Tủ âm tường là một trong những giải pháp hữu ích dành cho những căn hộ hiện đại có ít diện tích xây dựng như chung cư hay nhà phố. Với thiết kế thông minh, tủ quần áo âm tường có thể tối ưu hóa được không gian, làm tăng diện tích sử dụng và giúp cho căn phòng luôn gọn gàng và ngăn nắp.
Cách thiết kế tủ quần áo phù hợp với mọi không gian phòng ngủ
Top 20+ mẫu tủ âm tường đẹp
1. Mẫu tủ âm tường cánh lùa
Mẫu 1: Tủ quần áo âm tường cánh lùa được thiết kế rộng rãi với cả một mảng tường dài giúp đem đến nhiều không gian để lưu trữ, cất giữ đồ đạc.
Mẫu 2: Tủ quần áo âm tường phòng ngủ cánh lùa được thiết kế với gam màu trắng chủ đạo pha chút màu nâu gỗ nhằm mang đến điểm nhấn nổi bật cho căn phòng.
Mẫu 3: Tủ quần áo âm tường cánh lùa được thiết kế với gam màu nâu nhạt, hài hòa với màu sắc của cả căn phòng giúp tạo nên một không gian sang trọng, hiện đại.
Mẫu 4: Tủ quần áo âm tường cánh lùa được thiết kế với tone màu đen, giúp mang đến một vẻ đẹp độc đáo, huyền bí cho căn phòng ngủ.
2. Mẫu tủ âm tường cánh mở
Mẫu 5: Tủ quần áo âm tường cánh mở được thiết kế với gam màu trắng và tô điểm thêm màu nâu ở xung quanh viền tủ giúp tạo nên sự ấn tượng cho không gian.
Mẫu 6: Tủ quần áo âm tường cánh mở được làm từ chất liệu gỗ sồi mang đến một vẻ đẹp tự nhiên và cuốn hút.
Mẫu 7: Tủ quần áo âm tường cánh mở được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, có độ bền cao và an toàn cho người sử dụng.
Mẫu 8: Với tone màu nâu sáng, tủ âm tường cánh mở được với hai bên là tủ quần áo 2 cánh, ở giữa là khoảng trống để đặt giường ngủ tạo nên một không gian phòng ngủ sáng tạo và bắt mắt.
3. Mẫu tủ âm tường mặt kính trong suốt
Mẫu 9: Tủ quần áo âm tường mặt kính trong suốt với tone màu đen kết hợp cùng hệ thống đèn led màu vàng tạo nên hiệu ứng đẹp mắt.
Mẫu 10: Tủ quần áo âm tường mặt kính trong suốt màu trắng mang đến vẻ đẹp tinh khôi, tao nhã, phù hợp dành cho những ai yêu thích sự nhẹ nhàng.
Mẫu 11: Tủ quần áo âm tường mặt kính trong suốt được thiết kế nhiều ngăn khác nhau giúp bạn có thể dễ dàng phân loại đồ đạc và quần áo.
Mẫu 12: Tủ quần áo âm tường mặt kính trong suốt được thiết kế theo hình chữ L giúp mang đến sự mới lạ cho không gian phòng ngủ.
4. Mẫu tủ âm tường kết hợp ngăn trống tiện ích
Mẫu 13: Với các ngăn trống tiện ích của tủ âm tường, bạn có thể tận dụng để đựng sách vở, tranh ảnh hay đồ lưu niệm.
Mẫu 14: Tủ quần áo được thiết kế với gam màu nâu tối, bên trong được phân chia thành nhiều vách ngăn, hộc tủ để đựng quần áo, giày dép. Ở giữa tủ còn có thêm một khoảng trống tiện ích được dùng để đặt túi xách, bình hoa và tranh ảnh.
Mẫu 15: Tủ quần áo âm tường kết hợp ngăn trống tiện ích được thiết kế với gam màu trắng kết hợp cùng họa tiết đường phào chỉ đơn giản mang đến sự hiện đại cho không gian phòng ngủ.
Mẫu 16: Tủ quần áo âm tường với nhiều ngăn trống nhỏ giúp đem đến sự tiện nghi cho người sử dụng.
5. Mẫu tủ âm tường liền bàn trang điểm
Mẫu 17: Tủ âm tường được thiết kế thành hai phần tủ nằm hai bên, ở giữa được tích hợp bàn trang điểm, bên trên có gắn đèn chiếu sáng.
Mẫu 18: Tủ quần áo âm tường kết hợp bàn trang điểm có hình dạng độc đáo tạo nên một không gian phòng ngủ lạ mắt.
Mẫu 19: Tủ quần áo âm tường kết hợp bàn trang điểm được thiết kế nhỏ gọn nằm ở giữa, hai bên là tủ quần áo hai cánh. Phía trên tủ còn có nhiều vách ngăn nhỏ dùng để cất giữ đồ đạc ít khi sử dụng đến trông rất tiện dụng.
Mẫu 20: Tủ quần áo âm tường liền bàn trang điểm được thiết kế độc đáo với tone màu nâu trắng toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng
Ưu nhược điểm tủ âm tường
1. Ưu điểm của tủ âm tường
Giống như các món đồ nội thất thông minh khác, tủ âm tường cũng có những ưu điểm nổi bật riêng, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như:
– Tủ âm tường được làm âm vào tường nên không gây ảnh hưởng đến diện tích căn phòng, giúp bạn có thêm không gian để bố trí, sắp xếp các món đồ nội thất khác.
– Các mẫu tủ âm tường thường có thiết kế đơn giản, không cầu kỳ góp phần giúp căn phòng của bạn trở nên đẹp mắt và tiện nghi hơn. Bên cạnh đó, có những mẫu tủ âm tường dạng cửa lùa hiện đại giúp mở rộng lối đi, không gây vướng víu cho việc di chuyển và sinh hoạt.
– Tủ âm tường thường không làm ảnh hưởng đến tổng thể thiết kế nên phù hợp với nhiều phong cách như hiện đại, tối giản, cổ điển, tân cổ điển…
– Tủ âm tường được thiết kế với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
– Do có thiết kế gọn gàng nên tủ âm tường có thể khắc phục được nhiều lỗi khuyết điểm thiết kế như: không vuông vắn, tường không liền mạch, lỗ hổng về không gian…
Tủ quần áo âm tường là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm diện tích.
2. Nhược điểm của tủ âm tường
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tủ quần áo âm tường vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế không đáng kể như:
– Vì có thiết kế âm tường nên tủ thường được đặt cố định một chỗ, do đó khó có thể thay đổi vị trí thường xuyên được.
– Kỹ thuật lắp đặt tủ âm tường thường rất phức tạp và cầu kỳ. Nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì rất dễ bị hư hỏng hoặc gặp nhiều khó khăn khi sửa chữa.
– Khó khăn trong việc vệ sinh, lau chùi tủ và không thể kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm ở trong tủ.
Vì tủ được đặt cố định một chỗ nên khó có thể thay đổi và di chuyển tủ quần áo âm tường.
Vật liệu làm tủ âm tường
Có nhiều chất liệu để làm tủ âm tường nhưng phổ biến nhất vẫn là tủ âm tường bằng gỗ và tủ âm tường bằng nhôm kính.
1. Tủ âm tường bằng gỗ
Tủ âm tường bằng gỗ là mẫu sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng. Loại tủ này được chia thành hai nhóm nhỏ, cụ thể:
– Tủ âm tường gỗ tự nhiên: Là loại tủ được làm từ gỗ tự nhiên nên có chất lượng tốt, độ bền cao, chắc chắn và hoàn toàn không gây độc hại cho sức khỏe của người dùng. Mẫu tủ này thường có thiết kế theo hướng cổ điển, có đường vân gỗ tự nhiên, sống động giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho căn phòng ngủ.
Tủ âm tường bằng gỗ tự nhiên.
– Tủ âm tường gỗ công nghiệp: Là loại tủ được làm từ gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF hay ván ép… đã được kiểm duyệt trước khi sản xuất nên loại gỗ này rất an toàn cho người dùng. Tủ quần áo làm từ chất liệu gỗ này cũng có độ bền cao, thiết kế sang trọng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt, tủ gỗ công nghiệp có giá thành thấp và mẫu mã đa dạng hơn so với tủ gỗ tự nhiên.
Tủ âm tường bằng gỗ công nghiệp.
2. Tủ âm tường bằng nhôm kính
Tủ âm tường bằng nhôm kính có giá thành khá rẻ và khi sử dụng cũng không bị mối mọt hay ẩm mốc. Tuy nhiên, loại tủ này lại không được ưa chuộng như các mẫu tủ làm bằng gỗ bởi do độ bền sản phẩm không cao và mẫu mã cũng không được đa dạng.
Tủ quần áo được làm bằng nhôm kính
Những lưu ý khi làm tủ quần áo âm trong tường
1. Vị trí đặt tủ âm tường
Do tủ âm tường phải đặt cố định một chỗ và không thể thay đổi, dịch chuyển nên trước khi thiết kế bạn cần phải xác định được vị trí của tủ.
Bạn có thể tận dụng những vị trí như gầm cầu thang, hốc tường, góc phòng bị thụt vào trong để làm tủ âm tường. Đặt tủ ở những vị trí này có thể giúp bạn vừa che đi khoảng trống vừa có thêm không gian để làm nơi lưu trữ, cất giữ đồ đạc.
Tránh đặt tủ quần áo âm tường ở khu vực phòng tắm, tiểu cảnh… vì những nơi này có độ ẩm cao sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ. Nếu không thể tránh được những vị trí này, bạn có thể dán thêm gạch men lên toàn bộ phần tường để tránh bị ẩm mốc ngấm vào trong tủ hoặc sử dụng loại tủ rời loại MFC có khả năng chống ẩm, chống thấm nước.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt tủ âm tường ở vị trí tường nhà thường xuyên tiếp xúc với thời tiết. Trong trường hợp không tránh được vị trí này, bạn có thể sử dụng gỗ nhựa PVC để chống ẩm mốc làm hư hại đến tủ quần áo.
Xác định vị trí tủ trước khi quyết định thiết kế.
2. Kích thước làm tủ âm tường
Chiều sâu lý tưởng nhất để làm tủ quần áo âm tường là từ 55 – 60cm. Chiều cao của tủ thì nên được thiết kế chạm trần nhà hoặc chạm nóc vị trí bạn đóng tủ nhằm tạo nên tổng thể liền mạch để mang đến tính thẩm mỹ cao cho không gian căn phòng.
3. Kỹ thuật đóng tủ âm tường
Do kỹ thuật lắp đặt tủ âm tường khá phức tạp, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, hình dáng của khoảng trống đặt tủ nên việc thi công tủ quần áo không hề đơn giản. Để có thể đóng được tủ quần áo âm tường, bạn có thể làm theo một trong hai cách sau đây:
– Cách 1: Cấy khuôn bao vị trí rồi gắn cửa, gắn nẹp xung quanh để tạo nên sự chắc chắn và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nếu thi công theo cách này sẽ rất kỳ công và tốn nhiều chi phí.
Tủ quần áo âm tường nhỏ gọn cho phòng ngủ của bạn.
– Cách 2: Đóng nguyên tủ quần áo trước rồi sau đó đẩy vào ô trống tường đã có sẵn. Cách này thì đơn giản hơn nhiều tuy nhiên bạn cần phải đo kích thước chính xác trước khi làm tủ. Ngoài ra, nếu thi công theo cách này bạn có thể kéo tủ ra và thay thế tủ khác khi muốn thay đổi phong cách mới.
Dù làm theo cách nào thì bạn cũng cần phải thật cẩn thận và chính xác để không phải mất thời gian thay đổi và sửa chữa lỗi. Đặc biệt, bạn cần phải làm thêm nẹp hoặc kê chân và trong quá trình làm phải đảm bảo được sự chắc chắn và tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, bạn cũng nên sơn thêm một lớp hậu sau khi đóng tủ để chống ẩm mốc.
Đóng tủ âm tường cần đảm bảo sự chắc chắn và tính thẩm mỹ cao
Tủ âm tường là xu hướng thiết kế nội thất của năm 2022, không chỉ giúp tiết kiệm diện tích đáng kể mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao cho không gian phòng ngủ. Với các mẫu tủ âm tường hiện đại kể trên, Everon hy vọng bạn sẽ sớm lựa chọn được cho mình mẫu sản phẩm ưng ý nhất.
Xem thêm:
✅ Top 30+ mẫu thiết kế phòng ngủ màu trắng sang trọng bạn không nên bỏ qua
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!