Đau hông là chứng bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do áp lực của tử cung đến lưng và chân. Việc phòng tránh và giảm biểu hiện đau được rất nhiều các bà mẹ quan tâm.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
– Do Hormone relaxin : Relaxin là một loại hormone tăng lên trong thai kỳ. Hormone này làm nới lỏng các khớp để xương chậu của thai phụ nới rộng ra hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ. Thế nhưng relaxin lại gây nên tác động xấu đến các khớp khác trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép khi xương di chuyển làm cho các mẹ bị đau hông khi mang thai.
– Tăng cân: Khi mang thai, mẹ bầu bị tăng cân và gần cuối thai kỳ trọng lượng của thai nhi cũng tăng lên gây áp lực lên xương và khớp dẫn đến đau hông.
– Sai tư thế: Tư thế của mẹ thay đổi khi ở trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, lúc này thai nhi lớn khiến bụng to gây mất cân bằng cơ thể. Khi ngồi và đi lại xương hông chịu áp lực nặng nề dẫn đến đau kéo dài.
– Loãng xương thoáng qua: 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ xuất hiện tình trạng loãng xương thoáng qua gây sự mất xương tạm thời ở phần trên xương đùi dẫn đến các cơn đau hông bất ngờ.
– Đau thần kinh tọa : Hai dây thần kinh tọa trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Vì vậy, khi mang thai tử cung sẽ gây áp lực lên 2 dây thần kinh, kéo theo cảm giác tê bì, đau ở hông, đùi và mông.
– Đau dây chằng vòng: Gây ra tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng khi em bé có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí trong bụng.
2. Dấu hiệu nhận biết đau hông khi mang thai: Đau hông thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng dưới đây:
+ Đau nhức: Tại vùng hông, khớp háng.. sẽ xuất hiện cơn đau nhức khi thực hiện vận động đi lại, leo cầu thang… Mẹ bầu ngủ không ngon giấc do thường xuyên tỉnh giấc vì cơn đau
– Tê bì: Ngoài đau nhức, còn có cảm giác tê bì ở hông và lan ra các bộ phận xung quanh như mông, chân..
– Co cứng khớp: Đau hông vào thời kỳ mang thai sẽ đi kèm triệu chứng co cứng khớp mỗi khi thức dậy.
3. Cách hạn chế đau hông khi mang thai
– Dùng gối khi nằm: Gối bầu có thể hỗ trợ nâng đỡ toàn cơ thể của mẹ bầu, điều chỉnh tư thế cho vùng bụng, chân và lưng cho tư thế nằm ngủ thoải mái hơn
– Ngủ nghiêng một bên: Khi gần ngày sinh, thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên ngủ theo tư thế nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và co chân lại. Có thể kê thêm gối dưới bụng và chân để giảm áp lực lên hông giúp thoải mái hơn.
– Tắm bồn nước ấm hoặc chườm nóng: Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chườm túi nóng lên vùng hông để giảm đau.
– Tập các môn thể thao nhẹ: Yoga và pilates là hai môn thể thao có thể giúp hông và lưng giảm đau đáng kể vì giúp kéo giãn cơ và xương chậu. Hai môn thể thao này không hề gây nguy hiểm cho thai nhi nên bạn có thể yên tâm.
– Hạn chế đừng và di chuyển nhiều: Tình trạng đau hông sẽ nặng thêm nếu mẹ bầu đứng và di chuyển nhiều trong ngày, nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể bằng cách ngồi và nằm ở tư thế thoải mái và dễ chịu nhất.
– Massage trước khi sinh: Phụ nữ mang thai có thể sử dụng dịch vụ massage trước khi sinh để giảm nhẹ tình trạng đau mỏi cơ thể, thư giãn cơ và giảm căng thẳng khi mang bầu
CN. Vũ Văn Trình (t/h)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!