Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn trứng ngỗng sinh con thông minh, khỏe mạnh, điều này có thực sự đáng tin cậy? So sánh với ăn trứng vịt, gà, chim cút thì trứng ngỗng có tác dụng gì tốt hơn cho bà bầu không? Bà bầu khi mang thai mấy tháng thì có nên được cho ăn trứng ngỗng? Cách chế biến, luộc trứng ngỗng cho bà bầu ăn thế nào cho đúng. Tất cả câu hỏi trên sẽ được Góc của mẹ giải đáp trong bài viết này.
1. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?
Để biết bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Thì mẹ cần biết các thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng trong 100gr trứng ngỗng:
Protein 13 gr Canxi 71 mg Sắt 3,2 mg Lipid 14,2 gr Vitamin A 360 mcg Vitamin B1 0,15 mg Vitamin B2 0,3 mg Phosphor 210 mg
Mẹ có thể yên tâm thưởng thức món trứng ngỗng khi đang mang thai nhé! Việc bà bầu ăn trứng ngỗng được mẹ bỉm tin rằng sẽ giúp con thông minh và khỏe mạnh. Sự thật là, so với trứng gà, mặc dù hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn, tuy nhiên bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ được cung cấp protein, canxi, phosphor, sắt, vitamin,… Đây là các dưỡng chất mẹ cần cho cả giai đoạn thai kỳ. Điều này không có nghĩa mẹ ăn bao nhiêu, ăn thế nào cũng được, ngược lại, mẹ cần biết ăn sao cho đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?
2.1. Trứng ngỗng có lợi cho sức khỏe của mẹ
2.1.1. Ngăn ngừa cảm lạnh
Khi thời tiết giao mùa, mẹ dễ gặp tình trạng cảm lạnh, gây cho mẹ cảm giác không hề dễ chịu. Do đó, để đề phòng cảm lạnh, mẹ bầu ăn trứng ngỗng là một sự lựa chọn không thể bỏ qua. Biện pháp này sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng phục hồi lại nguồn năng lượng vốn có, giúp mẹ thấy phấn chấn và dễ chịu hơn do trong trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
2.1.2. Tăng cường trí nhớ
Trong thời kỳ mang thai, mẹ dễ gặp tình trạng khó chịu do những thay đổi từ cơ thể hoặc từ môi trường, từ đó dễ dẫn đến tình trạng trí nhớ kém đi. Vào thời gian này, mẹ bầu ăn trứng ngỗng vào buổi sáng hay đập trứng ngỗng vào bát, khuấy đều, hấp chín. Sau 5 ngày, mẹ sẽ cảm thấy trí nhớ được cải thiện khá nhiều.
2.1.3. Ngăn ngừa thiếu máu
Sắt là chất không thể thiếu trong quá trình mang thai đối với mẹ. Thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe mẹ và bé. Mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng việc mẹ bầu ăn trứng ngỗng đúng cách và với liều lượng vừa đủ. Mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ được cung cấp chất sắt dồi dào rất cần thiết cho mẹ.
2.2. Trứng ngỗng thúc đẩy sự phát triển của bé
2.2.1. Tốt cho trí não của thai nhi
Một số chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ có ích cho thai nhi. So với các loại trứng khác, lòng đỏ trứng ngỗng có chứa hơn một nửa lecithin trong thành phần dinh dưỡng. Lecithin là hợp chất rất có lợi của não bộ và mô thần kinh. Vì vậy, khi mẹ bầu ăn trứng ngỗng, mẹ sẽ được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, cùng các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé trong giai đoạn này.
2.2.2. Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thai nhi
Trứng ngỗng được các bà, các mẹ mách nhau dùng khi đang mang thai, vì trứng ngỗng giúp mẹ mau lại sức và xua tan những cơn mệt mỏi, không thoải mái trong thai kỳ. Cụ thể, trong trứng ngỗng có chứa nhiều dưỡng chất như: protein, vitamin A, nhóm B, lipid, vitamin C… Vì vậy, bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật.
3. Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
4. Lưu ý cho bà bầu ăn trứng ngỗng
- Mẹ bầu mắc các bệnh như béo phì, thừa cân, mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, tiểu đường nên lưu ý về liều lượng khi ăn trứng ngỗng, không nên ăn quá 2 quả/ tuần . Vì trong trứng ngỗng có hàm lượng lipid và cholesterol khá cao, đây là những chất không tốt cho sức khỏe cho mẹ mắc các bệnh trên nếu sử dụng quá nhiều.
- Mẹ đang mang thai không nên sử dụng trứng ngỗng thường xuyên bởi mẹ có thể dễ dàng mắc các bệnh như béo phì hay tiểu đường thai kỳ vì hàm lượng calo trong trứng ngỗng là khá cao. Mẹ hoàn toàn có thể tìm kiếm các món ăn giàu dưỡng chất khác dành cho mẹ bầu để tránh phụ thuộc vào 1 nguồn dinh dưỡng.
- Trứng ngỗng khó tìm hơn trứng gà hay trứng vịt, do đó cũng không nhất thiết phải tìm ăn bằng được loại trứng này. Mẹ hoàn toàn có thể thay thế trứng ngỗng bằng trứng gà hoặc vịt, vừa dễ mua lại vừa giàu dưỡng chất hơn.
5. Mách mẹ mẹo chọn trứng ngỗng ngon
- Soi ánh sáng: Cách đơn giản và dễ dàng để xác minh đó là một quả trứng ngỗng ngon và còn mới là chiếu chúng trên ánh sáng. Nắm quả trứng trong lòng bàn tay và đưa soi một đầu trứng trên ánh sáng. Thông thường, nguồn ánh sáng này là ánh sáng đèn điện. Quan sát xem bên trong trứng có trong suốt hay không. Nếu không là trứng ngon, nếu có xuất hiện vết lạ gì đó thì đó có thể là kí sinh trùng hay giun sán tồn tại bên trong trái trứng.
- Lắc trứng: Thông thường khi mua trứng, mẹ thường kiểm tra trứng bằng cách lắc quả. Khi lắc nếu thấy lòng trong kêu và có sự chuyển động thì chứng tỏ trứng đó đã lâu và bị loãng lòng. Trứng không kêu chứng tỏ trứng ngon và an toàn, đó là trứng mới để các mẹ yên tâm mà mua.
- Kiểm tra trong nước muối 10%: Thông thường với trứng ngỗng vừa mới đẻ khi thả vào dung dịch nước muối 10% chúng sẽ chìm luôn. Đối với những quả trứng để lâu ngày và bên trong đã bị biến chất thì sẽ có hiện tượng nổi khi cho vào nước này. Tuyệt đối không ăn những trái trứng khi thả vào nước có hiện tượng nổi lên trên mặt nước. Vì chất dinh dưỡng trong chúng đã biến đổi và không còn tốt cho sức khỏe mẹ.
Xem thêm: 200+ Tên đệm cho con gái, cực hay và ý nghĩa lưu lại ngay mẹ ơi!
6. Món ngon từ trứng ngỗng cho mẹ bầu
6.1. Salad trứng ngỗng
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Trứng ngỗng: 1 quả
- Xà lách: 100g
- Hành tây: nửa củ
- Cà chua: 1 quả
- Dầu oliu.
Cách làm cho mẹ:
- Mẹ bầu đem trứng ngỗng luộc và cắt khoanh.
- Rau xà lách rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút để diệt vi trùng, vớt rau ra để trên rổ thưa cho ráo nước.
- Cà chua và hành tây rửa sạch, sau đó cắt khoanh tròn mỏng.
- Pha nửa muỗng giấm với đường thành hỗn hợp rồi cho hành tây vào ngâm. Khi hành tây đã ngấm, vớt ra. Cho thêm 1 muỗng dầu oliu, nửa muỗng muối vào hỗn hợp đường và dấm, đánh tan.
- Cuối cùng, sắp rau ra dĩa, trứng và cà chua lên trên, rưới nước trộn giấm lên trên cùng và trộn đều khi dùng. Mẹ bầu có thể thay giấm bằng chanh cho có mùi thơm ngon hơn.
6.2. Trứng ngỗng chiên nấm, thịt bò
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Trứng ngỗng: 1 quả
- Nấm mỡ: 200g
- Thịt bò băm: 100g
- Gia vị.
Cách làm cho mẹ:
- Trứng ngỗng đập vào bát, đánh tan, thêm ít hạt nêm, bột ngọt. Nấm mỡ ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc và băm nhỏ.
- Đặt chảo nóng, đổ dầu, phi thơm hành tỏi đã băm nhuyễn rồi cho nấm vào xào khoảng 2 phút.
- Phi thơm hành cho thịt bò đã thái nhỏ vào xào chín, múc ra bát.
- Phi thêm dầu, đổ trứng vào, rải đều nấm lên trên, đậy vun lại và vặn nhỏ lửa để trứng và nấm chín đều, cho lá hành vào trên mặt khi trứng đã chín.
- Cho trứng ra đĩa, cho thêm thịt bò vào, vậy là mẹ đã có món trứng ngỗng chiên nấm thịt bò thơm ngon.
6.3. Trứng ngỗng lá hẹ
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Trứng ngỗng: 1 quả
- Lá hẹ: 100g
- Gia vị.
Cách làm cho mẹ:
- Trứng ngỗng đập vào bát, đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, cắt bỏ gốc, thái nhỏ rồi cho vào đánh đều với trứng.
- Đặt chảo lên bếp, đợi nóng thì đổ dầu, khi nóng dầu cho trứng vào tráng chín. Ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn các mẹ nhé.
6.4. Trứng ngỗng đúc thịt
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Trứng ngỗng: 1 quả
- Thịt heo băm nhuyễn: 200g
- Gia vị.
Cách làm cho mẹ:
- Cho thịt vào với trứng, đánh nhuyễn với nhau, thêm bột nêm, muối cho vừa miệng. Đem hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 30 phút cho chín kỹ. Sau khi chín, cho thêm ít hành lá lên bề mặt và mang ra dùng.
- Nên ăn nóng sẽ ngon hơn. Mẹ bầu nên chia nhỏ món ăn này để ăn 2-3 bữa trong ngày.
Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Để đặt tên con gái họ Đỗ 4 chữ, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!
7. Câu hỏi thường gặp khi bà bầu ăn trứng ngỗng
7.1. Bầu ăn trứng ngỗng có giúp bé thông minh?
Nhận định bầu ăn trứng ngỗng sinh con thông minh, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được. Vì thế,mẹ không nên đặt quá nhiều hy vọng vào thực phẩm này. Mẹ muốn bé thông minh cần nhiều yếu tố khác và nhiều chất dinh dưỡng khác. Muốn sinh con khỏe mạnh, trí não phát triển, mẹ khi mang thai cần ăn uống đủ chất, trong đó trứng ngỗng là một trong những thực phẩm quý. Trong trứng ngỗng chứa thành phần các chất protein, lipid, glucid, các vitamin và chất khoáng có tỷ lệ hợp lý, giúp bồi dưỡng cơ thể rất tốt.
7.2. Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng hay trứng gà
Vậy bầu ăn trứng ngỗng khi nào? So với trứng gà giàu đạm và protein thì hàm lượng chất này ở trứng ngỗng lại không cao. Ngược lại, bà bầu ăn trứng ngỗng nhiều sẽ làm tăng cholesterol và dễ gây tăng cân, béo phì khi mang thai. Hơn nữa, về giá thành trứng gà không chỉ dễ tìm mua mà lại còn rẻ hơn trứng ngỗng. Vì thế, mẹ hoàn toàn có thể ăn trứng ngỗng hay trứng gà, tuy nhiên, để ăn thường xuyên mỗi ngày, mẹ nên sử dụng trứng gà nhé!
Chính vì vậy, để tốt nhất cho mẹ và sức khỏe của thai nhi, bà bầu ăn trứng ngỗng với lượng vừa phải, không nên nghe theo những lời khuyên chưa có căn cứ khoa học mà hãy thiết kế chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp theo đúng chế độ một cách khoa học, mẹ nhé!
Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:
17 Loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kì
5 cách làm salad Nga ngon hơn ngoài hàng cho mẹ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!