Xin chào bác sĩ! Em đã lấy chồng được hơn 1 năm mà chưa sinh con. Em đi canh trứng nhưng tháng nào bác sĩ cũng nói trứng lép, cho tiêm thuốc kích trứng. Trứng lép có thai được không bác sĩ? Có phải rất khó có con không ạ? Mong được bác sĩ giải đáp sớm! Em xin cảm ơn (Vy Oanh – Hà Nội)
Bạn Vy Oanh thân mến!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Vấn đề bạn băn khoăn về trứng lép có thai được không? Chúng tôi xin được tư vấn, giải thích bằng bài viết dưới đây.
Trứng lép là gì?
Bạn đã kết hôn được 1 năm, không áp dụng phương pháp tránh thai vẫn chưa có con, thì được xem là vô sinh hiếm muộn. Trong Y học, không có từ trứng lép, chỉ là từ được dùng để chỉ tình trạng trứng không phát triển nên không thể phóng noãn và thụ tinh với tinh trùng để phát triển thành thai nhi.
Ở một số chị em, có những chu kì kinh nguyệt không phóng noãn – không có trứng trưởng thành, không có hiện tượng rụng trứng (thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi, trong giai đoạn tiền mãn kinh, quá lo lắng, căng thẳng…)
Hiện nay, y học có thể can thiệp trường hợp trứng lép bằng phương pháp kích trứng. Người bệnh sẽ được tiêm thuốc để kích thích buồng trứng hoạt động, khiến các nang noãn phát triển và thúc đẩy quá trình rụng trứng. Khi trứng rụng mới xảy ra hiện tượng giao phối với tinh trùng, hình thành nên các bào thai.
Với trường hợp của bạn đã sử dụng kích trứng không thành công, có thể nguyên nhân do cơ thể bạn không dung nạp được thuốc, khiến thuốc không có tác dụng hoặc tình trạng trứng lép của bạn quá nặng, khiến nang noãn khó lòng phát triển. Ngoài ra, trứng có phát triển nhưng không rụng, hoặc có rụng nhưng do người nữ mắc bệnh lý nào khác nên không thể thụ thai được hoặc nguyên nhân có thể đến từ chồng. Do đó, bạn nên kiểm tra lại tại các cơ sở sản khoa uy tín để tìm giải pháp phù hợp. Trường hợp xấu nhất, có thể bạn phải dùng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguyên nhân dẫn tới Trứng lép có thai được không
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhiều chị em bị trứng lép, vô sinh hiếm muộn. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, rối loạn nội tiết, phụ nữ tiền mãn kinh, chế độ sinh hoạt, ăn uống… Các trường hợp liên quan bẩm sinh thì việc chữa trị bằng phương pháp kích trứng khó mà đem lại hiệu quả.
Phụ nữ tuổi dậy thì
Khi con gái bước vào giai đoạn dậy thì, buồng trứng chưa được phát triển hoàn chỉnh, dễ dàng gặp phải tình trạng trứng lép. Ở độ tuổi này thì các cơ quan sinh dục mới đi vào hoạt động, chưa ổn định trong đó có tuyến yên, buồng trứng nên chưa thể thúc đẩy nang noãn phát triển, khiến trứng trưởng thành được.
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh
Khi phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng là lúc buồng trứng bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, hoạt động kém hiệu quả. Số lượng trứng lúc này đã giảm đáng kể, chất lượng gần như không còn đảm bảo. Bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng đã yếu dần, hormone sinh dục không được dồi dào nên ảnh hưởng tới quá trình phát triển buồng trứng, trứng lép đi trông thấy.
Do rối loạn nội tiết ở nữ giới
Thiếu hụt hormone estrogen cũng ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng. Khi hormone này bị thiếu hụt, sẽ làm cản trở sự phát triển và phá vỡ vỏ ngoài của nang noãn, có thể gây ra hiện tượng suy buồng trứng.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Hiện tượng trứng nhỏ, lép có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thiếu điều độ của chị em phụ nữ. Khi ăn uống thiếu chất, thể trạng yếu dẫn đến các cơ quan không đủ sức khỏe để hoạt động, đặc biệt là buồng trứng. Lúc này, buồng trứng thiếu các điều kiện cần và đủ để hoạt động, dần dần trứng sẽ nhỏ hoặc lép.
Độ tuổi
Khi bước sang tuổi 30, chất lượng trứng của phụ nữ thường sẽ giảm, có thể nguyên nhân do cơ thể lão hóa hoặc nội tiết giảm. Nếu kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình nuôi dưỡng trứng, phóng noãn và khiến kích thước trứng không đạt như mong muốn.
Tâm lý
Căng thẳng, lo âu, áp lực… có thể khiến kích thước trứng không thể phát triển như mong đợi. Bởi lẽ, nó sẽ ảnh hưởng tới hormone sinh dục trong cơ thể phụ nữ. Do đó, để trứng phát triển bình thường, chị em nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Những dấu hiệu nhận biết trứng lép không thể bỏ qua
Vô kinh
Khi trứng bị lép, không rụng chị em dễ gặp phải tình trạng vô kinh, hiện tượng không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên. Trứng lép hay trứng không đủ kích thước để rụng, không có hiện tượng bong niêm mạc tử cung, không có kỳ “dâu”. Những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ, nếu thấy hiện tượng mất kinh liên tục nhiều tháng thì nên cảnh giác, có thể nội tiết bị ảnh hưởng, làm trứng không rụng và vô kinh.
Thống kinh – dấu hiệu trứng lép
Nếu đến kỳ kinh mà chị em xuất hiện hiện tượng đau bụng thì hãy cẩn thận, rất có thể nó là triệu chứng bất ổn của cơ quan sinh sản. Bởi lẽ, các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ liên quan mật thiết với nhau nên nếu hoạt động của buồng trứng không trơn tru thì chị em sẽ thấy đau bụng dưới.
Rối loạn kinh nguyệt
Những người bị trứng lép thường hay có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em nên tới các cơ sở y tế thăm khám, để tìm ra nguyên nhân, giải pháp kịp thời. Bởi lẽ chu kỳ kinh nguyệt là thước đo sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Các dấu hiệu bất thường này sẽ khiến quá trình thụ thai gặp rắc rối.
Dịch âm đạo bất thường
Như chị em đã biết, trứng lép là do trứng không phát triển khi hormone sinh dục nữ không tác động tới sự phát triển của trứng hoặc thiếu hụt hormone sinh dục nữ khiến cho trứng không phát triển. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng tới sự tiết dịch nhầy của âm đạo. Khi có sự thay đổi bất thường ở cơ quan sinh dục, dịch nhầy cũng bị ảnh hương. Do đó, nếu dịch nhầy âm đạo có màu vàng, đục, mùi khó chịu thì chị em nên đi khám để sớm tìm ra nguyên nhân, hướng chữa trị đúng đắn.
Vì sao trứng lép lại khó thụ thai?
Số lượng, chất lượng trứng ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của phụ nữ. Thông thường phụ nữ ở độ tuổi 15 – 25 có cơ hội thụ thai tới 40% trong mỗi chu kỳ. Trên 40 tuổi thì tỷ lệ này giảm còn 25% và số lượng trứng sẽ ít dần và kém đi theo số tuổi cao.
Trứng lép là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu vô sinh hiếm muộn, bởi:
- Trứng lép là trứng không phát triển, ít khi xảy ra hiện tượng rụng trứng nên sẽ khó gặp gỡ được tinh trùng để thụ tinh, tạo thành thai nhi.
- Nếu thai nhi được hình thành từ trứng kém chất lượng thì sẽ dễ xảy ra tình trạng sảy thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Bị trứng lép nên làm gì?
Khi có dấu hiệu trứng lép, các chị em nên đi khám và làm theo sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bổ sung thêm 1 số thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống để được hỗ trợ điều trị tốt hơn:
Bổ sung trứng vào thực đơn ăn uống
Trứng có chứa vitamin D, một loại dưỡng chất tốt cho quá trình sinh sản của phụ nữ, có khả năng cải thiện chất lượng trứng. Ngoài ra, lượng vitamin B12 từ trứng giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Súp lơ xanh là nguồn folate phong phú
Súp lơ xanh có chứa axit folic chống oxy hóa, canxi, vitamin C…nên sẽ giúp bảo vệ thai nhi. Đồng thời, chất này giúp ngăn chặn các dị tật bẩm sinh, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển nang trứng.
Bổ sung chất béo omega 3
Theo các bác sĩ sản khoa, omega 3 có tác dụng cân bằng hormone, cải thiện chất lượng trứng. Chất béo omega 3 thường có trong các loại cá, hàu, trứng, hạt óc chó, hạt lanh, sữa, rau chân vịt…
Giữ cho mình tâm trạng thoải mái
Tâm trạng thoải mái cũng là cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng trứng lép. Bằng cách thư giãn bên bạn bè, tập luyện thể thao, nghe nhạc, xem phim… sẽ giúp bạn tránh các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Cơ thể khỏe mạnh, tâm trí thảnh thơi thì các cơ quan trong cơ thể mới phát triển bình thường.
Phương pháp điều trị trứng lép
Có khá nhiều phương pháp để điều trị trong trường hợp trứng lép, trứng kém chất lượng. Theo các bác sĩ sản khoa Thu Cúc, có các giải pháp sau:
- Nếu trường hợp trứng lép gây ra hiện tượng vô sinh hiếm muộn, bác sĩ sẽ dùng biện pháp kích trứng. Khi trứng đạt độ lớn sẽ phóng noãn để tăng cơ hội thụ thai, tỷ lệ thành công phụ thuộc vào từng người.
- Trường hợp suy buồng trứng, nang noãn không phát triển thì sẽ được yêu cầu bổ sung nội tiết tố để kích thích hoạt động của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ lệ này cũng cho kết quả 100%.
- Nếu 2 biện pháp trên vẫn không có hiệu quả, bác sĩ sẽ bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) để trứng và tinh trùng gặp nhau, tăng cơ hội thụ thai.
- Nếu IUI không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang phương pháp IVF (kích trứng nhưng liều cao) để tăng tỷ lệ thụ thai.
- Trường hợp xấu nhất, người bệnh không đáp ứng được thuốc, trứng không phát triển thì bắt buộc bạn sẽ phải xin noãn để thụ tinh trong ống nghiệm.
Video đề xuất
Tin liên quan
- 14 tuổi có thai được không? Tỉ lệ có thai khi xuất ngoài
- Có thai ăn rau tần ô được không
- Có thai uống nước yến được không
- Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!