Bàng Singapore là loại cây trồng rất dễ chịu và đặc biệt phù hợp với khí hậu nước ta. Tuy nhiên, đôi khi cây cũng vướng phải một vài bệnh nhỏ gây ảnh hưởng đến sức sống và thẩm mỹ của chúng. Thật tồi tệ, nếu như cây bàng singapore của bạn xuất hiện những đốm nâu trên nền lá xanh tươi, đầy sức sống. Vậy trước hết, bạn nhất định phải biết nguyên nhân gây ra những đốm nâu “xấu xí” này; sau đó mới có được phương pháp điều trị đúng cách. Có 4 nguyên nhân gây ra các đốm nâu trên lá bàng Singapore, trước hết, bạn cần kiểm tra xem lá cây của bạn có những dấu hiệu nào sau đây:
- Những đốm nâu bắt đầu từ mép lá hay ở giữa lá?
- Chúng có màu nâu đậm hay nâu nhạt?
- Lá có nhiều đốm nâu hay một vùng nâu lớn?
- Đốm nâu xuất hiện trên lá già hay trên các lá non gần ngọn?
Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, bạn hãy tìm hiểu về 4 nguyên nhân dưới đây cũng cách phòng trị cụ thể bên dưới.
1 Nhiễm nấm do thối rễ
- Lá đốm nâu là do nhiễm nấm từ rễ. Lượng nước tưới quá nhiều cùng quá trình thoát nước kém gây ra hiện tượng thối rễ; lây lan từ rễ đến lá cây.
- Với những lá bị nhiễm nấm, chúng sẽ chuyển từ màu xanh sang nâu và rụng dần.
Những lá bị đốm nâu do nhiễm nấm từ rễ; khi kiểm tra sẽ thấy rễ có màu nâu, nhão. Bạn nên loại bỏ các rễ và lá bị hư.
Cách điều trị:
- Đảm bảo độ thoát nước của đất trong chậu cây bàng Singapore.
- Đảm bảo lượng nước vừa đủ cho cây; tránh tưới quá nhiều gây úng và thối rễ.
- Nếu trên lá có một vài đốm nâu, nên để cây khô trong 2 tuần giúp rễ hồi phục; loại bỏ lá hư và đem cây ra nơi có đủ ánh sáng mặt trời.
- Nếu lá bị thiệt hại quá nhiều và lan rộng; nên cắt bỏ lá; cắt các rễ nâu, nhão và đem trồng vào đất.
- Sử dụng một số chất kích thích sinh học tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch của cây.
2 Nhiễm trùng do vi khuẩn
- Nhiễm trùng do vi khuẩn là một loại bệnh rất khó điều trị. Các đốm trên lá có màu nâu nhạt hơn so với bệnh đốm lá do nhiễm nấm.
- Bệnh đốm lá do vi khuẩn tấn công cả lá già và lá non. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những chiếc lá non có hiện tượng còi cọc, vàng và xuất hiện đốm nâu.
- Đốm do vi khuẩn thường xuất hiện ở bất cứ đâu trên lá, mép lá,hoặc cuống lá.
- Khi bị thối rễ, lá vẫn có màu xanh đậm với các đốm nâu; nhưng khi cây bị nhiễm khuẩn, ngoài các đốm nâu thì màu sắc lá sẽ hơi ngã vàng, lá rụng.
*Cách điều trị:
- Khi cây bị đốm nâu do vi khuẩn, bạn cần điều trị càng sớm, càng tốt trước khi bệnh lây lan. Cách xử lý tương tự như điều trị thối rễ; đảm bảo được độ thoát nước của đất; lượng nước tưới phù hợp cũng như đem cây ra nơi có ánh sáng mặt trời.
- Nếu đốm nâu ít, bạn hãy cắt bỏ các lá bị nhiễm bệnh; trồng lại vào đất mới; không có mầm bệnh và tơi xốp.
- Tuy nhiên, nếu cây có hơn 50% lá bị ảnh hưởng bởi các đốm nâu và tình trạng lan rộng, tốt nhất nên xem xét việc loại bỏ và thay thế bằng một cây mới.
3 Lá cây bị khô do thiếu nước
- Lá khô do thiếu nước rất dễ nhận biết; thường là một vùng lá khô không sức sống, màu nâu nhạt ở rìa lá.
- Nguyên nhân do cây không nhận được lượng nước đủ để sinh trưởng; môi trường đất quá khô, thiếu độ ẩm,…
*Cách xử lí:
- Nên đặt cây ở nơi có nhiều độ ẩm, hoặc tạo độ ẩm cho cây.
- Tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ lượng nước để cây hấp thụ.
4 Lá bị đốm nâu do côn trùng
- Hiện tượng lá bị đốm do côn trùng thường rất ít phổ biến. Thường xuất hiện các đốm đen nhỏ làm hỏng lá cây; các vệt trắng hoặc xám bám trên lá.
*Cách điều trị:
- Thường xuyên lau sạch các lá cây, tránh tạo điều kiện để côn trùng bám vào.
- Sử dụng các sản phẩm sinh học để xịt lên lá, loại bỏ côn trùng.
Hy vọng, với những thông tin trên; bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để giữu cho chậu bàng singapore của mình được xanh tươi, đầy sức sống.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!