Chắp mắt: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chắp và lẹo mắt. Tuy nhiên, chắp mắt không phải là một nhiễm trùng mà do sưng dạng u hạt mãn tính của tuyến Mebomius trong mắt. Chắp ngoài mắt gây ra nốt đỏ tại mi mắt rắn như hạt đậu, còn chắp bên trong khiến mặt trong của mi mắt sưng lên, gây đau. Sau vài ngày, những chắp này xẹp xuống thành một cục tròn nhưng không đau mà lớn dần lên. Cuối cùng hình thành khối đỏ hoặc màu xám. Chắp mắt có thể khỏi sau vài tháng điều trị.
Viêm mô tế bào hốc mắt: Viêm mô tế bào hốc mắt là một bệnh viêm sâu trong mô của mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan và khiến người bệnh không chỉ sưng mí mắt trên mà cũng có thể gây sưng mí mắt dưới và đau nhức khó chịu.
Bệnh Grave: Bệnh Grave ( bệnh cường giáp tự miễn, basedow, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh Parry), là một rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp sản sinh ra chất chống lại nhiễm trùng trong mắt. Chính các chất kháng thể chính là thủ phạm gây sưng viêm mí mắt.
Triệu chứng basedow rất dễ nhận biết, ngoài mí mắt trên như sụp xuống, mí mắt dưới bị sưng, chảy nước mắt nhiều còn có triệu chứng mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, ngứa, khó tăng cân,..
Bệnh herpes ở mắt: Herpes mắt, hay mụn rộp mắt, gây ra bởi sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes trong và xung quanh mắt. Bệnh gây ra các vùng mụn nhỏ li ti, sưng và đỏ, thoạt nhìn giống đau mắt đỏ nhưng đôi khi không có tổn thương rõ ràng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sưng mí mắt ở trẻ em.
Viêm mí mắt: Viêm mí mắt có thể do các vi khuẩn xung quanh và trong mắt, khiến mí mắt nhờn và có vẩy kèm theo sưng đau và viêm.
Tắc tuyến lệ: Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt không thể chảy ra ngoài, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trong hầu hết trường hợp, tắc tuyến lệ có thể gây khó chịu nhưng không gây hại.
Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường có triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ hoặc hồng, kèm theo triệu chứng mí mắt bị ngứa và sưng đau.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sưng mí mắt?
Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi bạn về các triệu chứng. Họ cũng lấy mẫu dịch ở mắt để kiểm tra xem có vi khuẩn hay nấm không.
Trong trường hợp nghi ngờ bệnh Grave, bạn cần phải làm những xét nghiệm chẩn đoán bệnh này. Chủ yếu là căn cứ vào triệu chứng, khám lâm sàng tuyến giáp, siêu âm hay CT scan, chụp MRI nếu cần, sinh thiết tuyến giáp.
Những phương pháp điều trị sưng mí mắt
Việc điều trị sưng mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Sưng do khóc hay mệt mỏi kiệt sức thì chỉ cần nghỉ ngơi thêm là ổn, có thể chườm khăn lạnh nhằm giảm sưng.
Nếu nguyên nhân là dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamine hoặc thuốc dị ứng dạng uống và thuốc nhỏ mắt nhân tạo để giảm triệu chứng khó chịu. Đối với tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, họ sẽ chỉ định các thuốc steroid nhằm giảm viêm nhanh chóng. Nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng steroid mà không có hướng dẫn của thầy thuốc, vì nó có thể khiến bạn bị loét, giảm thị lực, mù lòa nếu dùng sai cách.
Các tình trạng khác, như đau mắt đỏ hoặc herpes mắt, tốt nhất là dùng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% rửa thường xuyên, thuốc mỡ chống viêm, kháng sinh hoặc kháng virus Herpes…
Riêng chắp và lẹo mắt có cùng cách điều trị, chủ yếu là đắp ấm. Bạn cần lấy gạc sạch, nhúng nước ấm (càng nóng càng tốt nhưng phải ở mức da chịu đựng được, không để bị phỏng). Đắp lên mắt cho tới khi nguội, làm 3 – 6 lần mỗi ngày. Nếu muốn hiệu quả tốt hơn thì bạn nên thay dung dịch muối loãng ấm thay cho nước ấm. Để các chắp mắt và lẹo mắt này tự vỡ, không được nặn sẽ gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kê thêm thuốc mỡ trị lẹo, chắp cho bạn bôi tại nhà.
Trong suốt thời gian chữa mí mắt bị sưng, cần tránh dụi mắt, ngừng trang điểm hay dùng kem dưỡng hay kính áp tròng để tình trạng trong không nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đeo kính râm khi ra ngoài trời.
Đối với bệnh Grave, khi kiểm soát tốt sẽ ngăn chặn được quá trình sưng mắt tiến triển. Việc chữa trị gồm có dùng thuốc ức chế tuyến giáp, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ u giáp.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa sưng mí mắt?
Một số biện pháp sau có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng này, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm dị ứng nếu mí mắt bị sưng và các triệu chứng dị ứng khác xảy ra thường xuyên. Từ đó, bạn có thể phòng tránh các dị nguyên kích hoạt dị ứng dễ dàng.
- Chọn đồ trang điểm và các sản phẩm làm đẹp an toàn và không có mùi thơm để tránh dị ứng bùng phát. Để biết mình có dị ứng với bất cứ sản phẩm làm đẹp nào hay không, bạn có thể thử trước ở cổ tay trước khi sử dụng cho mặt.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt không có chất bảo quản vì một số người bị dị ứng với các chất bảo quản này.
- Nếu đeo kính áp tròng, hãy vệ sinh kính áp tròng đúng cách để tránh nhiễm trùng cho mắt.
- Sử dụng kính râm khi đi ngoài nắng, tránh mắt bị tổn thương bởi ánh mặt trời, khói bụi.
- Bỏ thói quen dụi mắt
- Để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ngủ đủ giấc, hạn chế xem tivi, máy tính, điện thoại, nhất là trong môi trường tối.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt mỗi 6 tháng một lần.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!