Vùng da quanh hậu môn của bé bị hăm đỏ, con đau rát và khóc nhiều khiến mẹ rất xót. Mẹ muốn tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ bị hăm đỏ hậu môn cũng như cách khắc phục triệt để nhằm giúp bé thoải mái, “ăn mau chóng lớn”. Góc của mẹ xin bật mí 5 mẹo cực hiệu quả để đánh bay tình trạng này ở bé, mẹ tham khảo nhé!
1. 3 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn
Hăm đỏ hậu môn ở bé sơ sinh là trường hợp khá phổ biến, bé cưng bị đau rát và khó chịu nên khóc cả ngày, chẳng chịu ăn uống gì cả. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở bé, mẹ nên nắm rõ để tránh sơ ý mà gây hại cho con mẹ nhé!
1.1. Do sinh lý
Làn da của bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, đã thế con lại đi ngoài nhiều lần trong ngày nên da dễ bị nổi mẩn đỏ, hăm ngứa rất khó chịu.
1.2. Do vấn đề sức khỏe
Khi gặp các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, nhiễm giun kim, nhiễm liên cầu khuẩn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,… thì vùng da xung quanh hậu môn của bé thường sẽ nổi mẩn đỏ, rất đau rát. Nếu bé nhà mình gặp phải các vấn đề này, mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải biến chứng xấu.
1.3. Sử dụng tã bỉm không đúng cách
Da bé rất mỏng manh, nhạy cảm. Chỉ cần mẹ bất cẩn 1 chút trong cách sử dụng tã, bé dễ bị hăm, mẩn đỏ ở hậu môn đó ạ!
- Tã bỉm kém chất lượng: Nếu mẹ sử dụng tã bỉm kém chất lượng, chứa paraben, Clo, chất tạo mùi hóa học,… sẽ gây kích ứng, mẩn đỏ vùng mặc tã, đặc biệt là hậu môn và mông bé.
- Không vệ sinh vùng da mặc tã: Có mẹ thấy mông con còn sạch, không vệ sinh sau khi cởi tã cũ mà mặc tã mới cho con ngay. Nhưng mặc tã trong thời gian dài khiến vi khuẩn bám trên vùng da mặc tã của bé, mắt thường không nhìn thấy đâu ạ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ tấn công gây kích ứng, mẩn đỏ hậu môn và vùng mặc tã của con.
- Thay tã, bỉm không đúng cách: Một số mẹ không thay tã, bỉm của bé thường xuyên, nhất là những trường hợp để quá 8 tiếng, dễ làm cho vi khuẩn tích tụ và phát triển gây mẩn đỏ. Ngoài ra, việc sử dụng lại tã, bỉm cũ sau khi tắm vì thấy bỉm còn “khá sạch” cũng là sai lầm của không ít mẹ.
Tã, bỉm gần như là vật “bất ly thân” với bé từ khi mới chào đời nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của bé nếu mẹ sử dụng sai cách, điển hình là hậu môn bé bị đỏ hay hăm hậu môn.
2. 5 cách khắc phục hăm đỏ ở hậu môn cho bé cực hiệu quả
Hăm đỏ rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ và bé. Bởi thế khi phát hiện triệu chứng trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn, mẹ cần thực hiện ngay 5 cách khắc phục này để “đánh bay” hăm đỏ, giúp bé cưng luôn vui vẻ và măm măm cực giỏi mẹ nhé!
2.1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé
Khi vùng hậu môn của bé bị mẩn đỏ, mẹ càng cần chú ý hơn trong việc vệ sinh vùng da này hằng ngày. Nếu không được vệ sinh hoặc vệ sinh chưa sạch sẽ, tình trạng mẩn đỏ của bé sẽ không được cải thiện, thậm chí tiến triển nặng hơn.
Các bước vệ sinh vùng hậu môn bé bị đỏ đúng cách:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch và lau khô tay trước khi vệ sinh cho bé.
- Bước 2: Sử dụng khăn khô, sạch nhúng vào nước ấm, khoảng 38 độ C (có thể dùng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm và an toàn với da bé để tiện hơn mẹ nhé). Lau nhẹ nhàng vùng hậu môn và vùng da xung quanh như háng, cơ quan sinh dục của bé. Đối với bé gái, mẹ cần thao tác từ trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang vùng sinh dục của con.
- Bước 3: Sử dụng khăn mềm, sạch thấm khô da bé rồi thay tã, bỉm hoặc quần áo mới.
Mẹ chú ý thay tã, bỉm cho bé thường xuyên, 2 – 3 tiếng/lần và vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi mặc bỉm mới.
Để chủ động hạn chế và phòng ngừa các vấn đề về da như mẩn đỏ, hăm, … mẹ hãy cho bé dùng bỉm và khăn ướt Mamamy để tăng cường chế độ bảo vệ an toàn cho làn da bé.
Bộ đôi sản phẩm này có rất nhiều ƯU ĐÃI hấp dẫn trên website, mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
2.2. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng tã bỉm
Khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn, mẹ cần cẩn thận hơn khi sử dụng tã, bỉm cho bé. Nếu hậu môn trẻ sơ sinh bị đỏ nhẹ, trên da mới xuất hiện các nốt mẩn nhỏ li ti, có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu, mẹ giảm thời gian đóng bỉm vào ban ngày, ví dụ cho bé “nude” 15 phút trước khi mặc tã hoặc những lúc bé vui chơi dưới sàn nhà để da bé thông thoáng nhất.
Nếu mẹ quan sát thấy mẩn đỏ ở hậu môn bé bị đỏ có dấu hiệu nặng hơn, vùng bị mẩn đỏ lan rộng, xuất hiện mụn nước, mụn mủ, da bé sần sùi, ẩm ướt,… mẹ cần ngừng đóng bỉm vào ban ngày.
2.3. Lựa chọn loại tã/bỉm an toàn, phù hợp
Mẹ đọc kỹ thành phần của tã đang dùng cho bé, nếu chứa paraben, Clo, chất tạo mùi hóa học,… thì thay sang loại tã khác chất lượng, an toàn có như vậy mới phòng tránh được tình trạng bé bị mẩn đỏ ở hậu môn.
Các tiêu chí để chọn bỉm chất lượng cho bé đây ạ:
- Thành phần tự nhiên, không mùi, không clo gây kích ứng da bé
- Thấm hút tốt, ưu tiên tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút nhanh, chống thấm ngược để mông con luôn thông thoáng
- Size bỉm vừa vặn hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé. Tránh mặc tã chật gây cọ xát, mẩn đỏ vùng mặc tã.
Lưu ý nhỏ: Mẹ ưu tiên chọn tã dán vì thông thoáng, dễ điều chỉnh kích thước để bé thoải mái, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.
2.4. Sử dụng kem bôi mẩn đỏ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Để bé khỏi mẩn đỏ nhanh nhất, mẹ đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và sử dụng thuốc kịp thời. Bác sĩ sẽ kê sản phẩm phù hợp, đáp ứng các tiêu chí an toàn cho bé như:
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Có các thành phần an toàn, lành tính để hạn chế tối đa tác dụng phụ
- Không chứa corticoid vì có thể gây kích ứng, viêm nhiễm kéo dài, suy giảm hệ miễn dịch của bé,…
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi bôi kem cho bé mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng bị mẩn đỏ của bé. Nên để da bé thông thoáng vài phút sau khi bôi kem rồi mới mặc tã, bỉm hay quần áo mẹ nhé.
Vậy trường hợp bé bị mẩn đỏ ở hậu môn nào sẽ đưa bé đến bác sĩ? Mẹ kéo xuống đọc tiếp nhé!
2.5. Loại bỏ hết giun kim trong người bé
Theo BS. Bùi Thị Thu Hương (đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai), nhiễm giun kim là nguyên nhân khiến bé bị ngứa rát hậu môn, thậm chí là nổi mẩn đỏ chi chít và ảnh hưởng đến việc đi ngoài của bé. Mẹ cần chủ động ngăn ngừa giun kim ngay từ đầu để cơ thể bé luôn khỏe khoắn, nói không với việc hậu môn trẻ sơ sinh bị đỏ, cụ thể:
- Luôn cho bé ăn đồ chín, uống nước sôi và coi trọng an toàn vệ sinh thực phẩm
- Cắt móng tay thường xuyên, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn
- Không cho bé đưa tay lên miệng ngậm
- Đồ lót của bé luôn được thay mới mỗi ngày, giặt bằng nước nóng và sấy khô để tiêu diệt trứng giun kim
- Cho bé yêu đi tẩy giun định kỳ 2 – 3 lần/năm để diệt hết giun sán trong cơ thể.
3. Khi nào nên đưa bé lên khám ở cơ sở y tế
Nếu sau 3 – 4 ngày chăm sóc mà tình trạng hậu môn trẻ sơ sinh bị đỏ không giảm, tiến triển nặng hơn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như:
- Vùng da bị mẩn đỏ phồng rộp, sưng tấy
- Xuất hiện các nốt mụn nhọt có mủ, dịch
- Các nốt mẩn bị vỡ, chảy dịch vàng, viêm loét
- Bé quấy khóc, bỏ bú
Khi đó mẹ cần đưa ngay bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kịp thời điều trị tránh biến chứng nguy hiểm cho bé.
Trẻ bị hăm đỏ ở hậu môn hoàn toàn khắc phục được nhanh chóng nếu mẹ bình tĩnh và lựa chọn phương pháp chăm sóc khoa học, an toàn. Mẹ chú ý các biểu hiện của bé để kịp thời chăm sóc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động vui chơi của bé mẹ nhé!
4. 4 sai lầm mẹ bỉm hay mắc phải khi trẻ bị đỏ hậu môn
Lúc phát hiện trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn, mẹ thường rất lo lắng và cố gắng thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bé khỏi nhanh nhất. Tuy nhiên, điều này vô tình làm tổn thương bé vì làn da của con đang rất nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng khiến bé xót da và khóc toáng lên đó ạ. Vì thế, mẹ cần thật bình tĩnh và tuyệt đối không làm 4 việc sau đây nhé:
- Bôi phấn rôm cho bé: Không bôi phấn rôm vì rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, cản trở việc thoát ẩm trên da của bé. Hăm đỏ không những không thuyên giảm mà còn có xu hướng chuyển nặng hơn đó ạ. (Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng – Trường Đại học Y Dược Hải Phòng)
- Thao tác mạnh trên vùng da tổn thương: Cho bé đi vệ sinh thật nhẹ nhàng, tránh để trầy xước da vùng hậu môn của bé vì vết thương sẽ rất lâu lành.
- Sử dụng khăn ướt vệ sinh sai cách: Không dùng khăn ướt chứa các chất bảo quản, cồn hay có mùi thơm để vệ sinh quanh vùng hậu môn, sẽ dễ gây kích ứng và làm bé bị hăm nặng hơn.
Để chăm sóc trọn vẹn cho bé, đừng bỏ lỡ hệ sản phẩm chăm sóc từ A đến Z cho bé cưng, đang có ưu đãi tới 60% mẹ ơi!
5. Mẹo phòng ngừa hăm đỏ hậu môn ở bé sơ sinh mẹ nào cũng nên biết
Nếu mẹ không chú ý phòng ngừa ngay từ đầu thì nhiều khả năng trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày đó ạ. Bởi thế, “phòng bệnh vẫn hơn trị bệnh”. Mẹ tham khảo ngay 2 mẹo ngừa hăm hậu môn ở bé sơ sinh sau đây nhé!
- Nếu bé đang ti sữa mẹ: Mẹ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng chất lượng sữa, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào sẽ giúp con sở hữu đề kháng mạnh mẽ, khỏi lo bị hăm hậu môn.
- Nếu bé đang ti sữa công thức: Mẹ vệ sinh da bé thật sạch sau mỗi lần đi ngoài bằng khăn mềm hoặc khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, cho bé uống đủ nước để hạn chế táo bón. Cân nhắc đổi loại sữa nếu phân của bé có dấu hiệu bất thường, gây nhiễm khuẩn hậu môn của bé.
Trên đây là giải đáp chi tiết nhất về vấn đề trẻ bị hăm đỏ ở hậu môn cũng như cách khắc phục hiệu quả cho mẹ. Tuy nhiên, phòng ngừa vẫn hơn là điều trị, mẹ nên chăm bé thật kỹ càng và lưu ý những việc không nên làm để bé cưng luôn khỏe mạnh, nói không với hăm đỏ mẹ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Mẹ tham khảo thêm:
- Bé bị mẩn đỏ ở mặt – Mẹ đã biết 4 lý do và cách xử lý này chưa?
- Bé bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì và có nguy hiểm không?
- 6 Nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ ở chân và cách xử lý
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!