Rượu trái vải được lên men từ trái vải tươi có màu hồng nhạt, hương vị thơm nhẹ mùi vải, vị ngọt thanh rất dễ sử dụng với nhiều người. Không chỉ là một thức uống, rượu trái vải còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác mà chúng ta chưa biết đến, đặc biệt là chữa trị bệnh yếu sinh lý.
Lợi ích sức khỏe mà trái vải mang lại
Trái vải có tên tiếng anh là Lychee, là một loại trái cây có mùi thơm, vị ngọt được bảo phủ bởi lớp vỏ sần sùi bên ngoài và phần thịt màu trắng bên trong. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mỗi quả vải là cực kỳ cao và rất tốt cho sức khỏe.
- Cứ mỗi 100 gram vải sẽ chứa 66 calo, không có chất béo bão hòa hoặc cholesterol, ngược lại nó là chứa nhiều chất chống oxy hoa, vitamin C, chất xơ giúp nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa được những bệnh thường gặp.
- Cung cấp các thành phần như mangan, magie, đồng, sắt và folate hỗ trợ việc sản xuất máu.
- Nguồn kali có trong quả vải giúp duy trì huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
- Các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ khỏi các gốc tự do và stress oxy hóa nhằm bảo vệ khỏi bệnh thoái hóa và ngăn ngừa viêm khớp.
- Hàm lượng chất xơ và nước có trong quả vải còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Bên cạnh đó trái vải còn có công dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Tác dụng của rượu trái vải
Được lên men từ những quả vải vì vậy rượu vải vẫn giữ được những chất dinh dưỡng có lợi bên trong quả vải. Bên cạnh việc sử dụng rượu trái vải sẽ người uống tập trung cao độ khi làm việc, giúp chị em phụ nữ tươi trẻ, đẹp da khi uống, nó còn là liều thuốc giúp phái mạnh tăng cường sinh lý.
Bên cạnh đó, rượu trái vải còn mang lại một số tác dụng lớn cho cơ thể như:
- Cải thiện tình trạng yếu sinh lý: bên trong quả vải có chứa một loại enzym giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng ham muốn. Ngoài ra, các loại vitamin như vitamin B, kẽm, kaly, sắt, magie có tác dụng kích thích, kéo dài ham muốn và tăng cảm giác hưng phấn khi sử dụng.
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: sử dụng rượu vải giúp ngăn ngừa được một số bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, suy nhược cơ thể nhờ vitamin C có trong vải.
- Rượu vải có tác dụng làm giãn mạch, giảm có thắt mạch máu và động mạch hiệu quả
- Giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư nhờ hợp chất polyphenolic và proanthocyanidins giúp trung hòa các gốc tự do.
- Uống rượu vải còn giúp tăng tế bào hồng cầu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, ngăn ngừa được các vấn đề liên quan đến tuyến giáp hay bệnh thiếu máu.
Ngâm và sử dụng rượu trái vải đúng cách
Rượu vải có thể được ngâm từ vải khô hoặc vài tươi đều được. Khi chọn vải để ngâm rượu nên chọn những quả tươi, chín mọng, không sâu. Để tiết kiệm chi phí chúng ta nên mua vải khi vào mùa sẽ rẻ hơn.
Cách ngâm rượu vải khô
Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
- Vải khô khoảng 7 gram hoặc vải tươi.
- Bạch truật lê 9 gram.
- Viễn chí 9 gram.
- Dâm dương hoắc 9 gram.
- Trầm hương 3 gram
- Rượu trắng có nồng độ từ 40 độ khoảng 1 lít
- Bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Nếu sử dụng vải tươi hãy phơi khô vải dưới ánh nắng mặt trời hoặc đem vải đi sấy qua lò sấy để vải khô lại.
- Có được vải khô ta tiến hành bóc vỏ và hạt để lấy long vải.
- Đem bình thủy tinh đã chuẩn bị rửa thật sạch sau đó đem đi tráng nước sôi, phơi khô và tráng qua một lớp rượu trắng lần nữa.
- Cho vải và tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình sau đó đỏ rượu vào ngâm.
- Đậy nắp thật kín trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được.
Cách dùng rượu vải khô:
Rượu vải khô sau khi ngâm khoảng 10 ngày có thể đem ra sử dụng được. Mỗi ngày sẽ uống một chén nhỏ theo kiểu nhấp môi từ từ sẽ cảm nhận được mùi thơm dễ chịu, vị ngọt ở đầu lưỡi, hơi thanh ở cổ họng. Không nên uống rượu theo kiểu uống thành ngụm như rượu thông thường.
Cách ngâm rượu vải tươi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Vải tươi khoảng 4 ký.
- Rượu trắng có nồng độ từ 40 độ khoảng 2 lít.
- Bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Vải tươi đem mua về đem đi bóc bỏ hạt và vỏ để lấy long vải. Sau đó đem ngâm qua nước muối khoảng 2 tiếng và rửa lại nhiều lần với nước sạch. Để vải cho thật ráo nước trước khi ngâm.
- Cho hết lượng vải vừa bóc vào bình thủy tinh cùng với 4 lít rượu trắng để ngâm thành rượu vải.
- Đậy nắp bình thật kín, sau 10 ngày đem ra dùng.
Cách dùng rượu vải tươi:
- Rượu vải tươi khi dùng lạnh sẽ rất ngon và được uống sau mỗi bữa ăn.
- Rót rượu ra ly cùng với 1 ít long vải trong bình sau đó cho thêm đá lạnh vào thưởng thức sẽ mạng lại cảm giác thơm ngon, là thức uống rất phù hợp để giải nhiệt mùa hè.
Lưu ý khi ngâm và sử dụng rượu vải
Để ngâm được rượu vải ngon và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên chọn rượu có nồng độ khoảng 40 độ để long vải không bị hư khi ngâm.
- Với vải khô tuyệt đối không để nước dính vào long vải sẽ dễ gây hư hỏng trong quá trình ngâm.
- Với vải tươi nên ngâm qua nước muối pha loãng trước khi ngâm rượu sẽ giúp long vải dai hơn và không bị rữa trong thời gian ngâm.
- Có thể thêm một số loại hương liệu thảo dược như cam thảo để tăng hương vị cho rượu.
- Mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 25 – 30 ml sẽ mang lại hiệu quả cho cơ thể.
- Không nên lạm dụng rượu vải quá nhiều từ 100ml trở lên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phản tác dụng.
Rượu vải có khả năng cải thiện tình trạng yếu sinh lý và phòng chống được một số bệnh thường gặp nếu chúng ta biết cách sử dụng hợp lý và phù hợp. Một số thông tin về rượu trái vải được chúng tôi đưa ra để tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rượu trái vải để điều trị bệnh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!