Trồng sầu riêng bao lâu có trái? – Bật mí mô hình trồng sầu riêng hiệu quả cao.
Điều kiện trồng sầu riêng
- Khí hậu và thổ nhưỡng tại nước ta rất phù hợp để trồng hầu hết các giống sầu riêng, đặc biệt là từ miền Trung trở vào miền Nam.
- Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không được ngập úng hoặc nhiễm mặn. pH dao động từ 5 -6,5. Cấu trúc đất phải tơi xốp và giàu dinh dưỡng, nhiều mùn đất. Tầng canh tác cần đảm bảo dày từ 1m trở lên. Nếu sử dụng đất phù sa thì cần đắp mô cao, đào mương để hạn chế ngập úng.
- Khí hậu cần phân chia rõ rệt 2 mùa nắng mưa. Mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình cần đạt từ 1500 -2000mm.
- Sầu riêng là cây ưa sáng, không nên trồng mật độ quá dày để cây đón được lượng ánh nắng đủ để sinh trưởng và phát triển. Nên trồng xung quanh vườn trồng sầu riêng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỉ lệ đậu quả.
Các giống sầu riêng
Các giống sầu riêng được ưa chuộng hiện nay đều là các giống nhập khẩu từ nước ngoài như: sầu Thái (bao gồm sầu riêng Dona, sầu riêng Monthon) hoặc sầu Malay (sầu riêng Musang King)… Giống sầu riêng trong nước RI6 cũng được rất nhiều bà con lựa chọn. Đặc điểm chung của các giống sầu riêng này đều là giống cây trồng cao sản, cho chất lượng quả cao như: cơm vàng, hạt lép, mỏng vỏ…và đem lại giá trị kinh tế cao.
Mật độ trồng sầu riêng
- Trồng thuần thì giữ khoảng cách trồng sầu riêng là 8x8m hoặc 8x10m, khoảng 125 -156 cây/ha.
- Trồng xen canh với cà phê, ca cao thì giữ khoảng cách giữa các cây từ 9x9m hoặc 9x12m, khoảng 70-100 cây/ha.
Cách trồng sầu riêng con
Đào hố có kích thước 60x60x60cm, nếu đất xấu quá bà con có thể đào to hơn khoảng 10cm. Mỗi hố bón xuống 25-30 kg phân chuồng đã ủ hoai mục kèm theo 0,3-0,5 kg lân; 0,2kg NPK (20:20:10); 10-20g thuốc Basudin hoặc Furadan chống mối và côn trùng cắn rễ rồi trộn đều với lớp đất mặt và lấp đầy lại hố, tưới nước ủ đống trước khi trồng cây con 15-30 ngày.
Nếu trồng sầu riêng ở đất đồng bằng, bà con cần tiến hành đào mương, đắp mô chống úng. Mỗi mô đất cần có chiều rộng từ 5-7m, mương rộng 2-3m, sâu 1-2m. Trước khi trồng cũng cần bổ sung nhiều phân chuồng ủ hoai mục, tro trấu giúp tăng mùn và làm đất tơi xốp.
Kỹ thuật trồng sầu riêng được tiến hành như sau: đào 1 hố nhỏ to hơn bầu đất một chút rồi nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu đất. Đặt cây con vào chính giữa hố làm sao để miệng bầu đất ngang bằng mặt hố. Nếu nền đất trũng bà con có thể đặt bầu đắt cao hơn mặt bằng 5-10cm tránh ngập úng rễ cây, nếu đất dốc thì phải đặt miệng bầu thấp hơn mặt bằng 5-10cm để giữ cây chắc hơn. Sau đó tiến hành lấp đất và nén nhẹ xuong quanh bầu. Đắp phần gốc cao hơn xung quanh 1 chút để tránh ứ đọng nước gây ngập úng. Trồng cây xong, bà con cần tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây và che chắn nếu trời nắng.
Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, rơi vào khoảng tháng 4-6 hàng năm. Trồng cây vào mùa khô sẽ đỡ sâu bệnh nhưng bà con cần tưới nước thường xuyên để cây không bị héo.
Cách chăm sóc cây sầu riêng
Trước khi cây sầu riêng bói quả
Giải đoạn này diễn ra khoảng 1-3 năm kể từ khi trồng cây. Thời điểm này cây sinh trưởng và phát triển tương đối chậm, bà con cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh và tạo hình dáng cân đối.
Vào mùa khô, cách 7-10 ngày cần tưới nước 1 lần, chỉ tưới vừa đủ để giữ độ ẩm, không cần tưới quá nhiều khiến rễ cây bị ngập úng, kết hợp phủ thêm gốc bằng rơm, rạ, vỏ trấu, bèo cái… để giữ độ ẩm cho đất.
Thường xuyên dọn cỏ vườn, đặc biệt là phần gốc, tránh để cỏ dại phát triển, vừa hút mất chất dinh dưỡng của cây, vừa là nơi trú ngụ và phát sinh mầm bệnh, côn trùng hại cây. Nếu diện tích trồng lớn, bà con nên sử dụng máy làm cỏ vườn hỗ trợ để đảm bảo làm sạch cỏ trong thời gian ngắn và đỡ tốn công sức. Thời gian đầu khi cây còn nhỏ, có thể trồng xen canh các cây họ đậu, vừa cho thêm thu nhập, vừa tăng độ đạm cho đất.
Mỗi năm bà con bón thúc bổ sung vào đầu mùa mưa từ 15-20kg phân chuồng cho mỗi gốc cây sầu riêng bằng cách đào rãnh theo tán cây, bón vào rãnh và lấp lại. Kết hợp bón thêm phân hóa học NPK (20:20:10) để kích thích cành và rễ phát triển. Trong năm đầu tiên chia thành 2 đợt, mỗi đợt bón 100g. Từ năm thứ 2 trở đi chia làm 4-6 đợt, mỗi đợt từ 180-200g. Sau khi bón cần lấp đất lên và tưới nước để cây dễ hấp thụ hơn. Có thể phun phân vi lượng vào lá hoặc đổ xuống gốc cây theo hướng dẫn trên bao bì từ 1-2 lần/năm.
Để cây phát triển tự nhiên trong 8 tháng đầu. Sau đó lựa chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất mật nhất và vươn thẳng. Khi cây có chiều cao từ 2m trở lên, cần cắt bỏ các cành ngang mặt đất khoảng 0,8-1m và giữ phần gốc thoáng.
Khi cây sầu riêng bắt đầu bói quả
Chỉ nên giữ lại mỗi cây 5-7 quả khi cây bắt đầu ra quả, tránh làm cây mất quá nhiều sức để nuôi quả, dễ làm gẫy cành, lưu ý lựa chọn những quả sát phần thân.
Cây sầu riêng bắt đầu ra quả tức là cây đã phát triển hoàn thiện, bộ rễ đủ sâu, do vậy không cần tưới quá nhiều đợt nhưng phải tưới đủ. Mỗi mùa khô cần tưới từ 2-4 đợt, mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Bà con có thể đánh rãnh sâu 10-20cm, đường kính 3-5cm quanh gốc để tưới.
Giai đoạn sầu riêng ra quả, cỏ dại sẽ ít đi do tán sầu riêng lớn, che ánh sáng gần hết, nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên để hạn chế mầm bệnh và bớt mất dinh dưỡng của đất.
Bón phân: trong giai đoạn tạo quả, bà con cần chú ý bón nhiều phân NPK (20:20:20)để tăng chất lượng quả và tỉ lệ đậu trái. Trung bình mỗi gốc cây cần bón từ 4-6kg NPK/năm và chia thành 4-6 lần bón. Ngoài ra, vẫn cần đảm bảo bổ sung đủ lượng phân chuồng từ 20-25kg để giữ độ mùn cho đất. Không nên bón trùng vào vị trí của năm trước. Phân vi lượng thì bón vào gốc cây, không cần phải phun qua lá.
Nếu trồng thuần, bà con có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn cây để cây cao tối đa 7-10m. Nếu trồng sầu riêng xen canh thì phải để cành ngang cao hơn ngọn các cây bên dưới từ 1-2m. Sử dụng máy cắt tỉa cành để loại bỏ bớt các cành trên cao, tạo dáng cân đối, phân tầng cho cây, mỗi tầng cách nhau 40-60cm, chỉ giữ 3-4 cành cấp 1 và phải tỏa đều ra các hướng.
Trồng sầu riêng bao lâu có trái?
Trước đây, trồng sầu riêng bằng hạt nên thường cho trái muộn, trung bình từ 9-10 năm cây mới ra quả, chất lượng kém và năng suất không đều, do vậy hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao.
Vậy hiện tại, trồng sầu riêng bao lâu cho trái? Ngày nay, với việc lai tạo thành công và sử dụng một số giống sầu riêng cao sản thì cần khoảng 5-6 năm để cây sầu riêng bắt đầu ra trái. Đặc biệt, nếu trồng cây con nhân giống vô tính bằng các phương pháp chiết, ghép…thì chỉ sau 30-40 tháng là cây đã bắt đầu cho trái.
Thu hoạch trái sầu riêng
Hoa sầu riêng nở và thụ phấn vào ban đêm, trái chín và rụng cũng thường vào buổi tối cho đến sáng sớm nên bà còn cần lưu ý đặc điểm này. Hoa thường thụ phấn nhờ dơi hoặc một số côn trùng hút mật về đêm. Từ khi nở hoa tới khi thu hoạch quả kéo dài từ 15-17 tuần (tùy vào giống và điều kiện thời tiết). Khi trái chín, bà con có thể thu hoạch trong khoảng 2 tuần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng
Côn trùng phá hại
Nhóm côn trùng thuộc họ bọ hung, vòi voi, đuông, kiến vương… thường đục khoét vào vỏ, thậm chí vào cả phần thân gỗ, đẻ trứng vào tổ, vết thương của cây bị hở to ra và khó lành lại. Bà con cần vệ sinh vườn, làm sạch cỏ dại và sử dụng furadan 3H, basudin 10H, regent… phun định kì 3-4 tháng/lần vào các mô trồng. Nếu phát hiện có ổ bọ trên cây sầu riêng, cần dùng que sắt, mũi dao cạo để móc sạch ấu trùng ra, cạo sạch vết thương rồi bôi thuốc phòng nấm bệnh và che kín vết thương lại để cây mau lành bệnh.
Sâu, cào cào hại đọt -lá non
Sâu thường cắn lá non vào ban đêm, còn cào cào thường cắn phá vào ban ngày. Ngoài ra còn có một số loại bướm cũng hay phá hại lá cây. Khi cây đọt non, bà con có thể xịt thuốc sát trùng như: azodrin, decis, regent, fenbis… theo hướng dẫn trên bao bì để phòng trừ.
Sâu đục quả, đục cành
Sâu đục phá 1 đoạn gỗ của cành non khiến cành khô và chết đi, thậm chí đục trái non làm trái bị dị dạng và hỏng cả quả. Phòng bệnh bằng cách quét dọn vừa tược định kì, cắt tỉa cành bệnh và phun các loại thuốc như azodrin, sumicidin, sevin hoặc rắc basudin 10H … ở giai đoạn trái non, cành non.
Bệnh nấm tảo
Vườn trồng sầu riêng thiếu ánh sáng, cành lá quá dày là các loại nấm tảo, địa y có điều kiện phát triển ở mặt dưới của lá, khiến cây mất sức tăng trưởng và dễ bị nấm bệnh tấn công. Bà con cần đốn cành tạo tán, làm tán cây thoáng, làm sạch cỏ. Dùng dung dịch Bordeaux 1% phun 1 tuần/lần. Ngoài ra dùng các chất diệt nấm như copper B, copper zin 5g/lit để phun xịt trực tiếp vào vùng bị nhiễm bệnh cứ 10 ngày 1 lần trong 3-4 lần.
Bệnh thán thư
Chóp lá bị cháy khô dần vào trong. Nếu không điều trị kịp thời lá sẽ úa rụng nhanh khiến cây dễ chết. Bà con sử dụng tilt 5ml/8lit hoặc mancozeb 25g/8lit, bennomyl 20g/8lit xịt từ 7-10 ngày 1 lần.
Bệnh chảy nhựa nứt thân
Bệnh gây ra bởi nấm tấn công, thân cây có nhiều vết nứt dọc, chảy nhựa nâu đặc xung quanh gốc. Cây non dưới 18 tháng tuổi dễ nhiễm bệnh hơn. Khi mắc bệnh, cây sầu riêng ngừng tăng trưởng, chồi non ở ngọn héo khô và chết dần. Bà con tránh để cây ngập úng, phủ gốc quá dày khiến độ ẩm cao sẽ rất dễ mắc nấm bệnh. Nếu cây bị bệnh phải phun các loại thuốc như: alietle, ridomyl. Cây mắc bệnh nặng quá cần hòa ra và tưới vào gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần.
Trên đây, khomay3a.com vừa cùng bà con tìm ra đáp án cho câu hỏi trồng sầu riêng bao lâu có trái. Chúc bà con nắm vững kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng đem lại giá trị kinh tế cao.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!