Văn Bản Thuyết Minh Là Gì? Chi Tiết Cách Làm Bài Văn Thuyết Minh

Mỗi loại văn bản được sử dụng để diễn đạt những nội dung khác nhau. Có thể là văn bản hành chính, công vụ, văn bản nghị luận nhưng loại văn bản hay được sử dụng nhất là văn bản thuyết minh. Trong chuỗi bài hướng dẫn học và ôn tập ngữ văn trung học cơ sở này chúng tôi sẽ giới thiệu về loại văn bản này. Nếu bạn muốn biết văn bản thuyết minh là gì thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Văn bản thuyết minh là gì?

Trả lời cho câu hỏi văn bản thuyết mình là gì? Có định nghĩa như sau: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Văn bản thuyết minh là gì
Văn bản thuyết minh là gì

Khác với văn trừu tượng, văn thuyết minh phải được người viết trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng với mục đích cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nghe, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá.

Ví dụ về một số đề văn thuyết minh

  • Giới thiệu về một nhân vật lịch sử cụ thể
  • Giới thiệu về một vùng quê, một khu vực địa lý
  • Giới thiệu về một vài món đặc sản, hay món ăn cụ thể nào đó
  • Giới thiệu về vị thuốc, thảo dược có lợi cho sức khỏe
  • Giới thiệu về một loài hoa, loài vật có trong tự nhiên,…

Đặc điểm chính văn bản thuyết minh

  • Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.
  • Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
  • Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

Những yêu cầu khi viết một bài văn thuyết minh

  • Cần quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Cần làm nổi bật tất cả các đặc điểm chính về đối tượng mà ta cần thuyết minh một cách chi tiết, đúng sự thật và mạch lạc.

Các phương pháp thuyết minh

Có 6 phương pháp thuyết minh chính mà các bạn cần ghi nhớ gồm:

* Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích

Định nghĩa, giải thích về một danh từ, tính từ, sự việc, sự vật… Ví dụ như định nghĩa tam giác là gì hay giải thích vì sao một tam giác là tam giác vuông

Ví dụ: Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào), có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.

* Phương pháp liệt kê

liệt kê những thông tin mà đối tượng có như một chiếc xe đạp thì có các bộ phận như bánh xe, yên xe, sườn xe, cổ xe…

Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

* Phương pháp nêu ví dụ

Nêu một ví dụ cụ thể về một việc nào đó. Ví dụ nêu ra ví dụ về sự nguy hiểm của virus corona vớ: Sử dụng số liệu cho trước hoặc có sẵn để thuyết minh.

Ví dụ: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

* Phương pháp so sánh

So sánh theo tính chất tương đồng để làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

* Phương pháp phân loại, phân tích

Là phương pháp quan trọng nhất, vì nó thể hiện được tính sâu sắc và cụ thể để làm một bài văn thuyết minh ấn tượng và đầy đủ nhất.

Ví dụ: Muốn thuyết minh về ngôi nhà, có thể chia ra từng phần: vị trí ngôi nhà, số tầng, vật liệu tạo ra ngôi nhà, màu sơn

Lưu ý: Có thể kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài, nhưng lưu ý cần lựa chọn và sử dụng thích hợp.

* Phương pháp dùng số liệu

Ví dụ: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

Cách bước làm một bài văn thuyết minh

Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh

  • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.
  • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
  • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết

Bước 3: Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh

Cũng như các loại văn bản khác, khi viết văn bản thuyết minh cũng chia thành 3 phần gồm:

  • Mở bài: giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng… của đối tượng cụ thể.
  • Kết bài: Trình bày thái độ với đối tượng.

Xem thêm >>> Những kỹ năng làm bài văn thuyết minh hay nhất

Cách làm một số đề văn thuyết minh

Đề bài 1: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

Ta có thể giới thiệu vị trí, địa điểm, các cảnh đẹp nổi bật nhất về thắng cảnh đó. Những giá trị văn hóa và kinh tế mà thắng cảnh đó mang lại.

Đề bài 2: Thuyết minh về một văn bản mà em đã học

Ta có thể chọn bất kỳ một bài thơ, bài văn nào đã từng học trước đó như bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải. Sau đó giới thiệu sơ qua về tác giả, năm sáng tác và mục đích sáng tác. Sau đó mô tả nội dung và các biện pháp nghệ thuật mà tác phẩm có.

Đề bài 3: Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập mà em đang sử dụng

Ta giới thiệu về chất liệu, cách làm theo đúng trình tự và yêu cầu thành phẩm.

Vừa rồi, bạn đã tìm hiểu về văn bản thuyết minh là gì và cách làm một bài văn thuyết minh. Hy vọng những kiến thức mà Thư viện khoa học cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè xung quanh nhé. Chúc bạn học tốt!