(SGTT) – Nếu miền Bắc có dưa cải, cà pháo, miền Tây có dưa chua, củ kiệu thì miền Trung nổi tiếng món nhút mít, đặc sản xứ Nghệ và Hà Tĩnh, có thể chế biến nhiều món ngon.
Nhút mít được làm từ trái mít non là món dưa chua ăn kèm, góp vị cho các bữa ăn thêm đậm đà. Mỗi năm thường chỉ có một mùa mít nên nhút được muối dùng để ăn quanh năm. Món ăn này tuy dân dã nhưng cách chế biến lại kỳ công.
Theo cửa hàng thực phẩm Tứ Phương, để có món nhút mít ngon phải lựa trái mít không quá non nhưng cũng chưa già, không sâu bệnh, tốt nhất là mít ướt (mít mật), lá đậu, lá kiệu, ớt cay… và một số gia vị khác.
Phần cơm trắng bên trong sẽ được thái thành những sợi nhỏ dài và đem phơi nắng. Cái nắng gay gắt của miền Trung đã giúp cho những sợi mít khô và se lại.
Để chế biến được phần nhút thơm ngon, đúng chuẩn, khi ướp muối phải canh tỷ lệ vừa đủ vì nếu cho nhiều quá món sẽ mặn, ít thì nhút lại mau hư. Sau đó cho vào chum vại, đổ thêm nước rồi đậy kín để ủ như các loại dưa muối khác. Tầm 5-6 ngày là nhút đã thấm gia vị. Để vào chỗ khô ráo, thoáng mát khoảng năm ngày trở đi là có thể lấy ra ăn dần. Nhút có màu trắng nõn, sợi nhút dai giòn, thơm ngon, có vị bùi và béo.
Có nhiều cách chế biến món nhút. Người địa phương hay ăn theo cách giản đơn nhất là nhút mít vắt khô ăn cùng rau kinh giới và nước chẹo, một thức chấm không thể thiếu ăn cùng nhút mít, được làm từ nước tương nam đàn (đặc sản Nghệ An), lạc rang giã nhỏ, ớt, tỏi, đường…
Ngoài ra, nhút mít còn có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo tùy thuộc vào thời tiết từng mùa và “gu” ẩm thực của mỗi thực khách. Vào mùa đông, ngon nhất là món nhút mít xào thịt ba chỉ nêm thêm ít đường, ớt ăn cùng cơm nóng. Mùa hè, ngon mát nhất vẫn là món nhút mít nấu canh cá chua hoặc nộm tai heo nhút mít, nhút mít xào thập cẩm sẽ là thức nhắm ngon miệng…
Bếp trưởng Nguyễn Thanh TuấnNhút mít của miền Trung được dùng làm món ăn kèm như dưa chua trong miền Nam. Có nhiều cách chế biến nhút mít nhưng ngon nhất vẫn là làm gỏi. Không nên dùng nước ngâm nhút mít để trộn gỏi vì hương vị không ngon, phải pha nước mắm trộn gỏi. Do được muối chua nên nhút có vị chua sẵn nên khi trộn gỏi cần giảm độ chua trong nước mắm để trộn lại.
Quỳnh Châu tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!