Hôm nay Bách hóa review sẽ hướng dẫn cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp đơn giản ngay tại nhà. Chỉ với những thao tác là bạn sẽ có một bể cá thủy sinh thật đẹp, thỏa thích ngắm nhìn mà không mất nhiều chi phí.
Cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp
Chuẩn bị vật liệu làm bể cá cảnh bằng thùng xốp
- 1 thùng xốp
- 2 cục xỉ than
- 5 kg đất nền
- 2 kg sỏi nhỏ
- 1 kg cát trắng
- 1 số cây thủy sinh
- 1 chai vi sinh
- 1 chai khử clo cho nước máy
7 bước làm hồ cá cảnh bằng thùng xốp tại nhà
Bước 1: Cho đất nền vào thùng xốp
Ở bước này, bạn cho một lượng đất nền vừa đủ vào thùng xốp để có thể cắm cây thủy sinh. Lượng đất nền có độ dày từ 2 đến 3 cm tùy vào chiều cao của thùng xốp. Đất nền bạn có thể tự trộn hoặc mua ở các cửa hàng thủy sinh.
Đất nền khi cho vào thùng xốp bạn chỉ cần rải đều tay, không nên nén lại. Khi nén đất sẽ làm cho đất cứng, cây thủy sinh khó bén rễ, phát triển chậm.
Bước 2: Cho xỉ than và sỏi nhỏ vào thùng xốp
Xỉ than làm thay nhiệm vụ của bộ lọc, giúp nước trong bể cá cảnh luôn trong và sạch. Xỉ than với những lổ nhỏ xốp sẽ là nơi ở và phát triển của những vi sinh vật có lợi. Trước khi cho xỉ than vào thùng xốp làm bể cá, bạn cần đập nhỏ xỉ than ra. Xỉ than đập nhỏ có kích thước bằng hoặc lớn hơn một chút so với viên sỏi nhỏ.
Sau khi đập nhuyễn xỉ than ra, bạn trộn chung với sỏi theo tỉ lệ 1:1, rồi rải đều trên lớp nền có sẵn trong thùng xốp.
Bước 3: Cho cát trắng lên trên cùng
Cát trắng là lớp trên cùng của phần nền bể, cát trắng giúp bể trông thẩm mỹ hơn khi che đi lớp xỉ than và sỏi phía dưới. Lớp cát trắng phía trên không nên quá dày, thường chỉ từ 0.5 đến 1 cm là vừa đủ. Ở bước này bạn thực hiện hoặc bỏ qua đều được.
Sau khi xong bước 3, các bạn có thể thêm lũa hoặc đá để tăng thêm vẻ đẹp, hấp dẫn cho bể cá của mình.
Bước 4: Cho nước vào thùng xốp
Ở bước này bạn sẽ thực hiện cho nước vào thùng xốp. Khi cho nước vào lần đầu, bạn nên để nước đầy tràn ra ngoài, bụi bẩn khi thao tác ở những bước trên sẽ theo nước trôi ra. Sau khi đã trôi các bụi bẩn ra ngoài, các bạn múc bớt nước ra, tránh những loại cá hiếu động sẽ nhảy ra ngoài.
Bách hóa review mách bạn một mẹo nhỏ, bạn nên để một cái đĩa hoặc bịch nilon trong nền bể khi cho nước vào. Điều này giúp nước không làm đục và nền bể thùng xốp không bị xói mòn xuống phía dưới.
Bạn lưu ý nếu nước bạn là nước máy, bạn nên châm 1 ít dung dịch khử clo vào tron bể xốp. Lượng clo trong nước máy sẽ ảnh hưởng đến đàn cá và vi sinh trong bể của bạn. Dung dịch này sẽ giúp bạn khử bớt lượng clo có trong nước máy.
Có thể bạn quan tâm: Top 12 mẫu thùng xốp nuôi cá cảnh đẹp nhất hiện nay
Bước 5: Cắm cây thủy sinh vào bể cá bằng thùng xốp
Bạn thực hiện cắm cây thủy sinh vào bể cá, bạn nên lựa những cây thủy sinh dễ sống để trồng khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Gợi ý cho bạn một số loại thủy sinh dễ trồng như là các loại bèo, rong đuôi chó, tiểu bảo tháp, cỏ ngưu mao chiên, thủy cúc, cỏ thìa, ngô công thảo…
Để dễ dàng trong việc cắm cây xuống nền, bạn nên chuẩn bị cho mình một cây nhíp. Khi cắm cây thủy xinh, bạn không nên cắm quá sâu hoặc nén quá chặt gốc. Chỉ cần cắm nhẹ xuống nền, cây giữ nguyên vị trí không bị bật gốc là được.
Bước 6: Châm vi sinh
Chai vi sinh bạn có thể mua ở các tiệm cá cảnh, châm vi sinh giúp bể bạn ngay lập tức có 1 lượng vi sinh có lợi. Vi sinh giúp cân bằng hệ sinh thái, phân hủy chất thải của cá và đảm bảo hồ bạn luôn luôn sạch trong. Bạn cho 1 lượng vi sinh vừa đủ vào bể cá cảnh làm bằng thùng xốp, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 7: Thả cá
Các bạn lưu ý không nên thả cá ngay khi vừa làm xong hồ cá bằng thùng xốp. Hồ cá của bạn lúc này chưa có được sự ổn định, cũng như nước vẫn còn đục.
Đợi sau từ 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn, khi nước đã lắng xuống, độ pH đã dần ổn định, lượng clo trong nước không còn, là bạn có thể thả cá rồi.
Bạn nên nuôi những loại cá cảnh có sức sống cao, không cần oxy trong bể. Một số loại cá khỏe như: các dòng cá 7 màu (guppy), lia thia (betta), cá sặc cảnh, đuôi kiếm…
Mua cá về bạn cũng không nên lập tức thả cá vào thúng xốp, vì khi đó cá dễ bị sốc nhiệt, sốc nước. Hãy để bịch cá mua về trên mặt nước bể cá, đợi khoảng 30 phút rồi từ từ thả cá ra.
Vậy là qua 7 bước thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng, bạn đã biết cách làm bể cá bằng thùng xốp rồi. Vậy còn chần chờ gì, mà bạn chưa tự tạo cho mình một nơi thư giản đầy thú vị này?
Ưu điểm khi dùng thùng xốp làm bể nuôi cá cảnh
Tiết kiệm chi phí
Ưu điểm đầu tiên chắc chắn là khi làm bể cá cảnh bằng thùng xốp bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn làm bằng kính. Khi làm bằng kính, tùy vào loại kính mà chi phí sẽ dao động từ 500k cho đến hơn 1 triệu cho 1 bể 60×40. Ngoài ra, các bạn không mất các loại phí cho việc mua đèn, mua xủi oxy và lọc.
Thời gian thực hiện nhanh
Khi làm bể bằng kính, các bạn cần lên layout trước một cách cẩn thận và điều này tốn rất nhiều thời gian. Làm hồ cá bằng thùng xốp, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Góc nhìn của bạn sẽ là từ trên xuống, nên việc thiết kế là vô cùng nhanh.
Gọn gàng, tận dụng tốt không gian
Một bể cá làm bằng thùng xốp luôn được đánh giá cao về việc tận dụng không gian. Bạn có thể tận dụng bất kỳ góc nào để làm bể cá bằng thùng xốp, chúng rất gọn gàng và dễ dàng sắp đặt.
Bạn là một người đam mê những loại cá nhỏ, hay bạn muốn nhân giống loại cá của mình thì thùng xốp là nơi tuyệt vời để thực hiện. Thùng xốp rất nhẹ và gọn, nên bạn có thể di chuyển chúng rất đơn giản và không mất quá nhiều sức để làm việc này.
Nhược điểm khi dùng thùng xốp làm hồ cá cảnh
Tính thẩm mỹ chưa cao
Như bạn đã biết, hồ cá được làm bằng thùng xốp nên tính thẩm mỹ chắc chắn sẽ không bằng hồ làm bằng kính. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sáng tạo thêm cho hồ cá bằng thùng xốp của bạn trông đẹp hơn. Có rất nhiều bạn đã có những sáng kiến, biến tấu bể cá thùng xốp của mình nhìn rất bắt mắt.
Kích thước thùng xốp còn hạn chế
Thùng xốp thường có kích thước nhỏ, rất khó để bạn có thể chơi những loại cá lớn. Thùng xốp chỉ thích hợp với những loại cá cảnh có kích thước nhỏ, những loại cá lớn rất khó khăn khi bơi lội trong này.
Bạn có thể ghép những thùng xốp lại với nhau, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều điều để xử lý.
Dễ bị hư hỏng
Bạn biết đấy, thùng xốp có khả năng chịu lực không quá lớn, theo thời gian chúng dễ bị rò rỉ hoặc bể. Nguyên nhân của việc này có thể do sức nặng từ nước hoặc do di chuyển.
Mặc dù vẫn còn những nhược điểm của mình, tuy nhiên sức hấp dẫn khi làm bể cá cảnh bằng thùng xốp là không thể bàn. Hãy biến thùng xốp thành một thế giới đầy sự sống và thật cuốn hút do chính bạn tạo ra nào. Hãy cho Bách hóa Review biết kết quả khi bạn hoàn thành nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!