I- Cắt mí kiêng thịt bò bao lâu?
Các bác sĩ thường khuyến cáo không nên ăn thịt bò khi cắt 2 mí vì những hệ lụy có thể gặp là sẹo lồi, sưng nề, thâm xỉn da.
1- Trước cắt mí kiêng thịt bò bao lâu?
Trước khi tiểu phẫu cắt sửa mí, bạn không nên ăn quá nhiều thịt bò (>300gr) trong vòng 1-3 ngày. Vì các chất trong thịt đỏ dễ làm chênh lệch hàm lượng các tế bào máu, gây khó khăn cho việc đóng vảy vết thương và có thể gây bầm kéo dài.
2- Sau cắt mí kiêng thịt bò bao lâu?
Cắt mí cần phải kiêng món thịt bò trong vòng 4 tuần, cho tới khi mô sẹo đã mờ dần, nếp rạch mí đã vào form chuẩn chỉ và không còn dấu hiệu sưng đau.
Lý do là bởi hàm lượng đạm và sắt cao trong thịt bò có thể khiến đường cắt mí sưng nề, gia tăng thâm tím, kích thích tăng sinh vết sẹo lồi.
Với công nghệ cắt sửa mí hiện đại ngày nay, vết thương để lại trên da hầu như không quá nghiêm trọng, mô sẹo liền nhanh sau 1-2 tuần tùy vào cơ địa. Trong 2 tuần tiếp theo, đường sẹo sẽ mờ và ẩn dần. Nếu bạn vội vã ăn thịt bò, mô da sẽ trồi lên và lộ rõ đường gấp rất xấu xí.
Tốc độ chữa lành của mí mắt còn phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ và công nghệ thực hiện. Vì vậy, bạn cần chú ý chọn địa chỉ đáng tin để có được nếp mí đẹp, không sẹo, lành nhanh, không phải kiêng thịt bò quá lâu.
II- Ăn thịt bò sau cắt mí có sao không?
Không ít khách hàng quên ăn kiêng và vô tình sử dụng thịt bò sau khi vừa cắt mí. Mức độ ảnh hưởng của mô da sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa và liều lượng thịt bò đã ăn.
Nếu bạn lỡ ăn 1-2 miếng thịt bò mà có cơ địa lành thì hoàn toàn không tác động đến nếp mí. Nhưng với cơ địa quá dữ, làn da dễ bị sưng nề và bầm tím nhanh chóng.
Trong trường hợp bạn đã ăn nhiều thịt bò, hãy bình tĩnh theo dõi phản ứng và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Bạn có thể cần dùng tới thuốc chống viêm, tiêu sưng bầm và chườm đá để cải thiện.
Nói chung, bạn vẫn phải hết sức cẩn thận trong việc kiêng khem để tránh gây tổn hại cho cơ thể, đảm bảo kết quả sửa mí tuyệt đẹp.
III- Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau cắt mí mắt
Cắt mắt 2 mí vốn là một tiểu phẫu đơn giản, mức độ xâm lấn thấp nhưng bạn vẫn cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để giúp mô da mau lành, nếp gấp sớm vào form chuẩn.
Một số gợi ý khi thiết lập khẩu phần ăn sau chỉnh sửa mí:
- Ưu tiên các loại rau củ giàu vitamin A, vitamin C: cải thảo, rau chân vịt, bắp cải, su su, cà chua, cà rốt…
- Ăn hoa quả mọng nước: cam, táo, lựu, bưởi… và có thể dùng dưới dạng nước ép.
- Bổ sung đủ protein cho quá trình tái tạo tế bào: thịt nạc heo, các loại đậu hạt, sữa, phô mai…
- Uống nước lọc (4-6 cốc/ngày) và nên dùng các loại trà thanh nhiệt (hoa cúc, táo đỏ, kỷ tử…)
Thông thường, sau khoảng 1-2 tuần, bạn có thể ăn uống trở lại như ban đầu. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích khách hàng cần tái khám và kiểm tra kỹ trước khi ngừng kiêng khem.
IV- Cắt mí mắt cần kiêng những thực phẩm nào?
Sau khi đã nắm rõ “Cắt mí kiêng thịt bò bao lâu?”, bạn cũng cần tránh xa một số món khác để hạn chế tác dụng phụ, giúp mí mắt nhanh lành hơn. Cụ thể được liệt kê dưới đây:
1- Nên kiêng rau muống
Rau muống có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, nhưng lại khiến collagen tổng hợp nhiều quá mức cần thiết, hình thành nên vết sẹo sưng lồi.
Ăn rau muống nhiều còn làm cản trở tới sự hấp thu canxi và sắt trong máu, từ đó khiến vết cắt mí dễ bị nhức trong thời gian dài, khả năng miễn dịch giảm.
Đặc biệt với những người có cơ địa nền mắc các bệnh lý về thận, bạn càng phải tránh ăn rau muống nhằm đảm bảo hiệu quả bài tiết tốt.
2- Ngoài thịt bò cắt mí nên kiêng đồ nếp
Các món làm từ gạo nếp như: xôi, chè, bánh chưng… đều thuộc nhóm thực phẩm nóng, dễ khiến cho vết thương bị sưng nề và mưng mủ.
Gạo nếp có tính dẻo và thường gây khó tiêu, nếu ăn nhiều sẽ cản trở tới hoạt động tiêu hóa cũng như trao đổi chất, việc tái tạo mô mới cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
3- Kiêng hải sản đồ ăn có tính tanh
Hải sản có vỏ (tôm, cua, ốc…) và một số món đồ tanh (tiết canh, mắm tôm, thịt ngan…) gây bất lợi cực lớn cho vết thương. Do sau khi cắt mí, cơ thể có xu hướng thiên hàn nên việc ăn món tanh sẽ sinh ra các phản ứng mạnh: đau bụng, xuất huyết, người mệt mỏi…
Ở một số người có cơ địa dữ, họ còn gặp phải tình trạng ngứa, dị ứng, nổi mẩn đỏ xung quanh nếp mí. Bạn phải kiêng khem nghiêm ngặt để đảm bảo mí mắt lành nhanh.
4- Tránh sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích và đồ uống có hại như bia rượu, cà phê, trà xanh, nước ngọt… gây nguy hại cho chu trình tuần hoàn, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
Trong một số nghiên cứu, các món đồ trên làm chậm quá trình lành thương và khiến máu khó đông hơn bình thường. Đây cũng là điều kiện lý tưởng để các hại khuẩn xâm nhập vào mô mềm, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
5- Đồ ăn cay cũng nên hạn chế tối đa
Gia vị cay có thể gây nóng trong, chức năng đông máu của tiểu cầu bị suy giảm, làm cho nếp mí luôn trong trạng thái đau nhức và chậm lành.
Các phản ứng dễ gặp khi ăn cay ngay sau cắt mí mắt là: sưng tấy, ngứa ngáy, cảm giác nóng rát, bầm tím…
Bạn nên tránh các loại gia vị cay nồng như ớt, quế hồi, tiêu… nếu không muốn mí mắt bị tổn hại.
6- Trứng gà, vịt
Trứng cũng nằm trong nhóm thực phẩm tanh nên bạn cần hạn chế ăn sau khi cắt mí. Mặc dù đây là món giàu protein có lợi nhưng lại dễ tăng sinh sẹo, mô da không được bằng phẳng và đều màu.
Ngoài ra, những món đồ không tốt cho mí mắt sau khi cắt là: nước ép rau má, nhãn, mít, vải, món mặn, đồ đông lạnh…
Cắt mí kiêng thịt bò bao lâu còn tùy vào tốc độ lành thương của mỗi người, nên bạn không được quá hấp tấp vội vàng. Hãy chú trọng chăm sóc và vệ sinh vết thương đúng cách để sớm chào đón dáng mắt tròn đẹp rõ nét, thanh thoát tự nhiên.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!