Tại các vùng quê trên khắp nước ta, cào cào châu chấu là loại động vật quen thuộc. Trẻ con nông thôn thường bắt cào cào để chơi, nuôi chim hoặc có thể nướng ăn. Vậy các đặc điểm của con cào cào và con châu chấu chúng như thế nào?.
Cào cào gần giống với châu chấu, gây nguy hại cho nhiều loại hoa màu và sản lượng nông sản trên các cánh đồng. Đây là loại côn trùng có hại với nhà nông. Cùng tìm hiểu các kiến thức chi tiết mà Trại chó mèo chia sẻ về cào cào châu chấu trong bài viết dưới đây nhé!!!
Cào cào, châu chấu là con gì?
Cào cào và châu chấu là 2 loại côn trùng khác nhau người ta vẫn hay nhầm lẫn gọi chung chúng là 1. Số lượng cá thể châu chấu nhiều hơn gấp rất nhiều lần cào cào trong tự nhiên. Tuy nhiên chúng vẫn được gọi chung tên là cào cào để nói chung về loại côn trùng quen thuộc này.
-
Con cào cào:
Cào cào có tên tiếng Anh là Grasshopper thuộc loại đa thực. Loài côn trùng này xuất hiện nhiều ở các quốc gia nông nghiệp như: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.. những nước mà trồng nhiều lúa nước, ngô, mía…
Cào cào có tới 2.400 chỉ với 11.000 loài và 5 họ chính: Acrididae, Eumastacidae, Tanaoceridae, Tetrigidae, Tridactylidae trong đó Acrididae là họ đặc trưng nhất.
Đặc điểm con cào cào
Cào cào là loại côn trùng có kích thước nhỏ hơn châu chấu. Một con trưởng thành cào cào có chiều dài khoảng từ 40 – 45mm và con cái sẽ to hơn con đực một chút. Cào cào có màu xanh như màu lá lúa. Khi mới sinh thì chúng có màu như lá mạ non, càng trưởng thành thì màu da, cánh càng chuyển đậm, có thể chuyển sang xanh vàng hoặc nâu.
Trên đầu của loài côn trùng này có cặp râu mảnh như sợi chỉ. Cặp mắt to trong được đặt cân đối hai bên đỉnh đầu. Phía bên mắt kép, cào cào có hai sọc nâu kéo dài. Phần lưng ở đốt bụng ở những con cào cào cái có dạng gai giúp thuận tiện trong quá trình sinh sản.
Đặc điểm ngoại hình con châu chấu
Cào cào và châu chấu thường được gọi chung tên là “Cào Cào” nhưng chúng nhau về ngoại hình. Chúng đều là những côn trùng có cánh cứng, ăn lá và tương đồng về các bộ phận trên cơ thể. Có thể phân biệt cào cào với châu chấu qua một số đặc điểm như:
- Cào cào có phần thân dẹt và nhỏ gọn hơn so với châu chấu. Trong khi châu chấu mập mạp và cân đối hơn.
- Phần đầu của cào cào nhọn, nhỏ còn đầu của châu chấu thì to, tròn hơn
- Cánh cào cào có màu xanh mướt, trông mịn màng hơn so với cánh của châu chấu.
- Phần bắp đùi của cào cào cũng thanh mảnh hơn. Châu chấu lại có cặp càng to khoẻ, săn chắc hơn.
Thân dài 3-4 cm, màu lục vàng hoặc vàng nâu bóng. Đầu hình tam giác tù, râu dạng sợi ngắn và mảnh, mắt kép to có một vệt dọc màu nâu sẫm chạy suốt hai bên lưng ngực. Lưng dài hơn đầu, bụng có ngấn. Hai cánh dày phẳng, kéo dài quá bụng. Hai chân sau to, có khả năng nhảy xa.
Đặc điểm sinh học chung của cào cào và châu chấu
Dù là lớp côn trùng nhỏ nhưng cào cào và châu chấu có hệ tiêu hoá và hệ bài tiết khá đầy đủ với ruột trước, ruột sau và ruột giữa. Chúng có hệ thần kinh được kiểm soát bởi các hạch phân bố theo nhiều đoạn, tập trung nhiều nhất ở não bộ. Cào cào và châu chấu không giao tiếp bằng miệng mà chúng truyền tín hiệu cho nhau thông qua hệ thần kinh.
Về đặc điểm sinh học, cào cào và châu chấu cái sống lâu hơn con đực. Một con cào cào, con châu chấu trưởng thành có thể sống được trong khoảng 2 tháng. Chúng sẽ giao phối với nhau sau khoảng từ 5 – 40 ngày sau khi trưởng thành. Sau khoảng 20 ngày nữa thì chúng đẻ trứng. Mỗi con cái có thể đẻ đến 3 ổ trứng với số lượng khoảng từ 10 – 120 quả/ổ. Cào cào thường chọn những nơi đất ẩm, xốp, nhiều cỏ dại, ánh nắng hoặc những vùng đất pha cát để đẻ trứng.
Ngay từ khi là cào cào và châu chấu non, loài côn trùng này đã bắt đầu gây hại cho nông sản, mùa màng của người nông dân. Trong lịch sử đã nghi nhận rất nhiều thảm họa tàn phá về loài côn trung này.
Đặc điểm sinh sản chung của cào cào châu chấu
Như các loại côn trùng khác, cào cào, châu chấu cần sinh sản để duy trì nòi giống. Khi giao hợp, cào cào, châu chấu đực sẽ đậu lên trên thân con cái, chèn bụng mình vào phần bụng mở rộng của con cái để truyền tinh trùng vào ống dẫn trứng của con cái.
Trứng cào cào, châu chấu
Sau khi con đực giao phối với con cái, cào cào và châu chấu mẹ sẽ đẻ ra trứng ở những vùng đất ẩm trong các lỗ được đào sâu từ 2 – 10cm. Để bảo vệ trứng tránh bị thất lạc và bảo vệ đàn con của mình, con cái sẽ tiết nước bọt để bao phủ quanh chỗ trứng vừa đẻ.
Ấu trùng cào cào, châu chấu
Tuỳ vào nhiệt độ của đất mà khoảng từ 10 – 20 ngày sau thì trứng cào cào và châu chấu sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng có hình dáng khá giống với các con trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ các bộ phận trên cơ thể. Để tiến đến giai đoạn cận trưởng thành, chúng sẽ đi qua 5 lần lột da và ăn rất nhiều, rất phàm ăn
Cận trưởng thành của cào cào châu chấu
Trong giai đoạn cận trưởng thành, cánh của cào cào chưa thực sự đầy đủ. Đây chính là giai đoạn chúng ăn nhiều thực vật và có hại cho ùa màng nhất.
Giai đoan trưởng thành của cào cào châu chấu
Cào cào trưởng thành hoàn thiện đầy đủ về các bộ phận và chức năng trên cơ thể. Tuy nhiên, thời gian sống của chúng cũng sẽ không kéo dài bao lâu nữa.
Con cào cào, châu chấu ăn gì?
Cào cào ăn cỏ, lá cây và chúng đặc biệt thích ăn các loại hoa màu, nông sản như ngô, khoai, sắn, lá lúa, hạt lúa… và chính là ‘khắc tinh’ của nhà nông làm giảm, gây hại đến năng suất cây trồng. Mỗi ngày, cào cào có thể tiêu thụ lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể của chúng.
Cào cào, châu chấu có gây hại không?
Cào cào gây hại cho nông sản của người nông dân. Sức phá huỷ lớn của chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng hoa màu. Cào cào thường sống theo từng đàn rồi kéo đến các khu ruộng, tấn công lá, hạt nông sản. Chúng ăn khuyết để lại mỗi gân lá, cắn đứt bông lúa gây tình trạng hạt lép. Những nơi có bị đàn cào cào bay qua, đồng ruộng trở nên xơ xác.
Để phòng trừ cào cào gây hại cho mùa màng, người nông dân có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Cày xới đất mỗi mùa mưa để phá huỷ các ổ trứng mà cào cào sinh sản
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang cây cỏ
- Dùng vợt để bắt từng đàn cào cào
- Dùng thuốc trừ sâu để phòng trừ cào cào ngay từ khi chúng còn non.
Mua – bán cào cào để làm gì?
Mặc dù gây hại cho nông sản nhưng cào cào cũng là một loài côn trùng được ưa chuộng, nuôi trồng khoa học để làm thức ăn cho chim hoặc chế biến thành món ăn.
Cào cào là loại thực phẩm không thể thiếu với nhiều loài chim, đặc biệt là chích chòe than. Nếu không có cào cào, choè than sẽ chán nản và lười ăn.
Cào cào châu chấu người có ăn được không?
Ngoài ra, cào cào châu chấu rang còn là một món đặc sản, món nhậu được nhiều người yêu thích. Cách làm món ăn này cũng vô cùng đơn giản:
Cào cào rang lá chanh:
- Cào cào mua về, dội qua nước sôi, bỏ phần cẳng nhỏ, giữa lại cẳng trên.
- Trần qua cào cào trong nước muối, lá chanh rồi đổ ra nước lạnh, để ráo.
- Ướp cào cào đã trần sơ với gia vị: muối, hạt nêm, mì chính, nước mắm, ớt trong khoảng 15 phút cho ngấm gia vị
- Cho cào cào đã ướp lên bếp rang với một chút nước dưa muối đến khi cạn thì cho thêm dầu, đảo đền đến khi chín giòn, vàng ươm rồi cho thêm một chút lá chanh thái nhỏ vào đảo qua là có thể thưởng thức.
Cách làm cào cào bằng lá dừa trong dân gian
Làm cào cào từ là một thú chơi từng được trẻ em yêu thích thời xưa. Đây cũng là một trong những bộ môn nghệ thuật tạo hình thú vị. Cách làm loại đồ chơi này cũng vô cùng đơn giản:
Chuẩn bị: là dừa còn non, dao, kéo
Cách làm:
- Bước 1: Dùng kéo cắt bớt khoảng 5cm phần đầu nhọn lá dừa rồi lấy dao tách dọc 1 nửa phần lá với phần gân lá dừa.
- Bước 2: Gập đôi phần gân lá lên trên một cách nhẹ nhàng, tránh làm gãy gân.
- Bước 3: Uốn một bên lá thành hình tròn nhỏ rồi vòng qua đầu gân vừa được gấp để tạo hình đầu con cào cào. Làm tương tự với phần lá đối xứng.
- Bước 4: Tiếp tục làm lần lượt hai bên lá như vậy cho đến khi gần hết lá, chỉ chừa 1 đoạn khoảng 3-4 cm để làm râu.
- Bước 5: Kéo phần gân lá về phía sau để phần đầu gọn gàng và trở nên chắc chắn hơn.
- Bước 6: Với phần nửa lá còn lại, dùng kéo cắt lá thành 3 phần gần sát lá và không đứt hẳn rồi lấy phần lá thứ 2 vừa cắt, đút vào lỗ gần sát đầu để tạo hình cánh.
- Bước 7: Phần lá thừa sẽ đút vào lỗ nhỏ ở trên đầu để tạo hình cho râu cào cào.
Lời kết
Cào cào, châu chấu là một loại côn trùng gây hại cho mùa màng nhưng nếu biết tận dụng, chúng lại trở thành một loài vật có ích. Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có thêm nhiều kiến thức về cào cào.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!