Xã hội ngày càng phát triển, tạo cơ hội cho nhiều ngành nghề mở rộng, trong đó có chăn nuôi thỏ. Hiện nay đã có nhiều hộ gia đình giàu lên từ ngành này. Chăn nuôi thỏ không quá khó, tuy nhiên để có lợi ích kinh tế vượt trội. Nó đòi hỏi người nuôi cần phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Nếu bạn đang thắc mắc thỏ ăn gì hay kỹ thuật chăm sóc thỏ đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.
Thỏ ăn những gì?
Giải đáp thắc mắc thỏ ăn những gì? Tất tần tật các loại thức ăn mà thỏ có thể ăn.
Trong đó bao gồm các loại rau lục bình, bèo tây, cỏ sả,… và rất nhiều loại rau khác nữa chúng tôi đề cập đến những loại rau dễ kiếm trong phần Thỏ thích ăn gì? Tuy nhiên cũng lưu ý nên cắt rau trước lúc ra hoa thì hàm lượng chất xơ trong rau sẽ cao hơn.
Một số loại cây trồng họ đậu mà nông dân hay canh tác cũng có thể sử dụng được: sắn dây, củ đậu, đậu ngự,… Các loại củ, quả rau ăn dành cho người, lấy phần vỏ gọt bỏ hay các lá già ở ngoài cho ăn như su hào, cải bắp,… Các loại rau thơm như tía tô, húng quế, húng chanh,…
Nhóm có chứa tinh bột lúa, ngô, tấm, cám,… cũng bổ sung đạm và chất cho thỏ. Những đồ cứng quá thì ngâm nước trước cho mềm, để ráo nước rồi cho thỏ ăn. Riêng lúa lên mầm cho thỏ ăn càng tốt.
Nhóm bổ sung đạm nguồn gốc động vật là các bột cá, thit,… cũng không nhất thiết phải có trộn thêm vào đồ ăn. Vì vậy có thể thay thế bằng các nguồn đạm khác như bã đậu hay các loại cám viên công thức,… để giảm chi phí hơn.
Thỏ thích ăn gì?
Xem thêm: Kỹ thuật úm gà con của nhà nông
Là loại động vật ăn tạp nên thỏ ăn được rất nhiều thực phẩm. Do vậy, bạn cũng không gặp khó khăn hay phiền toái trong việc tìm món ăn cho chúng. Thỏ có thể ăn được hầu hết các loại rau củ quả. Ví dụ như: cà rốt, củ cải, rau muống, rau khoai… Ngoài ra, nếu muốn thỏ sinh trưởng nhanh luôn khỏe mạnh, chất lượng thịt ngon bạn nên bổ sung các loại cám cho nó.
Thỏ ăn rau gì?
Một số loại rau phổ biến, dễ trồng, dễ kiếm.
Xin giới thiệu với các bạn một số loại rau mà thỏ có thể ăn được giàu chất dinh dưỡng. Trong đó có cả những loại rau chữa được bệnh tiêu chảy cho thỏ. Đầu tiên có thể kể đến rau lang hay ở một số nơi còn gọi là rau dèo, rau khoai lang.
Thứ hai có thể kể đến cây cỏ voi. Ở nhiều nơi người ta vẫn trồng cho trâu, bò ăn. Thứ ba là cây mật gấu, cây này thường được trồng để làm thuốc. Cây này có vị chát nên giúp hỗ trợ điều trị cho thỏ đi ngoài.
Thứ tư là cây hoa dại như hoa xuyến chi. Loài này mọc ở ven đường hoặc những bãi đất hoang rất nhiều, rất dễ lên. Loài này cho thỏ ăn cũng rất tốt.
Tiếp theo đó là rau muống, rau muống cho thỏ ăn có nhiều vào mùa hè. Còn mùa đông thì có các loại rau như xu hào, bắp cải, xúp lơ. Rau muống mềm, non cho thỏ ăn cũng rất tốt.
Lá chuối hay gốc chuối cũng rất tốt. Chúng mát nên cho thỏ ăn vào mùa hè, cũng hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hóa của thỏ.
Nuôi thỏ con ăn gì? Lưu ý thỏ con ăn rau gì?
Thỏ nhỏ rất dễ bị đi ngoài nếu các bạn chăm sóc không tốt. Nếu cho thỏ con ăn rau lang thì chỉ nên cho ăn với số lượng ít. Bởi rau lang dễ làm thỏ con bị đi ngoài. Ví dụ mỗi bữa chỉ cho một ngọn nhỏ không nên cho ăn nhiều.
Thỏ con đều có thể ăn được những loại rau kể trên. Tuy nhiên khi còn nhỏ thì các bạn hạn chế không cho ăn lung tung. Ví dụ chỉ cho ăn một vài loại rau nhất định, nếu cho ăn nhiều loại rau một ngày thì rất dễ bị đi ngoài.
Lưu ý rau chuẩn bị cho thỏ ăn hoặc rau cắt về phải để khô. Không được để dính nước, nếu bị ướt thì thỏ ăn cũng dễ bị đi ngoài. Vì vậy nên cắt rau vào buổi chiều, lúc này sương hết rồi nên rau được khô ráo. Hoặc khi cắt về thì đem rải ra cho khô thì mới cho ăn.
Cỏ tươi non
Thỏ sở hữu bộ răng sắc nhọn và cứng, hàm mạnh. Vì thế chúng rất mê ăn cỏ, phần lớn các loại cỏ chùng đều ăn được. Bạn có thể tìm cỏ mọc hoang cho chúng như cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ lông… hoặc mua cỏ voi cho thỏ gặm nhấm. Cỏ lông, rau lang, rau muống,… cũng là những thức ăn yêu thích của chúng. Để tiết kiệm thời gian cũng như phòng ngừa bệnh cho thỏ. Cỏ khi lấy về người nuôi cần rửa sạch và đem phơi khô. Mỗi lần ăn lấy ra một ít, cứ như thế dùng dần đến khi hết.
Tất cả các loại lá cây
Các loại lá cây mà trâu, bò, dê ăn được thỏ cũng không ngoại lệ. Ví dụ như lá mít, lá ngô, lá chuối, lá tre hay các loại cây họ đậu. Đây là món ăn ngon giàu dinh dưỡng, khoái khẩu của thỏ.
Trái cây và các loại củ ngọt
Thường xuyên bổ sung các loại củ và trái cây cho thỏ, chúng sẽ được cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, dưỡng chất cần thiết. Người nuôi nên tham khảo một số loại như: cà rốt, khoai lang, bí, củ cải trắng. Các loại trái ví dụ: chuối, dưa hấu, lê, đu đủ…
Bổ sung ngũ cốc đều đặn với lượng phù hợp
Người nuôi thỏ nên nhớ, thức ăn chủ yếu của chúng là rau củ quả, cỏ cây. Có thể bổ sung ngũ cốc, cám, cơm, đậu phộng nhưng với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều thỏ có thể bị đầy bụng, khó tiêu, chậm lớn. Lưu ý, mỗi bữa, chỉ nên cho thỏ ăn khoảng 1 nắm tay.
Cám viên nguyên chất
Muốn thỏ nhanh tăng cân, phát triển với “tốc độ bàn thờ”. Người nuôi có thể dùng cám viên cho chúng ăn. Đây là loại thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng và năng lượng. Tuy nhiên, người nuôi chú ý chỉ nên cho chúng ăn khi được 7 tuần tuổi đến 7 tháng thì ngưng.
Nếu bạn nuôi thỏ giống, lạm dụng cám thỏ sẽ bị béo phì, hạn chế khả năng giao phối, sinh sản. Còn đối với nuôi thỏ thịt thì thức ăn viên này sẽ giúp thỏ tăng trọng cực nhanh. Bạn nên cho chúng ăn nhiều vào buổi tối để phát huy hết hiệu quả của cám.
Thỏ có ăn được cơm không?
Vậy là chúng ta đã nắm được nuôi thỏ cho ăn gì hay Thỏ ăn rau gì. Chắc hẳn các bạn cũng thắc mắc thỏ có ăn được cơm không. Xin được trả lời là có, bởi chúng là loài động vật ăn tạp.
Cơm cho thỏ ăn cũng rất tốt bởi đó là loại thức ăn mềm, giúp thêm tinh bột. Nếu không có điều kiện trực tiếp nấu cơm cho thỏ ăn thì ta tận dụng luôn nguồn cơm nguội còn dư trong ngày của gia đình.
Không được cho ăn những cơm đã mốc hay ôi thiu. Đây cũng là một thức ăn dễ kết hợp để trộn cùng với cám, thuốc bột hay các dầu bổ sung thêm cho thỏ.
Cho thỏ uống nước sạch
Nhiều người có suy nghĩ không cần cho thỏ uống nước, bởi từ xưa ông bà ta cũng vậy. Đây là một quan niệm rất sai lầm, nếu cơ thể không có đủ lượng nước. Thỏ sẽ còi cọc, hốc hác và chết dần chết mòn.
Người nuôi cần phải cho thỏ uống nước đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, cần chú ý nguồn nước phải sạch sẽ, tốt nhất là sử dụng nước máy. Tuyệt đối không để nước tồn đọng qua đêm để thỏ uống vì nó dễ gây bệnh cho thỏ. Bên cạnh đó, cũng cần vệ sinh chuồng trại, máng uống nước thường xuyên.
Thỏ ăn gì tốt nhất?
Có thể nói rằng những thức ăn đề cập đến phía trên sử dụng cho thỏ đều tốt cả. Vấn đề cần lưu ý ở đây là nguồn thức ăn phải sạch, không bị ẩm mốc. Cắt thái hoặc làm mềm trước để thỏ dễ ăn hơn.
Cũng không thể khẳng định rằng thỏ thích ăn gì nhất. Do chúng đều có thể ăn được những thức ăn kể trên. Nên hợp lý nhất là bố trí phối hợp thức ăn xoay vòng cho phù hợp để kích thích sự ngon miệng.
Có thể 2-3 ngày lại đổi một lần. Tránh cho thỏ ăn quá nhiều loại rau trong một ngày.
Với thỏ sinh sản thì cần bổ sung thêm năng lượng bằng cách tăng lượng thức ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó bổ sung các loại vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.
Đó là những vấn đề cần chú ý, chuẩn bị về dinh dưỡng, chuẩn bị những gì cho thỏ ăn. Tuy nhiên để chăm sóc thỏ tốt nhất thì các bạn cần phải hiểu thêm về những đặc tính, các kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản hay nuôi thỏ thịt tùy theo mô hình của gia đình.
Bao gồm cả cách chữa các bệnh và các đặc điểm nhận biết thỏ khỏe mạnh, cách chọn con giống tốt, phối giống cho thỏ như thế nào…
Những biện pháp quan trọng để phòng bệnh trong kỹ thuật chăn nuôi thỏ
Không chỉ riêng thỏ mà ở bất kỳ loài động vật nào cũng vậy. Việc phòng bệnh cho chúng rất quan trọng. Bởi để đến khi dịch bệnh xảy ra người nuôi sẽ bị tổn thất rất lớn.
Thỏ là động vật dễ thích nghi nhưng cũng rất dễ bị mắc các loại bệnh truyền nhiễm. Để thỏ luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Người nuôi cần bỏ túi một số biện pháp sau.
- Luôn dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Chú ý nơi đựng thức ăn và nước uống phải sạch nếu không sẽ ủ mầm bệnh.
- Tắm lau cho thỏ mỗi ngày, cung cấp thức ăn có nhiều dưỡng chất để đảm bảo thỏ không bị thiếu vitamin, đạm, chất xơ… Chú ý tiêm phòng vắc xin đúng lịch. Trong quá trình chăm sóc cần quan sát, theo dõi thỏ chặt chẽ. Từ đó mới phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở chúng.
- Nếu trong chuống đã có thỏ bị bệnh, người nuôi phải cách ly ngay để không lây bệnh sang những con khỏe mạnh.
Từ vấn đề đó mà Hội chăn nuôi thỏ đã ra đời, đến nay đã được hơn 3 năm có hơn 1.000 thành viên. Chủ yếu là người nông dân chăn nuôi thỏ, các doanh nghiệp tiêu thụ nguồn thịt và các nhà khoa học. Nhờ có hội mà ngành chăn nuôi thỏ được định hướng với những bước đi đúng đắn nhất. Thay vì nuôi các giống thỏ truyền thống cho năng suất thấp, người dân đã đổi sang những giống mới ngoại lai rất hiệu quả. Ví dụ như thỏ California, Mỹ, Angola… Thỏ ngoại hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội về trọng lượng, khả năng sinh nở và chống chọi với bệnh tật.
So với chăn nuôi gà, vịt thì nuôi thỏ sẽ mang lại lợi nhuận hơn. Hơn nữa, kỹ thuật nuôi thỏ rất đơn giản, không đòi hỏi người dân phải có nhiều chuyên môn. Ngoài ra, nguồn thức ăn cũng rất đa dạng, các hộ gia đình có thể tận dụng ở trong cuộc sống hàng ngày.
Để ngành chăn nuôi thỏ phát triển vững mạnh, có hệ thống và có sự liên kết chặt chẽ giữa nuôi – giết mổ – tiêu thụ. Hội đã trình lên Bộ Nông nghiệp kế hoạch, định hướng cũng như mục tiêu phát triển trong những năm tới. Hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu lớn từ thị trường và có thể đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Chuyên gia: Quang Hưng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!