Rượu Xuân Thạnh là một trong những loại đặc sản quý được nhiều người yêu thích, chọn mua làm quà. Rượu Xuân Thạnh khá nặng đô, là 1 trong 3 loại rượu nổi tiếng nhất của miền Tây. Với bí kíp gia truyền của một gia đình, dòng họ ở ấp Xuân Thạnh xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành (Trà Vinh), rượu Xuân Thạnh là niềm tự hào của bà con xứ này.
Giới thiệu về rượu Xuân Thạnh
Nếu có dịp đi Miền Tây và ghé ngang Trà Vinh, ai ai cũng lận lưng cho cho mình một chai rượu Xuân Thạnh. Không chỉ để thưởng thức, nếm thử, nhiều người chọn mua rượu làm quà biếu vào các dịp lễ Tết, việc gia đình.
Đối với người sành rượu, rượu Xuân Thạnh cũng luôn là lựa chọn lý tưởng cho những cuộc “trà dư tửu hậu” với bạn bè. Với những người lớn tuổi ở miền Tây, trước mỗi bữa ăn sẽ có một ly rượu để cho tiêu cơm. Xưa kia nó còn được nấu để dành cho các djip trang trọng như cúng tế, lễ hội.
Rượu Xuân Thạnh nặng 60 độ, có sủi tăm, màu trong vắt, hấp dẫn, hương vị nồng nàn khó cưỡng. Rượu không gây khó chịu hay đau đầu cho người uống, không có cảm giác cháy ruột, dễ uống.
Hiện nay, rượu này có 3 loại chính trên thị trường:
Rượu Xuân Thạnh Lão Tửu 20 – 29 độ, nấu từ nếp than, có màu đỏ nhạt
Rượu chuối hột Xuân Thạnh: rượu này nấu từ nếp trắng và chuối hột, khoảng từ 29 – 40 độ. Loại này tốt cho sức khỏe, được đấng mày râu rất ưa thích.
Rượu Xuân Thạnh làm từ nếp trắng, rượu có màu trong vắt, rượu 60 độ
Nguồn gốc
Rượu Xuân Thạnh là một loại rượu nổi tiếng của Trà Vinh. Rượu Xuân Thạnh cùng rượu Phú Lễ (Bến Tre) và rượu Gò Đen (Long An) là 3 loại rượu nổi tiếng của miền Tây. Rõ ràng khi ở giữa vựa lúa Nam Bộ, nhiều món “đặc sản” lại có dịp thuận lợi để ra đời.
Rượu Xuân Thạnh được nấu đầu tiên vào năm 1926. Loại rượu độc đáo này ra đời bởi bí kíp gia truyền của một gia đình thuộc dòng họ Hà ở ấp Xuân Thạnh xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Dòng họ này đã sống tại vùng đất này từ thuở khai hoang cho tới nay.
Ngày nay, đây đã trở thành một làng nghề nổi tiếng ai ai cũng biết đến. Và vì thế nên làng nghề này cũng trở thành một điểm dừng chân du lịch cho các tuyến du lịch miền Tây.
Nấu rượu Xuân Thạnh
Rượu Xuân Thạnh được nấu và chưng cất rất cầu kỳ. Gạo phải là gạo nếp mùa truyền thống. Men để ủ rượu có tổng cộng 14 loại men viên. Cùng với đó là 48 dòng nấm mốc có hoạt tính đường hóa cao, 35 dòng nấm men gia truyền.
Rượu được đem ủ kín suốt 3 ngày, sau đó người ta lấy nước giếng trong làng Xuân Thạnh cho vào hũ cơm rượu đã được ủ men trước đó. Cho nước vào lại tiếp tục đậy – ủ kín suốt 3 ngày nữa.
Để nấu được mẻ rượu ngon, canh đúng độ rượu thì người nấu cũng phải là người có kinh nghiệm. Sau công đoạn nấu cơm rượu, ủ cơm rượu, quá trình nấu cũng mất rất nhiều thời gian. Khi nấu rượu phải để lửa cháy đều, để rượu chưng cất từng giọt, đúng nồng độ.
Cách bảo quản
Rượu khi mua về để trong chai, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu đã mở nắp và dùng dở thì khi cất lại nên đậy kín nắp, tránh để rượu bị bay hơi.
Thưởng thức rượu Xuân Thạnh
Rượu Xuân Thạnh có thể dùng để thưởng thức trong các bữa tiệc chung vui cùng gia đình, cơ quan, lễ lạt. Rượu cũng được ưa thích để dùng kèm với món trâu luộc cơm mẻ nổi tiếng. Đối với nhiều người, một ly rượu ấm trước bữa ăn là thức uống giúp tiêu cơm, tốt cho sức khỏe.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!