Bài viết ngày hôm nay, HocThatGioi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp xác định đường tiệm cận thông qua bảng biến thiên của đồ thị hàm số. HocThatGioi chắc rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc giải bài tập về đường tiệm cận. Nếu các bạn còn đang mơ hồ về đường tiệm cận thì hãy xem ngay bài viết này của HocThatGioi nhé!
1. Cách xác định đường tiệm cận qua bảng biến thiên
Trước tiên, các bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về đường tiệm cận của đồ thị hàm số trước đã nhé!
1.1 Kiến thức cơ bản về đường tiệm cận của đồ thị hàm số
Đường thẳng x=x_0 được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x) nếu thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
- lim_{xrightarrow x_0^+}f(x)=+infty.
- lim_{xrightarrow x_0^-}f(x)=+infty.
- lim_{xrightarrow x_0^+}f(x)=-infty.
- lim_{xrightarrow x_0^-}f(x)=-infty.
Đường thẳng y=y_0 được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x) nếu thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
- lim_{x rightarrow + infty}f(x)=y_0.
- lim_{x rightarrow – infty}f(x)=y_0.
1.2 Cách xác định đường tiệm cận của đồ thị hàm số qua bảng biến thiên
Sau khi nắm vững được các lí thuyết trên thì ta bắt đầu xác định đường tiệm cận của đồ thị hàm số qua bảng biến thiên.
Ta sẽ dựa vào bảng biến thiên đã cho để xác định lần lượt các giới hạn sau (với x_0 là các điểm đặc biệt trên bảng biến thiên) :
- lim_{xrightarrow x_0^+}f(x).
- lim_{xrightarrow x_0^-}f(x).
- lim_{xrightarrow + infty}f(x).
- lim_{xrightarrow – infty}f(x).
Nếu giá trị của các giới hạn trên thỏa mãn điều kiện về tiệm cận vừa nêu thì ta đã có thể kết luận ngay về đường tiệm cận của đồ thị hàm số đó rồi.
2. Bài tập xác định đường tiệm cận thông qua bảng biến thiên hay
Nếu các bạn đã nắm được phần nào cách xác định đường tiệm cận của đồ thị hàm số qua bảng biến thiên mà HocThatGioi vừa giới thiệu ở trên thì hãy bắt tay ngay vào giải các bài tập dưới đây để hiểu rõ và ghi nhớ lâu hơn nhé!
HocThatGioi nghĩ nếu các bạn đã nắm rõ lý thuyết và phương pháp rồi thì các bài tập trên, các bạn có thể nhìn và chọn ngay đáp án trong vòng 1 nốt nhạc luôn ấy!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Cách xác định đường tiệm cận qua bảng biến thiên của hàm số – các bài tập áp dụng. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!
Bài viết khác liên quan đến Tổng hợp các kiến thức về đường tiệm cận của đồ thị hàm số cực hay và chi tiết
- Tổng quan về đường tiệm cận của đồ thị hàm số – 3 dạng đường tiệm cận cần lưu ý
- Mẹo tìm nhanh đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số – các bài tập áp dụng
- Mẹo tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số – bài tập áp dụng
- Phương pháp tìm đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số – các bài tập áp dụng
- Tổng hợp tài liệu về đường tiệm cận của đồ thị hàm số cực hay và hữu ích
- Dạng bài đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số cực chi tiết
- Phương pháp giải và bài tập tìm đường tiệm cận của g[f(x)] khi biết f(x) cực hay
- Cách tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm số bằng máy tính Casio cực nhanh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!