1. Tiểu sử vị vua hiền trong lịch sử Việt Nam – Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành bên cạnh tên gọi khác mà mọi người biết tới ông là Lê Hạo, hiệu là Thiên Nam Động chủ. Ông sinh ngày 25 tháng 08 năm 1442 – con trai út của Vua Lê Thái Tông và Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Lê Thánh Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại – người đã mang tới thời kỳ hoàng kim cho Đại Việt trong chế độ phong kiến. Ông là vị Hoàng đế trị vì lâu nhất của nhà Hậu Lê với thời gian là 37 năm, thời kỳ của ông được đánh giá là một trong bốn thời kỳ phồn thịnh nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam.
Vào thời điểm bà Ngô Thị Ngọc Dao đang mang thai Lê Thánh Tông , bã đã rất may mắn khi có được sự cứu giúp của Nguyễn Trãi cùng người vợ lẽ Nguyễn Thị Lộ thoát khỏi sự mưu hại của bà Nguyễn Thị Anh. Sau đó Ngọc Dao được đi tránh nạn tại ngôi chùa Huy Văn và hạ sinh Lê Thánh Tông nơi đây (ngôi chùa nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội). Nhờ có biến cố đó mà có thể thấy Lê Thánh Tông sinh ra trong tình yêu thương bao bọc của những người xung quanh và xuyên suốt khoảng thời gian trị vì ông luôn là một người coi trọng hiền tài.
Từ khi vừa lọt lòng mẹ, Lê Tư Thành được Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét rằng thiên tư tuyệt đẹp, vẻ người tuấn tú, thần sắc khác thường thực là bậc trí dũng đủ để giữ nước.
2. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế cai trị Đại Việt năm 18 tuổi
Giới sử học từ trước tới nay thường nhận định rằng Nguyễn Xí và Đinh Liệt chính là 2 người đã giúp Lê Thánh Tông lên ngôi vua nhưng chưa có ý kiến nào cho thấy rõ và nhấn mạnh việc lên ngôi của Lê Thánh Tông là khởi sự từ đâu.
Theo chính danh, Lê Tư Thành không phải là người kế vị. Từ khi còn nhỏ, ông được giáo dục giống như người anh cùng cha khác mẹ đang làm hoàng đế Đại Việt lúc bấy giờ – Lê Nhân Tông là học tập tại Quốc Tử Giám.
Đến năm 1445, Lê Thánh Tông tầm lên 4 tuổi, ông được phong làm Bình Nguyên vương và hằng ngày ông cùng vua Nhân Tông học tập tại tòa Kinh Diên với các vương hầu. Nhờ dáng dấp đoan chính song thông tuệ hơn người, không những thế ông còn học tập chăm chỉ nên rất được lòng vua Nhân Tông. Hơn chục năm dài đằng đằng chịu khó bài vở, đèn sách đã đặt nền móng vững chắc cho Lê Thánh Tông trở thành một nhà văn lẫy lừng, một nhà thơ kiệt xuất. Thời điểm ông đổi phong làm Gia Vương là vào năm 1459, Lê Nghi Dân tiến hành đảo chính song ra tay sát hại Nhân Tông và Nguyễn Thái hậu. Sau đó Nghi Dân lên ngôi và tự xưng làm Thiên Hưng.
Năm 1460, Nghi Dân bị các quan đại thần phế truất. Lê Tư Thành năm đó mới 18 tuổi, chính thức được tôn làm vua với niên hiệu là Quang Thuận vào ngày 26 tháng 06 năm 1460. Sau đó ông chỉ định Nguyễn Xí cùng Đinh Liệt nắm giữ binh quyền và đảm nhiệm các chức quan cao nhất trong triều đình.
3. Chiến thắng Trà Bàn vang dội do vua Lê Thánh Tông lãnh đạo, chỉ huy
Năm 1470 – Năm Hồng Đức thứ nhất, tình hình đất nước dường như yên ổn, vua Lê Thánh Tông quan tâm đến cả việc củng cố mặt nam Hóa Châu song song phòng thủ mặt bắc. Nhân cơ hội vua Chiêm – Bàn La Trà đánh úp châu Hóa với hơn 10 vạn quân lính thủy bộ vào tháng 08 năm 1470, Lê Thánh Tông quyết định tung ra một đòn tối hậu, mở cuộc chiêm Phạt nhằm giải quyết triệt để vấn đề an ninh cho biên giới phía Nam. Với mục tiêu to lớn và quan trọng như vậy, nhà vua đã cho chuẩn bị lực lượng quân lính cực kỳ kỹ lưỡng. Lê Thánh Tông đích thân soạn ra “Bình Chiêm sách” và phổ biến rộng rãi trong quân ngũ (phiên bản chữ Nôm).
Ngày 7 tháng 2 năm 1471, vua Lê Thánh Tông trực tiếp đưa 70 vạn tinh binh cùng hơn 1.000 chiếc thuyền lớn ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa (hiện là tỉnh Quảng Nam hiện nay) và di chuyển vào cửa Thị Nại. Lực lượng tinh binh lập tức bao vây, tấn công kinh đô Trà Bàn và bắt gọn được Trà Toàn cùng đồng bọn là hơn 50 người trong dòng tộc bên cạnh 3 vạn tù binh.
Không thể phủ nhận chiến thắng Trà Bàn vang dội đã khôi phục được 4 châu gồm Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa mà còn mở rộng bờ cõi Đại Việt đến tỉnh Bình Định như ngày nay. Sự kiện chiến thắng Trà Bàn cũng như đặt dấu chấm hết cho tất cả cuộc cướp phá, đột kích vùng biển bên phía Nam của Đại Việt song song mở rộng không gian cho Đại Việt nhằm đối phó tốt hơn trước sự uy hiếp của hàng xóm láng giềng phía Bắc.
4. Vị vua anh hùng sáng lập chế độ tài lược
Tên tuổi và sự nghiệp của Hoàng đế Lê Thánh Tông luôn song hành cùng giai đoạn hưng thịnh của Đại Việt – thời điểm nửa sau thế kỷ 15. Xuyên suốt chặng đường giữ ngôi 37 năm của mình, ông đã đưa triều đại nhà Lê lên tới đỉnh cao về mọi mặt như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quốc phòng.
4.1. Nhà cải tổ đầy nhiệt huyết
Nhờ sự ủng hộ và tán thành đông đảo của nhóm đại thần gồm Đinh Liệt, Nguyễn Xí,… Lê Thánh Tông đón nhận ngai vàng giữa lúc nhà Lê đang trục trặc mâu thuẫn. Kể từ khi chính thức nắm chính quyền, vua Lê Thánh Tông chấm dứt nhanh chóng bè phái trong nội bộ cung đình bên cạnh đó ngài quyết tâm tổ chức nhằm xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.
Ông thực hiện lược bỏ hệ thống tổ chức hành chính trước đó – thời Lê Lợi và chuyển đổi thành 12 đạo thay thế cho 5 đạo như cũ. Tập trung cải tổ chế độ Nhà nước song Lê Thánh Tông cũng chú ý tới việc phát triển kinh tế, khuyến khích nông nghiệp và khai khẩn đất hoang, mở rộng đồn điền. Với mục đích tối cao là bảo vệ sự bình yên cho đất nước, vua Lê Thánh Tông đẩy mạnh quân số thường trực, lực lượng dự bị tại các địa phương cùng ban hành 43 điều quân chính – siết chặt kỷ luật quân đội.
4.2. Người cho ra đời bộ luật Hồng Đức
Có thể nói bộ luật Hồng Đức được ra đời dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông là một trong những thành quả sáng giá nhất trong sự nghiệp của ông cũng như cả triều đại nhà Lê.
Đây đồng thời là bước đi rõ rệt hồi thế kỷ 15 của xã hội chạm tới trình độ văn minh cao. Đặt ra bộ luật để toàn thể mọi người thực hiện là một chuyện nhưng trên tư cách người khởi xướng, vua Lê Thánh Tông rất nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.
4.3. Hoàng đế tạo lập nền văn hóa mới
Hoàng đế Lê Thánh Tông có công rất lớn tạo lập nền văn hóa mới với diện mạo khác cho đất nước, khẳng định một giai đoạn mới phát triển thăng hoa của văn hóa dân tộc. Không những xây dựng thiết chế mới, ông còn chú tâm phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ nhân tài. Thời phong kiến tại Việt Nam, dường như chưa bao giờ trí thức lại có vai trò quan trọng và đề cao đến thế.
Ông đã thành lập Hội Tao Đàn với vai trò là chủ soái gồm sự góp mặt của nhiều nhà văn hóa lẫy lừng.
4.4. Nhà thơ hào kiệt
Nhắc tới vị vua anh minh, tài giỏi Lê Thánh Tông không ai là không biết ông là một nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm thơ chứa đựng những giá trị sâu sắc về mặt nội dung tư tưởng. Qua từng vần thơ câu chữ của ông, chúng ta không khó nhìn nhận ra một nhân cách, tâm hồn gắn bó khăng khít với truyền thống hào hùng của dân tộc, với non sông đất nước cùng mọi tầng lớp nhân dân.
Chưa dừng lại ở đó, Hoàng đế Lê Thánh Tông luôn hừng hực trong mình khí phách nâng tầm thời đại qua từng bài thơ do mình sáng tác.
Quả thực, Lê Thánh Tông là một trong số vị vua đạt tới đỉnh vinh quang trong sự nghiệp nắm giữ ngai vàng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
5. Sự ra đi chưa được giải mã của vị Hoàng đế bậc nhất trong lịch sử Việt Nam
Sau 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã giúp đất nước có những bước tiến vượt bậc và đạt nhiều thành tựu rực rỡ về tất cả lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa cho đến xã hội, giáo dục và quân sự.
Sự ra đi đột ngột của Lê Thánh Tông vào năm 1497 đến nay vẫn là một bí ẩn chưa thể giải mã trong lịch sử. Theo sử sách chính thống ghi chép lại thì cái chết của Hoàng đế Lê Thánh Tông do thủ phạm chính là một bà quý phi, tuy nhiên điều kì lạ ở đây là bà trở thành Hoàng thái hậu của triều sau dù mang trong mình tội giết vua.
Sử gia Vũ Quỳnh từng viết rằng năm 1497, Lê Thánh Tông mắc căn bệnh phù thũng nhưng bị bôi thuốc độc vào vết thương nên bệnh của ông ngày một diễn biến xấu đi. Trong cùng năm đó vào ngày mùng 03 tháng 03 dương lịch, vua Lê Thánh Tông qua đời tại điện Bảo Quang và hưởng thọ 56 tuổi. Dựa vào tương truyền thì ngày hôm ấy cả gươm thần và ấn thần đều biến mất. Khoảng thời gian ông bị bệnh cho đến khi qua đời rất nhanh. Bởi trước đó chừng 1 năm – tháng 02 năm 1496, Hoàng đế Lê Thánh Tông còn đi ngự thuyền di chuyển về Lam Kinh để bái yết các lăng tẩm. So với ngày nay thì hành trình này vẫn dài gần 130 km, ông khi đó đã 55 tuổi cho thấy sức khỏe của vị vua hiền vẫn tốt.
Vị sử gia Vũ Quỳnh cũng đã ghi chép là thực ra Nguyễn Thị Hằng đã chủ đích che đậy thuốc độc trong tay rồi đụng vào những vết lở trên người vua. Chính vì thế căn bệnh của Lê Thánh Tông diễn biến trầm trọng, ngài trở nên mê man rồi sau đó băng hà.
Với căn bệnh của vua Lê Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép rằng người ta ám chỉ cái chết của vị vua này vì quan hệ với nhiều phi tần nên ông mới bị bệnh. Tuy nhiên nguyên do dẫn tới việc vua bị lở loét – phong thũng thì vẫn chưa sử liệu nào đề cập đến.
Về sự kiện bà quý phi Nguyễn Thị Hằng hại giết vua theo sử xưa, nhiều sử gia đặt dấu hỏi rất lớn rằng nếu chuyện đó là sự thật thì trước sau gì dòng họ nhà bà chắc chắn cũng phải bị tru di.
Sau tất cả, Hoàng đế Lê Thánh Tông để lại dấu ấn sâu sắc là một cuộc đời vẻ vang thế nhưng ông vô hình chung mang theo cái chết lạ kỳ của mình cũng như bí ẩn suốt hàng ngàn năm.
Bài viết này là toàn bộ thông tin nổi bật và có thể bạn chưa biết về tiểu sử Lê Thánh Tông cũng như cuộc đời của ông. Hy vọng rằng timviec365.vn đã mang tới cho những khám phá thật sự hữu ích!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!