Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng thắc mắc khi lần đầu sử dụng mỹ phẩm Nhật nói riêng và sản phẩm Nhật nội địa nói chung. Với các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất, thông tin này sẽ được ghi rõ bằng số theo quy cách: năm-tháng-ngày/năm-tháng.
Tuy nhiên với mỹ phẩm Nhật, đa số đều không để hạn dùng ngày tháng trên sản phẩm, khiến người tiêu dùng Việt bối rối. Với kinh nghiệm kinh doanh hàng nội địa uy tín, PANPAN xin giới thiệu mọi người những thông tin chuẩn nhất về quy định hạn dùng của mỹ phẩm Nhật.
1. Tính hạn dùng từ mẫu mã sản phẩm:
Các mặt hàng Nhật có ưu điểm đó là thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Dựa vào đó, ta có thể dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm vì quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm Nhật sẽ phải có hạn dùng ít nhất 3 năm tính từ ngày sản xuất. Bởi vậy nếu sản phẩm của bạn đang có mẫu bao bì mới nhất thì cứ yên tâm rằng nó sẽ dùng tốt trong vòng 3 năm tới.
Phân biệt mẫu mới, mẫu cũ sữa rửa mặt cho da nhạy cảm Sakura
Tất nhiên, người dùng tìm hiểu trước mẫu mã mới của sản phẩm mà mình muốn mua và tìm nơi cung cấp tin cậy.
2. Kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm:
Một số loại mỹ phẩm chỉ tính hạn từ khi mở nắp, trên vỏ hộp có kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M…(M=month: tháng). Tức là từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng…
Ví dụ: son Shu huyền thoại có ký hiệu 24M sẽ sử dụng tốt trong vòng 2 năm kể từ khi mở nắp.
3. Ký hiệu riêng trên sản phẩm (Batch Code):
Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô sản phẩm, ngày sản xuất của sản phẩm. Mỗi công ty có cách quy định batch code khác nhau nên khi muốn tra cứu ngày sản xuất của sản phẩm nào, ta cần tìm hiểu quy định của hãng/công ty đó. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm Nhật sẽ tuân theo một số quy định phổ biến sau:
A. Chuỗi ký tự có 1 số đứng trước rồi đến 1 chữ cái:
Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự đầu tiên này.
Ví dụ: Lotion của HADALABO có ký hiệu 7H2 dưới đáy có nghĩa được sản xuất vào tháng 8/2017 (số 7 là số cuối của năm 2017, chữ H đứng thứ 8 trong bảng chữ cái. Tương tự, sữa rửa mặt trà xanh Shirochasou ROHTO ký hiệu 7A3AT ở viền mép được sản xuất vào tháng 1/2017.
B. Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước rồi tới chữ cái:
Trong đó, số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian.
Ví dụ: Kem dưỡng đỏ 5 in 1 của AQUALABEL có ký hiệu 7251TD, có chuỗi 4 số 7251 trong đó số 7 thể hiện sản phẩm được sản xuất vào năm 2017, 3 số 251 là ngày Julian (tương ứng với ngày thứ 251 trong năm) = ngày 8 tháng 9. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào ngày 8/9/2017.
Để kiểm tra được ngày julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể truy cập trang web http://www.onlineconversion.com/julian_date.htm để chuyển đổi qua ngày theo lịch hiện đại.
NHỮNG SAI LẦM KHI KIỂM TRA HẠN SẢN PHẨM NHẬT
1. Dùng trang web kiểm tra mã vạch
Các trang web kiểm tra mã vạch (như https://www.upcdatabase.com) chỉ đơn thuần cho chúng ta thông tin về NGÀY ĐĂNG KÍ MÃ VẠCH chứ không phải ngày sản xuất của sản phẩm. Hàng hóa Nhật rất hay thay đổi về mẫu mã, tuy nhiên mã vạch ko phải lúc nào cũng đổi, có những sản phẩm bao bì thay đổi nhưng mã vạch vẫn giữ nguyên cả chục năm nên không thể lấy mã vạch làm căn cứ tính ngày sản xuất.
VD: em kiểm tra mã vạch của lô sữa rửa mặt trà xanh mới nhập mà ở trên tính ra NSX là tháng 1/2017 thì web báo thời gian là 10/10/2014 thật là quá xa xôi. Suy nghĩ logic 1 chút mọi người sẽ thấy mã vạch KHÔNG THỂ cho ta thông tin NSX được vì chẳng lẽ mỗi ngày người ta lại phải cấp cho sản phẩm đó 1 mã khác nhau?
Cách kiểm tra này sẽ cho thêm các thông tin về thương hiệu, xuất xứ nên ta có thể dùng để tham khảo để xác định nguồn gốc.
2. Kinh nghiệm truyền tai trên…mạng mà không có cơ sở:
Do không có quy định chung và cách ký hiệu khác nhau giữa những NSX nên có tình trạng một số người bán “nghĩ” ra cách kiểm tra NSX, thậm chí cả HSD của sản phẩm nhằm mục đích bán được hàng.
Chốt lại, việc cẩn thận kiểm tra các thông tin là hoàn toàn đúng, tuy nhiên khách hàng nên kiểm tra thông tin ở nhiều nguồn, đặc biệt từ các người bán lâu năm, có uy tín để được thông tin chính xác, đặc biệt với những nơi có cam kết rõ ràng về chất lượng, có địa chỉ, website và thông tin liên quan cụ thể.
Tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!