nước, khu vườn nhỏ có cây xanh hoặc bố trí làm nơi đọc sách, thư giãn của cả nhà.

Trên đây là những kinh nghiệm thi công giếng trời cho nhà mái tôn hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công!

Theo Homedy Blog Nhà đẹp