Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là gì? Al có tác dụng với NaOH không? NaOH có tính chất lý hóa như thế nào, có nguy hiểm không? Tất tần tật thông tin về NaOH sẽ được Minchico chia sẻ ở bài viết này.
NaOH là gì?
Natri hydroxit (công thức hóa học là NaOH) là một hợp chất vô cơ của natri bao gồm natri cation Na+ và anion hidroxit OH -. NaOH còn có tên gọi khác là dung dịch kiềm hoặc xút, xút ăn da (kiềm ăn da). Nó dễ dàng hấp thụ độ ẩm và carbon dioxide từ không khí.
NaOH là một trong những hidroxit đơn giản nhất. Chất này thường được sử dụng để hòa tan trong nước trung tính và Axit Clohidric (HCl) để chứng minh thang độ pH trong phòng thí nghiệm trường học.
Trong đời sống, NaOH được chia thành nhiều mức độ đậm đặc khác nhau. Bao gồm NaOH 99%, 50%, 45%, 32%. Trong đó, dung dịch NaOH bão hòa sẽ có nồng độ 50%.
Tính chất vật lý của NaOH
NaOH là chất rắn tinh khiết dạng viên, dạng vảy hoặc có thể tồn tại ở dạng dung dịch bão hòa 50%, không màu. Chất này có khả năng hút ẩm mạnh
- Nóng chảy ở nhiệt độ: 318 độ C (604 độ F) không bị phân hủy
- Điểm sôi: 1,388 ° C (2,530 ° F)
- NaOH có tác dụng với nước và hòa tan mạnh trong nước, là phản ứng tỏa nhiệt cao, tạo ra nhiều ion hydroxit (OH-). Lượng nhiệt lớn tỏa ra có thể gây bỏng nặng do khả năng bắn tung tóe. Dung dịch sau phản ứng thu được không mùi, không màu. Natri hydroxit có tính ăn mòn cao nhất khi nó được hòa tan trong nước.
- Hòa tan thấp hơn trong dung môi phân cực như metanol và etanol.
- NaOH sẽ không tan trong các dung môi không phân cực và ete.
Tính chất hóa học của NaOH
NaOH là một bazơ mạnh. Do đó NaOH làm quỳ tím chuyển màu xanh; làm cho dung dịch phenolphtalein chuyển thành màu hồng; làm methyl chuyển từ màu da cam thành màu vàng.
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là gì?
NaOH mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh. Do đó chất phản ứng được với dung dịch NaOH là: Oxit axit, axit, dung dịch muối, một số kim loại, phi kim và nước.
Phản ứng với axit
NaOH phản ứng với axit tạo thành muối tương ứng và nước. Đây là phản ứng trung hòa trong hóa học. Một số loại axit thường gặp như: HCl, HNO3, H2SO4H2S, H2CO3…
Phương trình phản ứng:
- NaOH + HCl → NaCl + H2O
- NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
- NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
- H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
- NaOH + H2CO3 → NaHCO3 + H2O
Phản ứng với oxit axit
NaOH phản ứng với oxit axit tạo thành muối và nước. Phản ứng này thường được sử dụng để “lọc” các khí có tính chất axit gây hại (điển hình như SO2 và H2S) sinh ra trong quá trình đốt than. Từ đó có tác dụng ngăn chặn sự phát tán của các khí độc này ra môi trường sống và bầu khí quyển.
Phương trình phản ứng:
- 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
- SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
- P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O
- N2O5 + 2NaOH → 2NaNO3 + H2O
- SiO2 + 2NaOH -to→ Na2SiO3 + H2O
Phản ứng với muối
NaOH tác dụng với môi tạo thành bazơ mới và muối mới. Điều kiện muối tham gia phải là muối không tan, hoặc bazơ tạo thành không tan. Các muối phản ứng được với dung dịch naoh là NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, MgCl2, CuSO4…
Phương trình phản ứng:
- MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
- CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
- Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
- 2NaOH + Mg(HCO3)2 → Na2CO3 + MgCO3↓ + 2H2O
- Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + H2O + NaHCO3
- NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Ngoài ra, Na2SO4 cũng tác dụng được với NaOH. Đây là một hợp chất muối trung hòa. Phương trình phản ứng:
- Na2SO4 + NaOH → 3Na + (SO4)OH
Phản ứng với một số kim loại, phi kim
NaOH phản ứng với kim loại có tính chất lưỡng tính và một số phi tim để tạo thành bazơ với và kim loại mới. Trong đó, kim loại có tính chất lưỡng tính như: Nhôm (Al), kẽm (Zn)…. Một số phi kim tác dụng được với NaOH như: Lưu huỳnh (S), Photpho (P), Selen (Se), Cacbon ( C ).
Phương trình phản ứng:
2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2
6NaOH + 3S ⟶ 3H2O + 2Na2S + Na2SO3
Fe có tác dụng với NaOH không?
Natri Hydroxit không tấn công Fe ở nhiệt độ phòng. Bởi vì Fe không có tính chất lưỡng tính (Fe chỉ tan trong axit, không tan trong bazơ). Tuy nhiên nếu tiếp xúc ở nhiệt độ cao (>500 độ C), Fe có tác dụng với NaOH là phản ứng thu nhiệt để tạo thành Sắt (III) oxit (Fe3), kim loại Na và H2.
Phương trình phản ứng hóa học:
- 4Fe + 6NaOH → 2 Fe2O3 + 6Na + 3H2
Al có tác dụng với NaOH không?
Al (nhôm) có tính chất lưỡng tính, sẽ phản ứng với NaOH và nước để giải phóng khí Hidro. Lúc này Al sẽ lấy nguyên tử oxy từ NaOH, lấy nguyên tử Oxy từ nước để giải phóng 2 nguyên tử Hidro. Đây là phản ứng cực kỳ nguy hiểm nếu xảy ra trong thùng kín. Kết thúc phản ứng tạo ra Natri Aluminat và Hidro. Trong phản ứng này, NaOH đóng vai trò là tác nhân làm cho dung dịch có tính kiềm, từ đó giúp nhôm hòa tan vào dung dịch.
Phương trình phản ứng hóa học:
- 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2 NaAlO2 + 3H2
- 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2NaAl (OH)4 + 3H2
Phản ứng với axit hữu cơ
NaOH phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este. Các chất hữu cơ tác dụng với NaOH như: Axit Axetic, Axit Formic, Axit Propionic, Axit Citric…
Phương trình phản ứng:
- CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- NaOH + HCOOH → H2O + HCOONa
- NaOH + C2H5COOH → H2O + C2H5COONa
- 3NaOH + C6H8O7 → 3H2O + Na3C6H5O7
NaOH không tác dụng với chất nào?
NaOH không tác dụng với các chất gồm: Na2CO3, K2CO3, NaAlO2,NaCl, KNO3,H2, CH3NH2, C6H5NH2…
Làm thế nào để điều chế NaOH?
NaOH có thể điều chế bằng cách cho natri peoxit vào trong nước. Hoặc cũng có thể điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn. Phương trình phản ứng của cả 2 cách này diễn ra như sau:
- Natri peoxit phản ứng với nước: Na2O2 + H2O → 2NaOH + 12O2
- Điện phân muối ăn: NaCl + 2H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2
NaOH có độc không?
Tiếp xúc với NaOH có nguy hiểm không?
NaOH là một chất tương đối độc và tiềm ẩn nguy hiểm nếu tiếp xúc bằng da, uống hoặc hít phải. Độ độc hại của nó sẽ phụ thuộc vào nồng độ Natri hydroxit, thời gian tiếp xúc.
Cụ thể, ăn hoặc uống phải NaOH có thể gây bỏng nặng, buồn nôn, tiêu chảy, đau ngực, đau dạ dày, tổn thương miệng, dạ dày, cổ họng ngay lập tức.
Nếu hít phải NaOH, bạn có thể bị kích ứng nghiêm trọng đường hồ hấp, dẫn đến ho, khó thở, bỏng. Hít phải NaOH quá lâu sẽ dẫn đến tổn thương phổi vĩnh viễn.
Nếu tiếp xúc với NaOH nồng độ cao, bạn có thể bị bỏng nặng, tổn thương mắt, da, hệ tiêu hóa, phổi. Có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn thậm chí là tử vong.
Một vài cách sơ cứu nhanh khi tiếp xúc với NaOH
Khi tiếp xúc với mắt: Nên rửa sạch mắt thật nhanh trong 30 phút. Rửa thật kỹ mi trên, my dưới.
Khi tiếp xúc với da: Phải nhanh chóng cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn. Sau đó rửa sạch với nước trong vòng 15 phút.
Nếu hít vào: Gọi cấp cứu, hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu không phản ứng.
Đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất tiếp xúc và bị bỏng nặng với NaOH.
Ứng dụng của NaOH trong đời sống
NaOH được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt của đời sống. Là một thành phần quan trọng để sản xuất các sản phẩm như: giấy, nhôm, chất tẩy rửa công nghiệp, lò nướng, xà phòng tẩy rửa, rayon, vải thun, chất nổ, sơn, thủy tinh, gốm sứ, xử lý vải bông, làm thuốc nhuộm…
NaOH sản xuất chất tẩy rửa
NaOH được điều chế để sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa gia đình, tẩy rửa công nghiệp, chất tẩy rửa cống để chuyển đổi chất béo và dầu mỡ gây tắc nghẽn.
NaOH ứng dụng trong ngành dược phẩm
NaOH được dùng để sản xuất nhiều loại thuốc. Từ thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol…
NaOH ứng dụng trong ngành năng lượng
NaOH được dùng để sản xuất pin nhiên liệu dùng trong giao thông vận tải, xử lý vật liệu hoặc điện dự phòng cố định, di động. Trong nhựa epoxy (ứng dụng ở tuabin gió) cũng có thành phần NaOH tham gia.
NaOH ứng dụng trong sản xuất thực phẩm
NaOH được dùng để xử lý thực phẩm như oliu, làm nâu bánh quy kiểu Bavaria, tạo cho chúng độ giòn đặc trưng. NaOH được dùng để loại bỏ vỏ cà chua, khoai tây đóng hộp. Đồng thời cũng là một thành phần trong chất bảo quản, ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển trong thực phẩm.
NaOH xử lý nước
NaOH được thêm vào nước để kiểm soát độ chua của nước. Đồng thời loại bỏ một số kim loại nặng ra khỏi nước. Ngoài ra, NaOH cũng được dùng để sản xuất natri hypoclorit, một chất khử trùng nước.
Do có thể loại bỏ một số kim loại nặng trong nước nên NaOH cũng được dùng để xử lý nước bể bơi bị nhiễm kim loại nặng.
Tại Minchico, chúng tôi không chỉ thiết kế thi công hồ bơi tốt nhất. Mà còn xây dựng chất lượng cao, giá trị cao, độc quyền, hạnh phúc, tiện lợi, đáng tin cậy, an toàn và yên tâm.
Vậy bạn đã sẵn sàng sở hữu bể bơi chất lượng tốt nhất, sang trọng nhất, không bao giờ phải lo lắng vấn đề rò rỉ, sai sót hay phải sửa chữa liên tục chưa? Hãy liên hệ ngay với Minchico nhé!
NaOH ứng dụng trong sản xuất gỗ và giấy
Gỗ được xử lý bằng dung dịch Natri sunfua và Natri Hydroxit. Nó có tác dụng hòa tan hết vật liệu không mong muốn ở trong gỗ, để lại xenlulozo tinh khiết, tiếp tục quá trình làm giấy.
Trong sản xuất giấy, NaOH được dùng để tách mực khỏi sợi giấy. Từ đó giấy vụn cũ có thể tái sử dụng lại nhiều lần.
NaOH dùng để chế biến quặng nhôm
NaOH được sử dụng để chiết xuất alumin từ khoáng chất có trong tự nhiên. Chất này sẽ tiếp tục được dùng để sản xuất nhôm, giấy bạc, lon, dụng cụ nhôm nhà bếp, vỏ lon bia và các bộ phận của máy bay.
Tóm lại
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là gì? Trên đây là toàn bộ thông tin về Natri Hydroxit (NaOH). Do có mức độ nguy hiểm cao nên khi sử dụng ngoài thực tế hoặc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phải luôn luôn cẩn trọng, mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ an toàn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!