Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến ở Việt Nam

Gỗ công nghiệp gồm 2 thành phần cơ bản là cốt gỗ công nghiệp và chất phủ bề mặt. Ở bài viết này, nội thất Chim Gõ Gỗ xin làm rõ hơn về các loại cốt gỗ công nghệp phổ biến ở Việt Nam.

Việc lựa chọn cốt gỗ sẽ quyết định đến chất lượng gỗ và tuổi thọ của món đồ nội thất mà bạn chọn như: Gỗ công nghiệp chống ẩm (cốt lõi xanh) hay gỗ công nghiệp thường (cốt gỗ đỏ),vv…Các loại cốt gỗ phổ biến hiện nay gồm 4 loại sau đây:

1. Cốt gỗ ván dăm MFC (Melamine Faced Chipboard)

Cốt gỗ ván dăm MFC thường

Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen…phổ biến hơn cả là loại 9ly và 18ly. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này.

Cốt ván dăm cũng có 2 loại, loại thường (cốt đỏ) và loại chống ẩm (cốt xanh). Loại chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm nên nặng hơn loại thường khoảng 40-60kg/m3 gỗ.

Loại chống ẩm thường dùng làm nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn như: làm tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh… Bên cạnh đó, loại vật liệu này đặc biệt được dùng làm tủ hồ sơ nhằm bảo vệ tốt tài liệu bên trong. Vật liệu này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều ở Việt Nam, nhất là tại miền Bắc.

Cốt ván dăm nhìn chung có tính chất là nhẹ, dễ gia công nên rất phù hợp để chế tạo nội thất văn phòng như: Bàn văn phòng, tủ hồ sơ, tủ tài liệu, vv…

2. Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Cốt gỗ MDF thường và MDF chống ẩm

Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly nhưng phổ biến vẫn là loại 9ly và 18ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.

Có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

  • MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
  • MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
  • MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
  • MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer)

Gỗ MDF có giá thành vừa phải và rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Dù giá rẻ nhưng do dây chuyền sản xuất hiện đại, toàn cầu hóa cho nên sản phẩm luôn đạt chất lượng, không bị cong vênh, co ngót hay gặp phải các hiện tượng mối mọt như gỗ tự nhiên.

Gỗ MDF có khả năng chịu nước kém nếu là loại MDF thông thường, còn gỗ MDF xanh thì có khả năng chống ẩm tốt hơn. Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF chỉ có độ cứng chứ không có độ dẻo dai do đó không thể làm được các đồ dùng trạm trổ điêu khắc như gỗ tự nhiên. Độ dầy của loại gỗ này cũng có giới hạn cho nên với những đồ vật có độ dày lớn thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

3. Cốt gỗ HDF (High Density fiberboard)

Cốt gỗ HDF thường

Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn tốt: Kết caaso chặt chẽ nhờ sự liên kết bột gỗ của chất keo và phụ gia nên gỗ HDF có khả năng chống thấm nước tốt. Bên cạnh đó, lớp mặt ngoài gỗ được phủ melamine, verneer hoặc sơn phủ PU nên có thể tăng cường khả năng chống ẩm, chống thấm nước. Bên cạnh đó, gỗ HDF rất khó bị mài mòn, chống trầy xước tốt nhờ được phủ các lớp hóa chất như nhôm oxit nên có độ cứng cao.

Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Gỗ HDF có khả cách âm cách nhiệt tốt, nên thích hợp sử dụng cho phòng ngủ, phòng học, văn phòng.

Độ chống cháy cao: Gỗ HDF rất khó bắt lửa ngay cả đối với ngọn lửa trần nên đây là loại vật liệu có khả năng chống cháy cao. Với những ngọn lửa lớn, gỗ này cũng chỉ đế lại vết xém nhẹ và dễ dàng lau sạch được bằng một chiếc khăn vải ẩm.

Gỗ có độ cứng lớn nên rất ít bị cong vênh khi va đập và trong quá trình sử dụng lâu dài. Nhờ đặc tính này, gỗ HDF thường được dùng để làm ván sàn cho: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang… Các khu vực công cộng như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ…

4. Cốt gỗ dán

Cốt gỗ dán thường

Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.

Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, thậm chí 11 lớp. Lý giải cho điều này như sau: Khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.

Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

1. Bề mặt Melamine

Bề mặt melamine trên cốt gỗ dăm

Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm.

2. Bề mặt melamine

Bề mặt Laminate và cấu tạo tấm Laminate

Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF)

Laminate vân gỗ, vân đá gần gũi với người thích phong cách tự nhiên, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên. Loại này được ưa chuông nhất trên thị trường, thường sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng.

Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy, kệ. Loại này có hơn 100 màu để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.

Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị, showroom .. cần màu sắc bắt mắt thì giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp. laminate màu xanh, đỏ, cam, nhũ với bề mặt gương bóng, lấp lánh phản chiếu ánh sáng hay bề mặt kính cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Loại này thích hợp cho không gian lớn, sang trọng như đại sảnh, hành lang hay hội trường của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn.

3. Bề mặt Veneer

Bề mặt Vener sau khi được bóc

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.

Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

Gỗ Veneer rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, mà vẫn mang vẻ đẹp riêng biệt và đẳng cấp của gỗ tự nhiên. Ngoài ra nó còn có nhiều tính năng như chống cong vênh, mối mọt, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ tự nhiên tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ Veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp.

Hiện nay, các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến ở Việt Nam dễ dàng tìm kiếm và đặt mua. Hãy cùng xem một số sản phẩm mà chúng tôi sử dụng cốt gỗ MDF chống ẩm phủ melamine, click VÀO ĐÂY

>>>> Xem sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp