Khám Phá Bí Mật Làm MỒI CÂU CÁ DÌA Đơn Giản Hiệu Quả

Đi câu cá là thú vui lành mạnh được nhiều người yêu thích. Những con cá cứ vờn quanh miếng mồi của người thợ câu tạo cảm giác sảng khoái như đang đùa giỡn và đấu với nhau xem ai thắng ai thua.

Những buổi câu cá như thế thật sự thú vị, nên hôm nay bật mí một số bí quyết câu dìa hiệu quả để giúp bạn câu cá thành công hơn.

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Dìa

Cá dìa là loài cá sống theo bầy đàn và có địa điểm sinh trưởng khác nhau. Lúc nhỏ, cá dìa thường tập trung sống tập trung tại các vũng đầm phá ở cửa sông, đến khi lớn chúng sẽ bơi ra biển và sinh sống ở các ghềnh đá, bãi san hô.

Cá dìa thường tập trung ở vùng biển miền Trung. Xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm, hoạt động kiếm ăn diễn ra mạnh vào ban đêm.

Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài phù du, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ.

Mồi Câu Cá Dìa

Mồi câu hiệu quả đối với cá dìa thường dùng là mực, tôm chết đã bóc vỏ, tôm sống, Để mồi câu cá dìa trở nên hấp dẫn hơn bạn cần bỏ thính câu vào để tạo thêm độ hấp dẫn cho mồi câu.

Mồi bã gồm tôm khô ‘loại nhỏ”, bạn ngâm nước nóng để cho chúng nở ra rồi trộn với chạp mắm, bột rang cho thơm, bộ kết dính. Trộn tất cả chúng lại với nhau cho đều là dùng được.

Bên cạnh đó, cá dìa còn là loài hay sinh sống ở nước lợ nên mồi câu nên có sự đặc biệt. Ngoài những loại mồi trên, chúng ta có thể dùng tôm giã nhuyễn cua giã nhuyễn hoặc ruốc để làm mồi câu cá dìa khá hiệu quả.

Cách khác có thể dùng cơm trắng có thể hoặc trộn ruốc, cá, bóp nhuyễn “nhưng đừng nhuyễn quá, phải có độ rời và vỡ tơi khi giật” bóp kín vào lưỡi rường.

Cách Câu Cá Dìa

Câu cá dìa có thể dùng cả cần câu tay và cần câu máy. Tùy theo kích cỡ mà bạn muốn câu cá dìa hiệu quả mà bạn nên chọn loại cần câu có công suất phù hợp.

Câu đáy: Cách này rất hiệu quả, thả lưỡi và mồi tới đáy, canh cước cho vừa căng cong gié câu.

Khi cá ăn, gié sẽ rung, ta chỉ cần giật mạnh là cá sẽ bị đóng vào miệng, có thể cá bị dính từ 1 đến 2 đao – lưỡi, ta giữ cần đề cá bị đuối rồi thu cước, bắt cá, bước này rất quan trọng, bắt được cá hay không phụ thuộc vào kinh nghiệm của người câu.

Câu lửng: Độ sâu của lưỡi và mồi câu tùy thuộc vào tầm ăn của cá, căn cứ vào đó mà ta canh cước câu.

Đối với cách câu này, khi cá ăn rung gié, ta nên hạ đâu cần, lưu ý tùy theo độ nặng của lười và mồi mà ta tính toán độ rơi so với nước để hạ nhanh hay chậm, bởi đặc điểm của cá dìa rất tham ăn, thường chúi đầu xuống để theo mồi mà ta làm động tác này, đặc biệt là rất hiệu quả với cá dìa nâu.

Kinh Nghiệm Câu Cá Dìa

Cá Dìa là loại cá miệng rất nhỏ, thức ăn chủ yếu là loại thực dưới đáy biển, để câu được loại cá này, nếu dùng lưỡi câu đơn thì dùng loại lưỡi rất nhỏ, vì mỏ con cá nó rất nhỏ, nếu dùng loại lưỡi đơn thù mồi câu chủ yếu là con tép.

Để câu được cá Dìa hiệu quả đa số các cần thủ dùng lưỡi lục, hoặc lưỡi chùm tự chế, nếu dùng loại lưỡi này thù dùng rong biển để câu.

Cách Câu Cá Dìa Biển Gần Bờ

Thường dùng cần tay “Cần đơn” dài từ 5 mét đến 10 mét “Tùy vào khu vực câu” mà chọn cần cho phù hợp. Lưỡi câu dùng lưỡi chùm tự chế, hoặc mua lưỡi lục “loại 8 lưỡi hoặc 6 lưỡi”.

Mồi câu chủ yếu dùng rong biển, rong biển dùng dây bó vào bên trong lưỡi chùm, khi cá ăn thì giật cá dính chủ yếu vào thân và vay của con cá.