Màu gỗ công nghiệp và 10 màu gỗ công nghiệp được dùng nhiều

Một trong các vật liệu làm nội thất phổ biến hiện nay chính là gỗ công nghiệp. Và một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn đồ nội thất gỗ công nghiệp chính là màu gỗ công nghiệp. Màu gỗ công nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng. Trong bài viết này, Topnoithat sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về màu gỗ công nghiệp và các màu gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Màu gỗ công nghiệp

Bạn đang tìm kiếm một màu sắc để thiết kế đồ nội thất trong nhà và đang tìm kiếm bảng màu các loại gỗ công nghiệp thì đây là bài viết dành cho bạn. Với hơn 300 màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF, Gỗ nhựa,… đang được sử dụng ở các nhà cung cấp gỗ công nghiệp trên thị trường. Bài viết về màu gỗ công nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn để dễ dàng lựa chọn màu gỗ cho gia đình mình.

Màu gỗ công nghiệp là gì?

Màu gỗ công nghiệp là màu của bề mặt phủ của gỗ. Trong đó có thể kể đến bề mặt phủ Melamine, Laminate màu vân gỗ và màu sơn đơn sắc. Bề mặt phủ Acrylic, sơn bệt là các màu sắc như đen, trắng, ghi, xanh, đỏ, vàng…

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ thường xuất hiện trên các loại gỗ công nghiệp MDF, HDF, MFC, Plywood có bề mặt phủ Melamine hoặc Laminate. Một số loại vân gỗ tiêu biểu như: gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ thông, gỗ Tần bì, gỗ Beech, gỗ mun, gỗ muồng đen….

Màu gỗ MDF

Màu gỗ MDF là màu của bề mặt phủ gỗ công nghiệp có cốt lõi là gỗ ép MDF. Bề mặt đó thường là Melamine, Laminate, sơn bệt PU…Phần lớn các loại melamine, laminate đều được sử dụng chung cho tất cả các loại gỗ công nghiệp. Vì vậy, tuy khác cốt gỗ nhưng bề mặt khá giống nhau. Dưới đây là bảng màu Melamine, Laminate cho gỗ MDF, MFC, HDF

Màu gỗ công nghiệp bề mặt phủ Melamine vân gỗ
Màu gỗ công nghiệp bề mặt phủ Melamine vân gỗ
Gỗ công nghiệp phủ Melamine màu vân gỗ được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất gia đình, văn phòng
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine màu vân gỗ được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất gia đình, văn phòng
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ sồi, óc chó
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ sồi, óc chó
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ sồi được ứng dụng rộng rãi làm ốp tường, sàn nhà, kệ tivi, bàn trà sofa
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ được ứng dụng trong làm tủ quần áo, giường ngủ
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ được ứng dụng trong làm tủ quần áo, giường ngủ
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ được ứng dụng trong làm tủ giày dép, bàn trà
Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine vân gỗ được ứng dụng trong làm sàn nhà, giường ngủ gỗ công nghiệp
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ thường có ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ thường có ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất
Những màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF được ứng dụng trong làm đồ nội thất
Những màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF được ứng dụng trong làm đồ nội thất
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ mun, muồng đen, thông
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ mun, muồng đen, thông

Màu gỗ MFC

Màu gỗ MFC là màu của bề mặt phủ cốt gỗ ván dăm MFC. Các bề mặt phủ Melamine, laminate dành cho MDF đều sử dụng được cho MFC và ngược lại.

Màu gỗ công nghiệp loại trơn hơi bóng, xước mưa
Màu gỗ công nghiệp loại trơn hơi bóng, xước mưa
Màu gỗ công nghiệp loại vân xước mưa, xước dài, trơn hơi bóng
Màu gỗ công nghiệp loại vân xước mưa, xước dài, trơn hơi bóng, gằn vân núi
Màu gỗ công nghiệp loại vân xước dài và trơn sờ xít
Màu gỗ công nghiệp loại vân xước dài và trơn sờ xít
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ xước mưa, xước dài
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ xước mưa, xước dài
Bảng màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine trơn sờ xít
Bảng màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine trơn sờ xít
Bề mặt phủ Melamine trơn sờ xít
Bề mặt phủ Melamine trơn sờ xít
Màu gỗ công nghiệp phủ Melamine vân gằn rối
Màu gỗ công nghiệp phủ Melamine vân gằn rối
Màu gỗ công nghiệp phủ melamine với họa tiết vải, vân gỗ
Màu gỗ công nghiệp phủ melamine với họa tiết vải, vân gỗ

Màu gỗ HDF

Gỗ HDF được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của lõi gỗ.

Bảng màu gỗ công nghiệp HDF phủ melamine

Các loại màu gỗ công nghiệp được ứng dụng trong làm tủ bếp, kệ tivi, ốp tường
Các loại màu gỗ công nghiệp được ứng dụng trong làm tủ bếp, kệ tivi, ốp tường
Đây là các màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF được sử dụng để đóng đồ nội thất, ứng dụng ở trường học, bệnh viện
Đây là các màu gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF được sử dụng để đóng đồ nội thất, ứng dụng ở trường học, bệnh viện
Bảng màu gỗ công nghiệp gằn xước phù hợp với các đồ nội thất tạo điểm nhấn
Bảng màu gỗ công nghiệp gằn xước phù hợp với các đồ nội thất tạo điểm nhấn

Màu gỗ công nghiệp sơn phủ

Màu gỗ công nghiệp sơn phủ phù hợp với các loại gỗ có bề mặt nhẵn. Đây thường là các màu đơn sắc có màu từ trung tính đến nổi bật. Được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất gia đình, văn phòng.

Màu gỗ công nghiệp đơn sắc hoặc có họa tiết vân đá, mặt trơn sờ xít
Màu gỗ công nghiệp đơn sắc hoặc có họa tiết vân đá, mặt trơn sờ xít
Màu gỗ công nghiệp phủ melamine gằn rối và trơn sờ xít
Màu gỗ công nghiệp phủ melamine gằn rối và trơn sờ xít
Gỗ công nghiệp phủ màu xanh hợp cho làm điểm nhấn đồ nội thất
Gỗ công nghiệp phủ màu xanh hợp cho làm điểm nhấn đồ nội thất
Gỗ công nghiệp màu đen, ghi hợp trong thiết kế nội thất trơn
Gỗ công nghiệp màu đen, ghi hợp trong thiết kế nội thất trơn
Gỗ công nghiệp màu vàng, đỏ làm điểm nhấn nội thất gia đình, nội thất văn phòng, kệ trang trí
Gỗ công nghiệp màu trắng, xanh, vàng
Gỗ công nghiệp màu trắng, xanh, vàng

10 màu gỗ công nghiệp phổ biến nhất

1. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ tần bì

Gỗ tần bì được biết đến là loại gỗ yêu thích trong thiết kế nội thất không chỉ vì chất lượng gỗ mà còn vì vân gỗ rất đẹp và hiện đại. Vân gỗ tần bì đẹp cũng là lý do nó được lựa chọn làm màu phủ bề mặt gỗ công nghiệp để thay thế cho gỗ tần bì tự nhiên ngày một khan hiếm và đắt đỏ.

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ tần bì ứng dụng nhiều trong nội thất gia đình, văn phòng
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ tần bì ứng dụng nhiều trong nội thất gia đình, văn phòng

2. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ sồi

Trong ngành công nghiệp nội thất hiện đại, thì Gỗ sồi được coi là loại gỗ hàng đầu để thiết kế nội thất gia đình, văn phòng. Tuy nhiên vì nhu cầu ngày càng cao trong khi nguồn cung ngày càng khan hiếm nên giá thành sản phẩm cũng khó mua hơn. Vì vậy, nhiều khách hàng tìm kiếm một giải pháp khác là: lựa chọn các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp có màu vân gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp vân gỗ sồi màu sắc phong phú phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau và có giá thành dễ chịu.

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ sồi là một trong các màu được nhiều người lựa chọn và có ứng dụng rộng rãi.
Vân gỗ sồi tối màu có nhiều ứng dụng trong làm sàn nhà
Vân gỗ sồi tối màu có nhiều ứng dụng trong làm sàn nhà
Gỗ công nghiệp vân gỗ sồi màu sáng được nhiều gia đình lựa chọn làm tủ bếp, làm giường ngủ

3. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Óc Chó

Óc chó có màu sắc từ nâu nhạt đến socola. Những màu sắc đặc trưng của gỗ óc chó mang đến cảm giác gần gũi, ấm áp và khẳng định được đẳng cấp của không gian sử dụng. Vân gỗ Óc chó có dạng vân thẳng, dạng sóng hay dạng cuộn xoáy. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ óc chó thường có màu trầm, tối

Màu gỗ sồi là một trong các màu gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất gia đình
Màu gỗ Óc chó là một trong các màu gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất gia đình
Màu gỗ óc chó gỗ công nghiệp An Cường được ứng dụng nhiều trong làm cửa, thiết kế nội thất
Màu gỗ óc chó gỗ công nghiệp An Cường được ứng dụng nhiều trong làm cửa, thiết kế nội thất
Màu gỗ Óc chó là một trong các màu gỗ được yêu thích của gỗ công nghiệp An Cường
Màu gỗ Óc chó thường được ứng dụng làm đồ nội thất cao cấp
Màu gỗ Óc chó thường được ứng dụng làm đồ nội thất cao cấp

4. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Teak

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Teak thường có màu vàng nâu và màu nâu xám đen. Đây là một trong các màu nội thất phổ biến.

Màu và vân gỗ tếch được chọn làm màu phủ cho gỗ công nghiệp An Cường
Màu và vân gỗ tếch được chọn làm màu phủ cho gỗ công nghiệp An Cường

5. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Beech

Gỗ công nghiệp màu nâu vân gỗ beech 368T là một trong các màu được lựa chọn để đóng tủ quần áo, kệ tivi, giường ngủ, bàn trà
Màu gỗ beech (dẻ gai) màu ghi sáng và tối hợp làm đồ nội thất gia đình
Màu gỗ beech (dẻ gai) màu ghi sáng và tối hợp làm đồ nội thất gia đình

6. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Thông

Màu gỗ thông trong tự nhiên thường có màu vàng nâu tươi, nhưng trong theo bảng màu gỗ công nghiệp An Cường thì màu gỗ công nghiệp vân gỗ thông có màu ghi đen. Gỗ công nghiệp vân gỗ thông được dùng nhiều trong làm nội thất gia đình, nội thất văn phòng, cánh cửa…

Màu vân gỗ thông phủ gỗ công nghiệp An Cường

7. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Du

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Du
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Du

8. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ anh đào

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ anh đào có màu nâu đỏ hoặc nâu đậm.

Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Anh đào theo bảng màu gỗ công nghiệp An Cường
Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Anh đào theo bảng màu gỗ công nghiệp An Cường

9. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ keo tràm

Màu gỗ công nghiệp vân keo tràm được ứng dụng làm nội thất gia đình
Màu gỗ công nghiệp vân keo tràm được ứng dụng làm nội thất gia đình

10. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ Muồng đen

Với những khách hàng yêu thích loại gỗ muồng đen tự nhiên nhưng không muốn các đồ nội thất nặng nề thì các mẫu gỗ công nghiệp được phủ vân gỗ muồng đen sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Gỗ công nghiệp phủ vân gỗ muồng đen được ứng dụng đóng giường ngủ, bàn trà, kệ tivi

11. Gỗ công nghiệp vân đá

Gỗ công nghiệp vân đá được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất gia đình, làm kệ, tủ bếp. Gỗ công nghiệp vân đá kết hợp cùng gỗ công nghiệp vân gỗ làm bàn trà, kệ tivi.

Gỗ công nghiệp vân đá có nhiều ứng dụng trong nội thát gia đình
Gỗ công nghiệp vân đá có nhiều ứng dụng trong nội thát gia đình

Gỗ công nghiệp là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về màu gỗ công nghiệp chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp. Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp.

Gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là loại gỗ có chứa thành phần gỗ tự nhiên nhưng được tạo ra bằng phương pháp công nghiệp, nhân tạo. Thành phần gỗ có thể ở dạng bột, sợi, dăm, thanh gỗ, lạng gỗ…được tạo độ kết dính bởi chất keo chuyên dụng, kết hợp với các hóa chất phụ gia khác. Sau đó được ép, dập, đúc…để tạo thành các tấm gỗ tiêu chuẩn.

  • Nguyên liệu để sản xuất thường là gỗ tận dụng (ngọn, cành, rễ, đoạn cong, gốc,…), gỗ thu hồi tái chế (bàn ghế hỏng), mùn cưa, mảnh bào, đầu thừa, hoặc gỗ tạp rừng trồng…
  • Giá rẻ và thân thiện môi trường do sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, áp dụng phương pháp sản xuất công nghiệp với máy móc hiện đại. Có lẽ chẳng bao giờ lo hết, lo cạn kiệt…như gỗ tự nhiên rừng nguyên sinh.
  • Kích thước phổ biến rộng 1m22 x 2m44 ở dạng tấm phẳng, rất tiện lợi cho gia công chế biến, áp dụng máy móc hiện đại, độ chính xác cao…
  • Là nguyên liệu hợp với xu hướng nội thất hiện đại, trẻ trung, đơn giản, đa năng.
các loại gỗ công nghiệp mdf, hdf, mfc, polywood, gỗ ghép thanh
Hình ảnh một số loại cốt gỗ công nghiệp thông dụng

Để phân loại gỗ công nghiệp người ta thường dựa vào cốt gỗ. Mỗi một loại cốt gỗ lại có thành phần cấu tạo, tính chất, ưu nhược điểm khác nhau và những ứng dụng riêng. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết:

Xem chi tiết về gỗ công nghiệp tại: Gỗ Công Nghiệp là gì? Tất tần tật thông tin về gỗ công nghiệp chúng ta nên biết

Các loại gỗ công nghiệp

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại gỗ công nghiệp trong đó phổ biến nhất gồm 7 loại gỗ là:

Các loại gỗ công nghiệp MDF, HDF, MFC, OSB, Plywood
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
  • Gỗ công nghiệp MDF: MDF là tên viết tắt của Medium Density Fibreboard – ván ép mật độ trung bình. Là loại ván gỗ công nghiệp được tạo ra từ bột gỗ (sợi gỗ) với sự liên kết của chất keo dính, được ép nóng tạo thành tấm dưới nhiệt độ và áp suất cao.
  • Gỗ công nghiệp MFC: MFC hay còn gọi là gỗ ván dăm, hay Okal. Là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ làm bằng các hạt gỗ (dăm), được liên kết với nhau bằng cách thêm chất kết dính tổng hợp và sau đó ép chúng ở mức áp suất và nhiệt độ cao tạo thành tấm.
  • Gỗ công nghiệp HDF: Cốt gỗ công nghiệp HDF có thành phần và quy trình sản xuất gần giống với MDF ở trên. Chỉ khác là nó sử dụng bột/sợi gỗ nhỏ và mịn hơn, đồng thời được ép chặt hơn tạo ra tấm ván có mật độ cao và cứng chắc hơn. HDF là viết tắt bởi từ High Density Fibreboard – tức ván ép sợi mật độ cao, phân biệt với MDF – ván ép sợi mật độ trung bình.
  • Gỗ công nghiệp OSB: OSB là viết tắt từ Oriented Strand Board, nghĩa là: ván dăm định hướng
  • Gỗ công nghiệp Plywood: Plywood là loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ nhiều tấm ván lạng (cực mỏng) ghép nghịch hướng với nhau (tấm dọc xen tấm ngang, thớ gỗ vuông góc với nhau), được tạo liên kết bởi một chất keo dính chuyên dụng và ép lại thành tấm plywood dưới nhiệt độ và áp suất cao.
  • Gỗ ghép thanh: Gỗ ghép thanh là gỗ được tạo thành bằng cách ghép 2 hay nhiều thanh gỗ ngắn thành 1 thanh dài hoặc 1 tấm lớn. Được thực hiện bằng cách cắt ở 2 đầu mỗi tấm gỗ một tập hợp các mặt cắt bổ sung (kiểu răng cưa), lồng vào nhau, sau đó được ép dán lại với keo.
  • Gỗ nhựa composite:

Gỗ nhựa có tên viết tắt là WPC (chữ WPC được viết tắt từ Wood Plastic Composite), vì vậy nó cũng hay được gọi là: gỗ WPC, gỗ Composite, ván gỗ nhựa tổng hợp…

Gỗ nhựa là vật liệu công nghiệp được tạo thành bằng cách trộn các bột/sợi gỗ và chất nhựa nhiệt dẻo cùng các hóa chất phụ gia. Vật liệu nóng dẻo sau đó được máy ép đùn (hoặc ép phun) thành tấm theo kích thước quy chuẩn hoặc các hình dạng vật liệu mong muốn.

Xem thêm về các loại gỗ tại: Các loại gỗ công nghiệp phổ biến thường dùng nhất

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp là yếu tố làm nên màu của gỗ công nghiệp. Vậy lớp phủ bề mặt là gì? các loại lớp phủ bề mặt phổ biến?

Lớp phủ bề mặt là: lớp phủ lên trên bề mặt của cốt gỗ công nghiệp. Vai trò của lớp phủ này là nhằm gia tăng độ bền cho gỗ, giúp chống thấm nước. Đặc biệt là làm tăng tính thẩm mỹ (thể hiện qua màu sắc và họa tiết), giá trị và độ ứng dụng phổ biến cho ván gỗ.

Top 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay
Top 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay

Các lớp phủ bề mặt gồm:

+ Lớp phủ bề mặt Melamine: Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ. Được cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt có màu sắc và vân gỗ khác nhau.

+ Lớp phủ bề mặt Veneer:

Veneer là tên gọi của lớp gỗ mỏng được lát từ thân gỗ tự nhiên. Các lát gỗ này rất mỏng, có độ dày chỉ 0.3 – 0.6mm (tức chưa đến 1mm). Sau khi được xẻ lát mỏng như tờ giấy, miếng Veneer được dán vào các mặt gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF bằng các loại keo chuyên dụng.

+ Lớp phủ bề mặt Laminate:

Laminate có tên khoa học là High Pressure Laminate (HPL). Là vật liệu bề mặt có khả năng chống nước, chịu lửa và đa dạng về màu sắc, hoa văn.

Đều được làm từ nhựa tổng hợp tương tự như Melamine nhưng lại có độ dầy lớn hơn. Độ dày của lớp phủ Laminate là từ 0.5 – 1mm. Tuy nhiên, độ dày thông thường hay được sử dụng là 0.7 và 0.8mm

+ Lớp phủ bề mặt Acrylic:

Acrylic là loại nhựa PMMA (poly(methyl)-methacrylate) được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có màu hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass( kính trong suốt) hoặc Mica.

+ Lớp phủ sơn bệt:

Chúng ta thường thấy các xưởng mộc pha sơn theo tỉ lệ và sơn thủ công lên sản phẩm. Đó chính là lớp phủ sơn bệt.

Với lớp phủ sơn bệt này thường áp dụng với các loại cốt gỗ có độ mịn và bề mặt phẳng cao như MDF, HDF. Với gỗ công nghiệp sơn bệt thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về màu sắc như đen, trắng, ghi, xanh, đỏ, vàng, …

Xem thêm: Lớp phủ bề mặt gỗ là gì? Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến?

Xem chi tiết về các loại gỗ công nghiệp:

  • Gỗ công nghiệp MDF là gì? Cấu tạo gỗ?
  • Gỗ công nghiệp MFC là gì? Cấu tạo gỗ
  • Gỗ công nghiệp HDF là gì? Cấu tạo gỗ
  • Gỗ công nghiệp OSB
  • Gỗ ghép thanh
  • Gỗ nhựa composite
  • Địa chỉ bán gỗ công nghiệp