Cam sành vốn là trái cây giải khát giàu dưỡng chất, khu vực Hà Giang và Nghệ An của Việt Nam là những nơi nổi tiếng hơn cả với cam. Mùa thu hoạch thường bắt đầu từ tháng 12. Thời gian này, bên Trung Quốc cũng có cam đổ về bán. Các thương lái vì lợi nhuận nên sẵn sàng đem về bán cho người tiêu dùng trong nước. Về tác hại của trái cây Trung Quốc chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra.
Tuy nhiên, cam Trung Quốc có ngâm hóa chất độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường như hiện nay, đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bởi vậy cách phân biệt cam Trung Quốc và cam Việt Nam là mối quan tâm của nhiều người.
Dưới đây là 1 số cách phân biệt cam Trung Quốc và cam Việt Nam đơn giản nhất giúp người tiêu dùng tránh mua phải cam ngâm, tẩm hóa chất gây nguy hiểm đến sức khỏe. Ngoài ra người tiêu dùng cũng lưu ý là nên lựa chọn mua cam tại những địa chỉ đáng tin cậy, uy tín như trong các siêu thị, mua trực tiếp tại các nhà vườn, tránh mua phải cam giá rẻ, bày bán tràn lan và không đảm bảo vệ sinh.
Cách phân biệt cam Trung Quốc và cam Việt Nam là mối quan tâm của nhiều người.
Giá thành
Cam Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên các tuyến phố ở Thủ đô với mức giá siêu rẻ chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. Với ưu điểm mẫu mã đẹp: vỏ xanh nhẵn bóng, bên trong ruột vàng, không có hạt,… cam Trung Quốc khiến không ít người nhầm tưởng là cam Việt Nam giá rẻ nên thi nhau mua về.
Nếu tinh ý một chút, bạn hoàn toàn có thể chọn mua được cam Việt Nam chính hiệu dựa vào một số đặc điểm nhận dạng như màu sắc, hình dáng bên ngoài, vị cam khi ăn và giá cả.
Hình dáng bên ngoài, màu sắc, lá
Khác so với cam Việt Nam, cam Trung Quốc có vỏ ngoài màu xanh, nhẵn bóng láng mịn, không có hạt, đa phần quả nhỏ chỉ ngang tầm cam xoàn hoặc to hơn một chút. Tép cam rất mọng nước với màu vàng, múi không có hạt, khi ăn có thể bóc vỏ hoặc bổ múi, vắt nước uống. Bị phơi nắng cả ngày nhưng cam Trung Quốc vẫn xanh tươi như mới hái.
Trong khi đó, cam Việt Nam có vỏ sần sùi và dày vỏ hơn, vỏ hay bị nám và xấu hơn. Loại cam sành vỏ xanh này quả khá to (to gấp đôi quả cam xanh của Tàu), vỏ dày cũng sần sùi, tép cam bên trong rất mọng nước, ăn có vị ngọt nhưng không phải ngọt gắt, múi rất nhiều hạt. Vỏ cam rất khó bóc, khi ăn thường phải bổ múi hoặc bổ đôi vắt nước.
Về lá của trái cam, cam Trung Quốc thường không có lá hoặc nếu có thì lá sẽ non và bóng. Phần cuống dễ rụng và màu thâm đen. Còn cam Việt Nam lá thường rất già, màu sắc sẫm, đôi khi thấy lá hơi úa vàng. Đặc biệt, nhiều trái cam được bán khi còn nguyên phần cuống tươi, chắc chắn, khó rụng.
Cam Việt Nam thường có hạt (trừ cam sành Hà Giang có thể có loại không hạt nhưng vỏ dày và sần sùi). Cam Việt Nam khi chín có quả màu vàng, cùi dày và vị ngọt thơm, để lâu ở ngoài trời dễ bị héo và xấu mã.
Về lá của trái cam, cam Trung Quốc thường không có lá hoặc nếu có thì lá sẽ non và bóng. Phần cuống dễ rụng và màu thâm đen. Còn cam Việt Nam lá thường rất già, màu sắc sẫm, đôi khi thấy lá hơi úa vàng. Đặc biệt, nhiều trái cam được bán khi còn nguyên phần cuống tươi, chắc chắn, khó rụng.
Mùi vị khi ăn
Cam Trung Quốc thường có màu vàng chanh, chủ yếu là không hạt. Phần cùi hơi nhạt màu, không thấy mùi thơm. Khi ăn thấy vị ngọt rõ rệt nhưng mùi lại hơi ủng.
Trong khi đó, cam Việt Nam cùi dày, màu vàng đỏ đẹp mắt, người dùng có thể dễ dàng ngửi được mùi thơm đặc trưng. Khi ăn thấy vị ngọt thanh, mùi thơm dịu. Những quả chưa chín có vị chua mát, dịu nhẹ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!