Sốt nóng lạnh là triệu chứng bệnh lý rất phổ biến hiện nay, gặp ở mọi lứa tuổi. Đôi khi tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy sốt nóng lạnh có nguyên nhân là gì và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!
Tổng quan sốt nóng lạnh
Sốt nóng lạnh là hiện tượng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên một cách bất thường và người bệnh có cảm giác lạnh trong người. Tình trạng này do các tác nhân gây bệnh hoặc tự miễn đã khiến cho cơ thể phản ứng lại và loại bỏ các tác nhân ra bên ngoài. Người bệnh sẽ có triệu chứng là cảm thấy lạnh vào lúc đầu, rồi sau đó là thân nhiệt sẽ ổn định và có dấu hiệu tăng cao lên.
Nguyên nhân gây ra sốt nóng lạnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sốt nóng lạnh, có thể là bệnh lý hoặc chri là sinh lý bình thường. Trong đó phải nhắc đến 2 nguyên nhân cơ bản sau:
Do yếu tố thời tiết
- Thời tiết giao mùa làm nhiệt độ môi trường xung quanh bị thay đổi đột ngột sẽ dẫn tới những phản ứng khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược và có biểu hiện sốt nóng lạnh.
- Do trúng phải những luồng gió lạnh từ môi trường bên ngoài tác động vào sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột và dẫn đến sốt nóng lạnh đau đầu.
Phản ứng tự nhiên của cơ thể
Tình trạng sốt nóng lạnh thường gặp nhất trong việc cơ thể bạn đẩy lùi các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể đối với một số tình huống bệnh lý. Và để có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân người bệnh cần kiểm tra xem có chỗ nào gợi ý viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ mới tiến hành làm các xét nghiệm và thăm dò hình ảnh chuyên khoa khác để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Nhiễm khuẩn do các loại virus, nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra: được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng sốt nóng lạnh.
- Một số bệnh lý thường gây nên tình trạng sốt nóng lạnh như các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, thương hàn, lao phổi, bệnh lupus ban đỏ, ung thư gan, não, phổi, thận hay tủy sống và tụy…
- Ngoài ra, các bệnh huyết học hay nhồi máu cơ tim cũng là nguyên nhân tác động gây nên tình trạng sốt ở người bệnh.
Dấu hiệu của sốt nóng lạnh
Nếu bạn mắc tình trạng sốt nóng lạnh thường có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược và người thường xảy ra nóng lạnh thất thường. Kèm theo đó là những triệu chứng thường gặp khác như khàn tiếng, sổ mũi, ngạt mũi và ho, đau đầu, tiêu chảy, … Tuy nó là tình trạng nhẹ thường gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời, nguyên nhân bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng khi có các dấu hiệu sau đây:
- Mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc và học tập
- Thường cảm thấy bị khó tiêu, đầy bụng và đầy hơi
- Người bệnh lúc cảm thấy nóng lúc cảm thấy lạnh, biến đổi thường xuyên
- Sốt nóng lạnh đau đầu tiêu chảy kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
- Biểu hiện sốt nhẹ kèm theo triệu chứng sợ gió, sợ nước, ngại đi tắm
- Da mặt có biểu hiện xanh xao, tím tái và không muốn làm bất cứ một việc nào
- Sốt nóng lạnh về đêm và vào sáng sớm, sẽ gợi ý một tình trạng viêm nhiễm mạn tính.
Cách điều trị sốt nóng lạnh hiệu quả
Để có thể điều trị bệnh sốt nóng lạnh cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp phù hợp cho từng người. Tuy nhiên người bệnh cần phải chữa trị các triệu chứng do sốt gây ra trước khi bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung thì cách điều trị tình trạng sốt nóng lạnh phổ biến đó là chữa các triệu chứng gây bệnh.
- Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi sốt nóng lạnh với tăng cao thân nhiệt từ 39 đến 40 độ C.
- Đối với các trường hợp người bệnh sốt nóng lạnh trên 40 độ C cần phải nhập viện cấp cứu để có biện pháp xử lý kịp thời tránh việc co giật hoặc mê sảng do thân nhiệt cao gây nên.
- Tích cực làm mát cơ thể bằng việc chườm khăn lạnh hoặc dùng túi nước đá chườm lên các vùng như trán, nách hoặc bụng.
- Sử dụng một số loại thuốc như Aspirin với liều lượng 500mg trong vòng 24h hoặc Paracetamol liều lượng dùng 500mg sau 4-6h. Đây là hai loại thuốc được dùng đối với trường hợp sốt nóng lạnh, tuy nhiên cần tuân thủ đúng quy tắc về liều lượng để tránh tác dụng phụ đến gan và thận.
Khi bị sốt nóng lạnh cần làm gì?
Người ra người bệnh khi bị sốt nóng lạnh nên thực hiện một số cách sau đây để hỗ trợ tác dụng điều trị của thuốc hạ sốt và nhanh chóng phục hồi sức khỏe:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
- Dùng các loại thức ăn dạng lỏng
- Tăng cường bổ sung vitamin từ các loại trái cây
- Chế độ ăn nhiều rau xanh để nạp chất xơ
- Thực hiện xông hơi bằng nước lá tự nhiên.
Khi bị bệnh sốt nóng lạnh không nên làm gì?
Nhiều người có thắc mắc sốt nóng lạnh có nên đắp chăn không? Câu trả lời là nên hạn chế ủ ấm người. Ngoài ra bạn cũng không nên thực hiện một số điều sau đây:
- Không nên ủ ấm cơ thể khi đang bị sốt nóng lạnh
- Hạn chế để mồ hôi thấm vào cơ thể khi sốt cao
- Tránh việc uống trà, cà phê và nước có gas khi đang bị sốt
- Bị sốt nóng lạnh không nên ăn trứng gà
- Không nên ăn nhiều mật ong, kẹo ngọt và tinh bột
- Hạn chế các thức ăn cay nóng như tỏi, ớt, tiêu.
Sốt nóng lạnh là tình trạng rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em và nếu bạn biết cách xử lý sẽ hoàn toàn an tâm về sức khỏe của mình. Tuy nhiên khi bị sốt nóng lạnh kéo dài, bạn cần theo dõi và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, đồng thời lưu ý cách dinh dưỡng hợp lý kèm theo đó là thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Nguồn tham khảo: Healthline.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!