Xăm mình và vẽ henna khi mang thai: nên hay không nên?

Xăm mình và vẽ henna khi mang bầu không có gì là xấu và mẹ bầu hoàn toàn có thể xăm mình. Tuy nhiên mẹ sẽ cần chú ý đến vấn đề an toàn của mẹ và thai nhi. Về cơ bản xăm sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc các vấn đề về mực xăm. Vẽ henna có độ an toàn cao hơn nhưng vẫn cần hết sức lưu ý. Để hiểu rõ hơn mời ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây!

Mang bầu có nên xăm mình không?

Tốt nhất là các chị em không nên đi xăm khi đang mang thai. Trên thực tế các thợ xăm đều từ chối xăm cho phụ nữ có thai.

Dưới đây là những lý do tại sao xăm mình khi mang thai không an toàn:

  • Đôi khi, có một vài khách hàng có bầu thường bị xỉu hoặc bất tỉnh. Và hầu hết các thợ xăm thì đều không được đào tạo để xử lý trường hợp bà bầu bị ngất xỉu khi xăm mình.
  • Kim xăm rất sắc và có thể gây sốc, vì vậy không nên xăm khi mang thai vì lúc này làn da của mẹ rất nhạy cảm. Các trường hợp căng thẳng bất thường trong thai kỳ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Hiện vẫn chưa rõ xăm hình có gây ra mức độ căng thẳng này hay không, nhưng tốt nhất là để giữ an toàn mẹ không nên xăm trong thời gian này.
  • Mực xăm có thể được hấp thụ một phần vào cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ về sự ảnh hưởng của mực xăm đến thai nhi.

Khi mang thai, cách mẹ cảm nhận về cơ thể và hình ảnh cơ thể có thể thay đổi. Mỗi một hành động, việc làm của mẹ khi mang thai mà bác sĩ không khuyến khích đều ảnh hưởng đến em bé sau này.

Bà bầu có nên xăm mình khi mang thai không?

Bà bầu có nên xăm mình khi mang thai không?

Ngoài ra, da của mẹ bầu sẽ căng ra khi mang thai và mẹ có thể tăng cân. Vì vậy, sau khi sinh em bé và giảm cân, hình xăm của mẹ có thể thay đổi. Sẽ hợp lý hơn nếu mẹ đợi sau sinh để đi xăm mình.

Nếu mẹ đang cho con bú, nên đợi đến khi con cai sữa hoàn toàn để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng ở người mẹ chỉ là chuyện nhỏ, nhưng sẽ nguy hiểm nếu nhiễm trùng truyền cho con qua đường sữa mẹ.

Nếu mẹ vẫn quyết định đi xăm trong khi mang thai, hãy chọn một tiệm xăm mà nhân viên có đeo găng tay, sử dụng kim dùng một lần vô trùng và thiết bị sạch sẽ đã được khử trùng.

Nếu thiết bị đã qua sử dụng và bị bẩn, mẹ sẽ có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C hoặc HIV.

Mời ba mẹ tham khảo:

  • Các phương pháp làm đẹp tự nhiên cho bà bầu
  • Nguy hiểm tiềm ẩn khi bà bầu tắm nước nóng
  • Mẹo trang điểm dành cho mẹ bầu

Mang bầu có nên vẽ henna không?

Việc vẽ henna khi mang thai có an toàn hay không phụ thuộc vào loại mực henna mẹ sử dụng. Mẹ cần chọn lọc kỹ càng để chắc chắn rằng sản phẩm đó an toàn, đặc biệt nếu muốn dùng henna để nhuộm da trong khi mang thai.

Bà bầu vẽ henna nghệ thuật

Bà bầu vẽ henna nghệ thuật

Henna tự nhiên, chỉ có nguồn gốc từ thực vật và không có hóa chất bổ sung sẽ an toàn để sử dụng trên tóc hoặc trên da của bà bầu.

Loại thuốc này có màu nâu và không gây hại, thường được đề xuất thay thế thuốc nhuộm tóc hóa học trong khi mang thai. Henna không giữ được màu tóc lâu, và cũng chỉ có sẵn một số màu nhất định.

Cây henna tự nhiên để sử dụng làm thuốc nhuộm da thường được trộn với nước chanh và tinh dầu. Và điều mẹ cần làm là kiểm tra xem các loại tinh dầu được sử dụng có an toàn trong thai kỳ không.

Phải mất hơn vài giờ để trên da thì henna mới có tác dụng và lưu lại một vết màu cam nâu. Hình vẽ henna giữ được khoảng từ một đến ba tuần.

Tuy nhiên, henna đen có chứa một loại thuốc nhuộm gọi là para-phenylenediamine (PPD), có thể gây viêm da và phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy loại thuốc này không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

PPD được sử dụng như một thành phần trong thuốc nhuộm tóc. Tuy nhiên, việc thêm PPD vào các sản phẩm để sử dụng trực tiếp trên da là bất hợp pháp, mặc dù nó được bắt gặp khá nhiều trong các lễ hội và sự kiện lớn, nhất là ở Ấn Độ.

Henna đen có thể khiến mẹ bầu đau trong thời gian ngắn và làm hỏng làn da về lâu dài cũng như có thể làm làn da nhạy cảm với các sản phẩm khác có chứa PPD. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ có nguy cơ bị dị ứng với các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc trong tương lai.

Nếu mẹ đã từng xăm henna đen và da bị ngứa hoặc đau, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Luôn đọc thông tin trên bao bì trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để nắm rõ thành phần và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Kiểm tra sản phẩm cẩn thận để đảm bảo đó là henna tự nhiên, đặc biệt nếu sử dụng để nhuộm da. Henna tự nhiên có màu nâu tinh khiết, tác dụng lâu và giữ được trong vài tuần. Henna đen có màu đen tuyền, tác dụng kéo dài khoảng một tuần và không an toàn, đặc biệt là với bà bầu.
  • Nếu không chắc chắn sản phẩm có phải là henna tự nhiên hay không thì mẹ không nên sử dụng.
  • Khi mẹ gập người hoặc duy trì một tư thế trong lúc vẽ henna có thể khiến mẹ cảm thấy không thoải mái. Nếu mẹ cảm thấy chóng mặt, hoặc khó thở cần dừng lại ngay.
  • Đừng duy trì nhiệt độ trong phòng cao để có màu henna đậm hơn. Không gian quá nóng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và tăng huyết áp.

Nguồn:Babycenter