Hướng dẫn cách tự trồng nấm bào ngư tại nhà HIỆU QUẢ nhất

Hầu hết chúng ta đều biết đến nấm bào ngư, một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất phổ biến đối với ẩm thực Việt Nam, nấm bào ngư có thể chế biến muôn vàn món ăn ngon, thanh đạm và không kém phần bổ dưỡng. Tuy nhiên, nấm bào ngư được trồng ở đâu? Có trồng được nấm bào ngư tại nhà không? Trồng nấm bào ngư dễ hay khó? Cách trồng nấm bào ngư xám hoặc trắng như thế nào? Và những lưu ý khi trồng nấm bào ngư là gì? Thì không hẳn ai cũng nắm rõ.

Hình ảnh nấm bào ngư xám.

Tâm Sạch sẽ hướng dẫn quy trình cách tự trồng nấm bào ngư xám, trắng, nhật trong nhà như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

SẢN PHẨM TÂM SẠCH CUNG CẤP – CÓ THỂ LÀ GIẢI PHÁP CHO GIA ĐÌNH BẠN

XEM THÊM: Kênh youtube Tâm Sạch với nhiều videos hướng dẫn trồng rau sạch cho nhà phố tiện lợi và hiệu quả.

I/ Quy trình sản xuất và cách trồng nấm bào ngư tại nhà.

Cách trồng nấm bào ngư sạch ở nhà là mô hình cung cấp thực phẩm sạch khá dễ dàng thực hiện tại nhà mà không đòi hỏi quá nhiều diện tích, quy trình làm nấm bào ngư cũng không đòi hỏi tốn nhiều công sức chăm sóc và kỹ thuật quá cao.

Sử dụng nấm bào ngư và áp dụng cách tự trồng nấm bào ngư sạch tại nhà không phải là điều mới mẻ và trào lưu này đã rộ lên từ lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Nhiều người mong muốn bản thân và những người trong gia đình, đặc biệt là các em nhỏ có được trải nghiệm được làm nông dân, tự mình trồng và quan sát sự phát triển của nấm, thu hoạch và nấu những món ăn ngon cải thiện chất lượng bữa ăn gia đình mình.

Nấm bào ngư phát triển tốt trong điều kiện không có gió thổi và ít ánh sáng, vì thế nơi trồng nấm nên thông thoáng, có độ ẩm từ 60 -65%, không khí 80 – 85% không có nắng và gió.

Thông dụng và dễ thực hiện nhất hiện nay có lẽ là cách trồng nấm bào ngư trong thùng xốp, rất đơn giản và hiệu quả.

Cùng tìm hiểu cách trồng nấm bào ngư tại nhà bằng thùng xốp nhé.

Tâm Sạch sẽ bỏ qua khâu chuẩn bị và sản xuất meo giống nấm và phôi giống nấm bởi vì những bước này khá phức tạp và chỉ phù hợp với sản xuất nấm bào ngư số lượng lớn, đã phần mọi người trồng nấm bào ngư tại nhà đều mua phôi nấm đóng bịch sẵn rất tiện lợi và chi phí cũng rất hợp lý.

Đầu tiên khi mua bịch phôi nấm bào ngư giống về, bạn cần kiểm tra xem phôi nấm đã trồng được chưa, nếu tơ nấm chưa chạy kín thì bạn chỉ cần đem bịch phôi nấm bỏ ở nơi thoáng mát, có gió càng tốt nhưng phải tránh ánh nắng trực tiếp, chờ vài ngày sau cho tơ chạy từ trên miệng bịch xuống đáy cho kín bịch phôi.

Mua phôi nấm bào ngư về trồng tại nhà ở đâu?

Kế tiếp là lựa chọn địa điểm trồng nấm, bạn có thể chọn những vị trí có độ ẩm cao, tránh mưa nắng, gió lùa trực tiếp như: gầm cầu thang, phòng tắm không sử dụng, tán cây lớn…

Lựa chọn những thùng xốp có chiều cao tối thiểu 40cm, có thể đục vài lỗ xung quanh để tạo độ thông thoáng.

Dán miếng nilon trong, áo mưa cũ lên mặt trống của thùng xốp làm màn che nhằm giữ độ ẩm bên trong thùng xốp hạn chế thoát ra ngoài.

Sau đó cho bịch phôi nấm đã chạy kín tơ vào thùng, xếp trồng lên nhau.

Tiến hành tháo bông gòn ở miệng phôi.

Dùng bình xịt phun sương để tưới nấm, chỉ tưới ở phần thân bịch phôi, không tưới vào miệng bịch phôi, có thể tưới nhiều nước và mỗi ngày tưới nhiều lần để tạo độ ẩm tốt.

Khi nấm đã ra, có thể tưới lên tai nấm cho tai nấm lớn nhanh.

Ngày nắng nóng có thể đặt vài cục nước đá để giảm nhiệt độ trong thùng xốp.

Khi không thao tác thì đậy miến nilon lại để không bị thoát độ ẩm trong thùng xốp.

Khoảng 10 ngày sau khi trồng sẽ có nấm thu hoạch, từ khi nấm bắt đầu nhú ra khoảng 1 ngày nên hái nấm, không để lâu nấm sẽ già, dai, và giảm lượng chất dinh dưỡng.

Khi thu hoạch, dùng tay nắm sát cổ nấm và lay nhẹ qua lại, sau đó rút nguyên chùm nấm ra.

Thu hoạch xong, tiến hành vệ sinh cổ nắp phôi để lấy ra những chân nấm còn sót lại, cần lấy sạch chân nấm còn xót lại nếu không nấm sẽ không thể ra tieeos đợt kế tiếp, sau đó tiếp tục tưới khoảng 10 ngày sau sẽ tiếp tục có nấm để thu hoạch.

Mỗi bịch phôi nấm ra được khoảng 5 – 7 lần trong khoảng 70 ngày với khôi lượng sản phẩm khoảng 500gr.

Nếu muốn trồng số lượng lớn, có thể xếp chồng nhiều thùng xốp lên với nhau.

II/ Tại sao nấm bào ngư không ra – Các loại bệnh trên nấm bào ngư thường gặp.

1/ Bệnh trên bịch phôi nấm bào ngư.

a/ Phôi trồng nấm bào ngư bị vàng và đọng hơi nước.

Nguyên nhân do thời tiết nóng, oi bức, bí hơi và thiếu oxy làm bịch phôi bị đọng hơi nước và tơ nhả nước vàng hoặc do khi tưới nước chui vào trong bịch phôi.

Hiện tượng này sẽ làm nấm khó ra hoặc ra nấm xấu ở những đợt đầu.

Cách khắc phục: Để phôi nấm ở nơi thoáng mát, tránh tưới nước vào miệng phôi.

b/ Bịch phôi nấm bị ngã màu vàng sau đó mốc xanh.

Nguyên nhân do bị dập tơ nấm trong quá trình vận chuyển, sắp xếp lên kệ kèm theo thời tiết oi bức sẽ làm bịch phôi ngã sang vàng từ từ, sau 1 – 2 tuần sẽ chuyển sang mốc xanh.

Khắc phục: Hạn chế vận chuyển, khi vận chuyển phôi nấm cần nhẹ tay và luôn giữ bịch phôi nấm bào ngư ở môi trường thoáng mát.

c/ Bịch phôi nấm bào ngư bị vàng và đen ở đầu.

Do tơ nấm chưa chạy kín bịch phôi, chưa đủ tuổi hoặc thời tiết chưa lý tưởng mà người trồng muốn ép nấm ra sớm để thu hoạch hoặc do quá trình lai tạo, nhân giống không kỹ dẫn đến thoái hóa giống.

Khắc phục: nên rút bông gòn khi tơ nấm đã đủ độ tuổi, không tưới nước lên bịch phôi nấm bào ngư khi chưa rút bông gòn.

d/ Bịch phôi mốc xanh ở giai đoạn đang ra nấm ( thường gặp ở lần thu hoạch thứ 2,3 trở đi).

Các nguyên nhân chính làm bịch phôi nấm bào ngư bị mốc xanh thường gặp là:

  • Làm vệ sinh chưa kỹ sau khi thu hoạch => Hái nấm cách dứt khoát và vệ sinh kỹ, làm sạch gốc nấm.
  • Rút bông sớm làm tơ nấm bị yếu => Rút bông đúng ngày hoặc rút đúng điều kiện thuận lợi.
  • Tưới nước thẳng vào miệng bịch phôi quá nhiều => không tưới nước vào miệng phôi, lỡ tưới vào thì dốc cho nước ra ngoài, chờ khô rồi hãy đóng nắp phôi.
  • Nước tưới làm tuột pH bịch phôi nấm = Dùng quỳ tím kiểm tra để biết sử dụng loại nước có pH mức 7 – 8 là môi trưởng kìm hãm sự phát triển của mốc xanh.
  • Nhiệt độ môi trường nóng hầm, oi bức => giảm nhiệt độ môi trường bằng cách tưới xuống nền, chuyển phôi nấm đến môi trường thông thoáng hơn.

2/ Bệnh trên cây nấm bào ngư.

a/ Nấm bào ngư bị vàng úng, thối nhũn.

Nguyên nhân do tưới quá nhiều nước và độ ẩm trên 95%.

Khắc phục: tưới nước vừa phải, giữ ẩm hợp lý, có thể mở cửa giúp thông thoáng khi trại có độ ẩm cao.

b/ Nấm bào ngư bị héo vàng.

Nguyên nhân do ánh nắng hoặc gió lùa trực tiếp.

Cách khắc phục: che chắn nơi trồng kỹ lưỡng và đảm bảo độ ẩm, ánh sáng cần thiết.

c/ Tán nấm nhỏ không bung, chân nấm dài.

Nguyên nhân: do ngộp, hầm hơi, thiếu oxy và thời tiết thay đổi.

Cách khắc phục: lựa chọn nơi trồng nấm thông thoáng, sắp xếp phôi nắm với mật độ vừa phải.

d/ Nấm bị vàng, héo và kích thước nhỏ ở đợt đầu.

Nguyên nhân: do bịch phôi nấm bào ngư thừa chất dinh dưỡng hoặc do nước vàng trong bịch.

Cách khắc phục: Đổ nước vàng ra khỏi bịch phôi, vệ sinh sạch sẽ cổ nấm mỗi khi thu hoạch.

e/ Tai nấm bị cuốn lên trên.

Nguyên nhân: do sự chênh lệch về thời tiết và nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Khắc phục: đặt phôi nấm ở những nơi có môi trường ổn định.

f/ Nấm bị nhạt màu, khô và rũ xuống.

Nguyên nhân do trại thiếu nước và độ ẩm do gió lùa vào trực tiếp.

Cách khắc phục: tưới nền, vách chung quanh, che chắn kỹ không để gió lùa vào quả thể nấm.

g/ Bịch phôi và quả thể nấm bị sâu bọ phá hoại.

Nguyên nhân do nơi trồng nấm không quét dọn sạch sẽ, khi thu hoạch nấm vệ sinh không kỹ dẫn đến bị thối và đen đầu bịch phôi, làm hấp dẫn bọ cứng, ruồi giấm, sâu bọ đến phá hoại.

Khắc phục: quét dọn chuồng trại và vệ sinh kỹ gốc nấm mỗi khi thu hoạch, treo thêm long não gần nơi trồng nấm.

h/ Mỗi đợt chỉ ra 1,2 quả thể và cuống to.

Nguyên nhân do thu hoạch nấm đợt trước quá lớn, vệ sinh sai cách, cạo quá nhiều vào phần mùn cưa.

Cách khắc phục: thu hoạch nấm ở mức vừa phải, sau khi thu hoạch cạo bỏ những gì còn sát lại và chỉ cạo nhẹ phần tơ trắng.

i/ Nấm bị bầm tím, đen, héo và chết. Tại sao nấm bào ngư không lên?

Nguyên nhân do thời tiết thay đổi quá đột ngột làm nấm bị sốc.

Cách khắc phục: Chú ý quan sát điều kiện thời tiết và có biện pháp phù hợp.

III/ Phôi trồng nấm bào ngư giá bao nhiêu? Phôi nấm bào ngư xám, trắng mua ở đâu? Cách mua phôi nấm bào ngư chất lượng, cho năng suất cao.

Hiện nay, rất nhiều trang trại trồng, cung cấp phôi nấm bào ngư và nấm bào ngư thương phẩm nở rộ trên khắp cả nước với muôn vàn quy mô và chất lượng, có thể kể đến như:

Các mô hình trang trại trồng và mua bán phôi nấm bào ngư ở miền Bắc như: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên.

Các mô hình trang trại trồng và mua bán phôi nấm bào ngư ở miền Trung và Tây Nguyên như: Quãng Ngãi, Quy Nhơn ( Bình Định), Gia Lai, Đà Lạt…

Các mô hình trang trại trồng và mua bán phôi nấm bào ngư ở miền Nam như: Tây Ninh, Bình Dương, TPHCM, Cần Thơ, An Giang…

Phôi nấm bào ngư là môi trường cho nấm bào ngư sinh trưởng và phát triển tốt, vì vậy chất lượng phôi nấm vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến sản lượng nấm sau này.

Khi cần tư vấn về các trồng nấm sạch tại nhà hiệu quả và cách mua bán phôi giống nấm bào ngư chất lượng, hãy liên hệ Tâm Sạch để được tư vấn miễn phí bạn nhé.