Bạn đọc N.H.P ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) gửi tới Báo VietNamNet bài cảnh báo sự nguy hại đối với trẻ em khi sử dụng những viên thuốc nhỏ có màu xanh, màu hồng để chữa ho, sốt. Cách đây mấy năm,cháu tôi 15 tháng tuổi bị ho, sốt. Mẹ cháu đưa đến phòng khám của một thạc sỹ – bác sỹ làm việc ở một bệnh viện có thương hiệu. Bác sỹ kê đơn và quầy thuốc tại đây bán cho 4 loại thuốc, trong đó có 2 loại viên màu xanh và màu hồng nhưng không có tên. Cháu uống và ngay hôm sau hết ho, hết sốt luôn. Gia đình mừng tưởng đã tìm đúng bác sỹ giỏi.
Hãy cẩn trọng khi cho con dùng thuốc. Khoảng 10 ngày sau, cháu bị ho trở lại; lại đến đó khám và lại được dùng thuốc như trước. Song có điều, cũng từ đó cháu bé rất hay ốm, tháng nào cũng phải uống thuốc, sức khỏe giảm sút, da xanh xao, dù gia đình chăm sóc hết mức. Hỏi thăm bố mẹ mấy cháu quen cũng khám và được dùng thuốc đó như cháu tôi, họ cũng có nỗi lo lắng giống tôi. Nhưng ai cũng nghĩ do cơ địa con cháu mình, chứ không ai băn khoăn về những viên thuốc không tên kia. Tôi đem những viên thuốc mà cháu tôi từng uống hỏi một số bác sỹ, dược sỹ quen và đọc nhiều sách báo, nhất là báo Sức khỏe và Đời sống, Thuốc và Sức khỏe, thì được biết thuốc này không được dùng trong trường hợp bệnh như của cháu tôi. Từ đấy tôi không cho cháu đến phòng khám của thạc sỹ này, mà nhờ một bác sỹ chuyên khoa Nhi nghỉ hưu khám chữa cho khi ốm đau, cũng không dùng loại thuốc có màu xanh, màu hồng ấy nữa. Tôi đã tìm đọc cuốn Dược thư Quốc gia Việt Nam – Bộ Y tế – 2002 được biết thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và độc hại với trẻ em, vì có thành phần là bethamethason, có đặc điểm khi uống vào thì các dấu hiệu bệnh của trẻ dứt rất nhanh, nên bố mẹ lầm tưởng là bác sỹ giỏi cho thuốc hay, nhưng sự thật là: – Thuốc đó thuộc nhóm glucocorticoid, có rất nhiều tác dụng phụ độc hại, thường có chỉ định rất chặt chẽ trong các cơ sở y tế công lập, và có nhiều tên khác nhau. Thuốc màu xanh mà cháu tôi uống phải trong gần 3 năm có tên là Celestene(thuốc ngoại), còn viên thuốc màu hồng có tên là Cedérfarnin (thuốc nội) do công ty Dược phẩm Đồng Nai sản xuất, Mekocetin (do hãng Mekophar sản xuất). Loại thuốc này chống chỉ định trong trường hơp nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút vì làm giảm sức đề kháng của cơ thể, không có khả năng khu trú nhiễm trùng, làm giảm sự hấp thụ can-xi, trẻ chậm tăng trưởng và hay ốm lại. – Tôi đọc trên mạng báo Sức khỏe và Đời sống ngày 3/2/2007 trả lời một độc giả qua bài viết “Dùng nhiều thuốc trị ho có làm trẻ biếng ăn” (vì cứ trẻ bị ho là lại được cho uống viên màu xanh nhỏ như viên B1 nên quen gọi là viên trị ho). Thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 24 tháng tuổi trong những trường hợp đặc biệt như vẩy nến, ung thư, dị ứng nặng… Dùng thuốc này kéo dài hay lặp lại nhiều lần có thể nặng thêm các rối loạn tâm lý và khuynh hướng bị bệnh tâm thần. Thuốc có thể gây rối loạn tăng trưởng và ức chế sản xuất corticoid nội sinh ở trẻ em, thế mà có bé bị cho uống từ khi 1 tháng tuổi. Hiện nay, không ít nơi khám, chữa bệnh tư nhân, thầy thuốc thường bán loại thuốc đó cho trẻ em. Ở nông thôn hoặc người không có giấy phép hành nghề còn giấu thuốc bằng cách bóc tách viên thuốc cho vào từng gói như kiểu cháu tôi đã dùng hồi trước. Một số bác sỹ trước đây còn giấu giếm thuốc này khi dùng cho bệnh nhân, thì nay họ kê đơn công khai, kể cả ở các thành phố. Cách đây hai năm, báo Thanh niên có đăng một phòng mạch ở TP.HCM bị lập biên bản và bị xử phạt vì lạm dụng corticoid cho trẻ em, nhưng ở phía Bắc thì chưa thấy ai bị phạt vì chuyện này cả. Thuốc trong đó có corticoid chẳng khác nào sữa có melamin, nước tương có chất gây ung thư, bún phở có fooc-môn, nếu lạm dụng đều dẫn tới tai họa cả. Mong bạn đọc hãy là người tiêu dùng thông minh, người bệnh thông minh khi dùng thuốc.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!